Luận Văn Biệt thự đông dương - trang trí nội thất

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    1.TÊN ĐỀ TÀI: BIỆT THỰ ĐÔNG DƯƠNG

    2.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

    Phong cách kiến trúc Đông Dương” là tên gọi những sáng tạo của các kiến trúc sư Pháp và đã để lại cho chúng ta rất nhiều công trình đẹp.Kiến trúc này đã góp phần tôn vinh nghệ thuật kiến trúc dân tộc, mặc dù nó còn nhiều điểm chiết trung, pha trộn (vì người Pháp không sành kiến trúc cổ điển Việt Nam), nhưng nó đã khích lệ các kiến trúc sư Việt Nam, sinh viên của trường Mỹ thuật Đông Dương tiếp tục đi theo con đường nghệ thuật dân tộc.
    Kiến trúc gọi là “phong cách Đông Dương” là một loại kiến trúc mới do người Pháp ở nước ta sáng tác. Vì sao ra đời phong cách này? Trước tiên, những kiến trúc mang từ Pháp sang, sau một số năm thì bộc lộ nhiều bất cập, nhất là không phù hợp với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, gió mạnh . cũng như tập quán sinh hoạt, truyền thống thẩm mỹ và cảnh quan Việt Nam. Sau nữa là lúc đó, vào những năm 30 – 40 của thế kỷ 20, ảnh hưởng của Pháp ở Việt Nam giảm sút. Để tranh thủ được lòng dân, để thân thiện hơn với Việt Nam, một số kiến trúc sư Pháp dạy tại trường Mỹ thuật Đông Dương nghĩ cách thiết kế những công trình mang tính chất Việt Nam để lấy lại lòng tin của dân Việt. Người có công nhất trong việc sáng lập ra phong cách kiến trúc này là Ernest Hébrard, giáo sư của trường Mỹ thuật Đông Dương, một viên chức cao cấp được chính phủ Pháp đưa sang để phụ trách công việc quy hoạch và kiến trúc của ba nước Đông Dương. Ông là kiến trúc sư nổi tiếng đã có giải thưởng Prix de Rome. Ông gọi nó là “phong cách kiến trúc Đông Dương” (style indochinois). Thực chất đây là một phong cách chiết trung Âu – Á, trong đó không chỉ có chi tiết kiến trúc của ba nước Đông Dương mà có cả chi tiết kiến trúc Trung Quốc. Hébrard sử dụng “phong cách kiến trúc Đông Dương” rất sáng tạo và đã để lại những công trình rất có giá trị nghệ thuật.
    Em thực sự bị cuốn hút bởi những đường nét tinh tế trong kiến trúc Đông Dương .Một sự kết hợp, pha trộn hoàn hảo của nét kiến trúc phương Tây và phương Đông, Cổ- Kim hòa quyện .Chính lý do đó đã mang đến cho em ý tưởng để thực hiện đề tài Biệt thự mang phong cách Đông Dương.Với những đường nét cổ kính và sang trọng gợi lên trong lòng mỗi người
    về một thời kỳ lịch sử cuûa đất nước , và những dấu ấn riêng trong phong cách kiến trúc tại Việt Nam.


    CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU VÀ Ý TƯỞNG THIẾT KẾ
    1. MỤC TIU THIẾT KẾ:
    Tìm lại đường nét Việt trong thiết kế nội thất Châu Âu. Tơn vinh những nét hoa văn văn hóa Việt cổ kết hợp với lối mạnh mẽ và chi tiết của văn hóa kiến trúc Châu âu để đưa ra cái nhìn mới về kiến trúc Đông Dương
    Tạo cho con người cảm giác mới lạ với lối kiến trúc phương Tây kết hợp khéo léo với sự duyên dáng của kiến trúc Á Đông v phù hợp với khí hậu, địa hình v truyền thống của người Việt.
    Với chất liệu được sử dụng phổ biến trong xy dựng nh cửa của người Việt như: gỗ, mây, tre.v.v.v Biệt thư mang phong cách Đông Dương sẽ mang lại hơi thở mới cho kiến trúc đương đại ở Việt Nam.

    2.Ý TƯỞNG THIẾT KẾ:
    1. MỤC TIÊU THIẾT KẾ:
    Tìm lại đường nét Việt trong thiết kế nội thất Châu Âu. Tôn vinh những nét hoa văn văn hóa Việt cổ kết hợp với lối mạnh mẽ và chi tiết của văn hóa kiến trúc Châu âu để đưa ra cái nhìn mới về kiến trúc Đông Dương
    Tạo cho con người cảm giác mới lạ với lối kiến trúc phương Tây kết hợp khéo léo với sự duyên dáng của kiến trúc Á Đông và phù hợp với khí hậu, địa hình và truyền thống của người Việt.
    Với chất liệu được sử dụng phổ biến trong xây dựng nhà cửa của người Việt như: gỗ, mây, tre.v.v.v Biệt thư mang phong cách Đông Dương sẽ mang lại hơi thở mới cho kiến trúc đương đại ở Việt Nam.

    2.Ý TƯỞNG THIẾT KẾ:
    Vấn đề muốn đề cập ở đây là chất Á đông trong nội thất kiến trúc ngôi nhà của ngườiViệt Nam. Thực ra cho đến lúc này, rất khó để có thể đưa ra một không gian nội thất thuần Việt. Qua nhiều thế kỷ, sự giao lưu, gặp gỡ, hoà trộn, nội thất kiến trúc ở ta hiện nay đang ở thời kỳ đa phong cách.
    Từ nội thất của những người làm ruộng .
    Hình ảnh nội thất trong nhà ở gia đình Bắc Bộ đầu thế kỳ 20. Phụ nữ ngồi trang điểm trên sập và thầy khoá trẻ ngồi bên bàn nước
    Ngôi nhà sinh ra từ con người, cũng như con người, nó bị chi phối, định dạng, có khả năng sinh tồn, thích ứng và biến chuyển trước mọi tác động của điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội. Và cũng như con người, ngôi nhà Việt đầu tiên sinh ra từ nông thôn, chủ nhân của nó là người nông dân, những người mà cuộc sống của họ là bám vào đồng ruộng. Do vậy, không gian nội thất của những mái nhà tranh ấy đầu tiên là một không gian chứa đựng một đời sống nông nghiệp, mang tính thiết dụng, đơn sơ.
    Trước hết, những thứ quan trọng mà người nông dân phải để trong ngôi nhà của họ là công cụ lao động và nông sản. Cày, bừa, liềm hái, bồ thóc, thúng mủng, quang gánh, cối xay, chày giã gạo. Kế đến là các thứ đồ đạc phục vụ cho đời sống sinh hoạt và tâm linh. Dưới bếp có chạn bát đĩa, giá để nồi niêu, đòn treo quang gánh, rổ rá, giần sàng. Trên nhà có bàn thờ, phản, chõng đóng đơn giản bằng tre, gỗ. Người nông dân xưa chưa có khái niệm bàn ăn, họ đặt mâm xuống đất, ngoài sân, hoặc ở đầu hè, ngồi xếp bằng, hoặc trên một cái ghế nhỏ và thấp. Hoặc ngồi ăn trên phản, chõng tre khi nhà có việc.
    Rất nhiều công việc đều làm ở tư thế ngồi gần như ngồi xổm, ngồi sàng gạo, ngồi đun bếp, mổ cá, làm gà. Có lẽ do vậy, mà người dân quê Bắc bộ có đặc tính là thích ngồi xổm, thói quen ấy vẫn sống đến tận bây giờ (hiện thấy nhiều thanh niên ra Hà Nội, ngồi lên ghế đá, ở giữa công viên hoặc ngay ở bờ hồ. Có người vào WC vẫn thích ngồi xổm cả lên xí bệt!).
    Phản, chõng có nhiều chức năng, vừa để nằm, vừa để ngồi, ngồi chơi, ngồi ăn uống, tiếp khách, trẻ con học bài. Hình ảnh thường thấy có mấy đứa trẻ bò xung quanh một ông thầy đồ học chữ. Có lẽ phải rất lâu sau này cái bàn mới xuất hiện. Bàn gỗ đơn giản, với mấy cái ghế đẩu mộc mạc, đơn sơ. Từ một nếp sống như vậy, sự nghèo khổ, lại thường xuyên phải đối phó với thiên tai, mất mùa, phải chăng đã tạo ra một thói quen, một tâm lý “tích cốc phòng cơ”. Tâm lý đó tạo nên một đặc tính trong ngôi nhà người Việt, là nhiều đồ đạc (cũng giống trong ngôi nhà của người Hoa). Đặc tính đó có tính lưu truyền cho đến bây giờ.
    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...