Thạc Sĩ Biên soạn và sưu tầm một số bài tập định tính phần cơ học vật lý lớp 10 Chương trình chuẩn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: “Biên soạn và sưu tầm một số bài tập định tính phần “cơ học” vật lý lớp 10 Chương trình chuẩn
    Định dạng file word


    Phần một : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
    I. Lý do chọn đề tài
    Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, mô tả thế giới khách quan. Trong quá trình dạy học vật lý giáo viên phải dùng hệ thông bài tập để học sinh tiếp cận và vận dụng những kiến thức định luật vào giải thích hiện tượng trong đời sống. Bài tập vật lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình nhận thức của người học phát triển năng lực tư duy của người học, giúp người học ôn tập đào sâu, mở rộng kiến thức. rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo Bài tập vật lý có nhiều dạng trong đó dạng bài tập mà giúp cho người học dễ dàng nắm vững lý thuyết , định luật, định lý và liên hệ với thực tiễn nhiều nhất đó là bài tập định tính.
    Bài tập định tính là loại bài tập được đưa ra với nhiều tên gọi khác nhau : “câu hỏi thực hành, câu hỏi để lĩnh hội, bài tập logic, bài tập miệng, câu hỏi định tính, câu hỏi kiểm tra, ”. Đặc điểm của bài tập định tính là nhấn mạnh về mặt định tính của các hiện tượng đang khảo sát thông qua bài tập giúp cho học sinh rèn luyện khả năng tư duy logic, tiếp cận thực tiển, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, tạo điều kiện cho học sinh đào sâu và củng cố các kiến thức, phân tích hiện tượng, làm phát triển khả năng phán đoán, mơ ước sáng tạo, kỹ năng vận dụng những kiến thức lý thuyết để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, trong đời sống, trong kĩ thuật. Mở rộng tầm mắt kĩ thuật của học sinh. Bản chất vật lý của những hiện tượng quen thuộc tồn tại xung quanh con người sẽ được thể hiện trong những bài tập định tính.
    Phần cơ học là phần mở đầu của vật lý phổ thông nó nghiên cứu các dạng chuyển động cơ, các định luật cơ bản của chuyển động. Cơ học là môn học mở đầu quen thuộc, rất gần với thực tế nhưng không dễ dàng tiếp nhận và nghiên cứu đối với học sinh lớp 10. Chính vì vậy, Bài tập định tính sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội của học sinh trong phần học đầu tiên về vật lý.
    Tuy nhiên, bài tập định tính vẫn không được sử dụng rộng rãi trong quá trình dạy học vật lý ở phổng thông.
    Từ những điều phân tích trên và để năng cao hiệu quả dạy học ở phần này, kích thích hướng thú học tập của học sinh nhất thiết phải dùng bài tập định tính một cách khoa học vào dạy hoc nên tôi chọn đề tài :
    II. Mục đích nghiên cứu.
    Giúp giáo viên sử dụng, xây dựng lập luận để giải bài tập định một cách hợp lý, khoa học hơn trong quá trình dạy học.
    Từ bài tập định tính giúp rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết để giải thích các hiện tượng vật lí thường gặp trong tự nhiên và giải quyết các bài tập định tính nhằm đạt được mục tiêu dạy học trong phần Cơ học.
    III. Đối tượng Phạm vi nghiên cứu
    Cơ sở lý thuyết bài tập định tính.
    Nội dung kiến thức cơ bản của các chương trong phần cơ học lớp 10 và Các hiện tượng vật lý liên quan.
    Phương pháp giải bài tập định tính.
    Cách sử dụng bài tập định tính có hiệu quả
    Do giới hạn của thời gian và vài nguyên nhân khách quan nên tôi chỉ nghiên cứu cơ sở lý thuyết và bài tập của các chương trong phần cơ học vật lý 10.
    IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Nội dung kiến thức cơ bản của từng bài trong phần cơ học vật lý 10.
    Nêu bài tập định tính với các dạng (giải thích hiện tượng và dự đoán hiện tượng) trong từng bài. Giải một số bài cơ bản theo phương pháp cụ thể.
    Tìm và đặt ra một số bài tập tham khảo.
    V. Giả thuyết khoa học
    Bài tập định tính phải được sử dụng giải đúng phương pháp mới phát huy được vai trò và hiệu quả của nó.
    Nếu đề tài thành công thì nó sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các giáo viên và ngưới học môn vật lý.
    VI. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp đọc sách và tài liệu tham khảo.
    Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
    Phương pháp toán học.
    VII. Đóng góp của khoa luận
    Thông qua đề tài giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về môn cơ học, hiểu sâu hơn bản chất các hiện tượng vật lý từ đó dùng những bài tập định tính lý thú vào dạy học nhằm kích thích tinh thần học tập của học sinh đối với môn học, từ đó năng cao hiệu quả dạy học.
    Đề tài là tài liệu tham khảo lý thú cho giáo viên và học sinh trong phần cơ học.
    VIII. Dàn ý khóa luận.
    Phần một : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
    I. Lý do chọn đề tài
    II. Mục đích nghiên cứu.
    III. Đối tượng nghiên cứu
    IV. Phạm vi nghiên cứu
    V. Nhiệm vụ nghiên cứu
    I. Giả thuyết khoa học
    II. Phương pháp nghiên cứu
    III. Thời gian nghiên cứu
    IV. Đóng góp của khoa luận
    V. Dàn ý khóa luận
    Phần hai: NỘI DUNG
    I. Cơ sở lý luận về bài tập định tính trong dạy học vật lý :
    1. Khái niệm về bài tập định tính.
    2. Vai trò và tác dụng của bài tập định tính
    3. Các dạng bài tập định tính.
    3.1 Giải thích hiện tượng
    3.1 Dự đoán hiện tượng
    4. Phương pháp giải bài tập định tính
    4.1 Phương pháp Ơristic
    4.2 Phương pháp đồ thị
    4.3 Phương pháp thực nghiệm
    5.Các bước giải bài tập định tính
    5.1. Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập
    5.2. Phân tích hiện tượng
    5.3 Xây dựng lập luận và suy luận kết quả
    5.4 Kiểm tra kết quả tìm được (biện luận)
    6.Kế luận chung
    II. Giải bài tập định tính phần cơ học trong chương trình lớp 10 (cơ bản)
    1. Đặc điểm chung phần cơ học trong chương trình vật lý 10
    2. Hệ thống bài tập và phương pháp giải bài tập định tính
    2.1 Chương I: Động học
    2.1.1 Đặc điểm
    2.1.2 Lý thuyết
    2.1.3 Hệ thống và giải bài tập định tính về Động học
    2.1.3.1 Chuyển động cơ
    2.1.3.2 Chuyển động thẳng đều
    2.1.3.3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
    2.1.3.4 Sự rơi tự do
    2.1.3.5 Chuyển động tròn đều
    2.1.3.6 Tương đối của chuyển động. Công thức công vận tốc
    2.1.4 Ý nghĩa
    2.2. Chương II: Động lực học chất điểm
    2.2.1 Đặt điểm
    2.2.2 lý thuyết
    2.2.3 Hệ thống và giải bài tập định tính về Động lực học chất điểm
    2.2.3.1 Ba định luật Niu-tơn
    2.2.3.2 Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn
    2.2.3.3 Lực đàn hồi lò xo . Định luật Húc
    2.2.3.4 Lực ma sát
    2.2.3.5 Lực hướng tâm
    2.2.3.6 Chuyển động ném ngang
    2.2.4 Ý nghĩa
    2.3. Chương III: Cân bằng và chuyển động của vật rắn
    2.3.1 Đặt điểm
    2.3.2 lý thuyết
    2.3.3 Hệ thống và giải bài tập định tính về Cân bằng và chuyển động của vật rắn
    2.3.3.1 Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song
    2.3.3.2 Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực.
    2.3.3.3 Quy tắc hợp lưc song song cùng chiều.
    2.3.3.4 Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế.
    2.3.3.5 Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật răn quanh trục cố định.
    2.3.3.6Ngẫu lực.
    2.3.3 Ý nghĩa
    2.4 Chương IV: Các định luật bảo toàn
    2.4.1. Đặc điểm và lý thuyết
    2.4.2 lý thuyết
    2.4.3 Hệ thống và giải bài tập định tính về Các định luật bảo toàn.
    2.4.3.1 Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng.
    2.4.3.2 Công và Công suất.
    2.4.3.3 Động năng.
    2.4.3.4 Thế năng.
    2.4.3.5 Cơ năng.
    2.4.3 Ý nghĩa
    Phần ba: kết luận
    I. Kết luận
    II. Đề xuất
    Tài liệu tham khảo
    Phần hai: NỘI DUNG
    I. Cơ sở lý luận về bài tập định tính trong dạy học vật lý :
    1. Khái niệm về bài tập định tính.
    Bài tập định tính là những bài tập mà khi giải, học sinh không cần thực hiện các phép tính phức tạp hay chỉ sử dụng vài phép tính đơn giản có thể nhẩm được. Để giải được bài tập định tính học sinh phải thực hiện những phép suy luận lôgic trên cơ sở hiểu rõ bản chất (nội hàm) của các khái niệm, định luật vật lí và nhận biết được những biểu hiện của chúng trong các trường hợp cụ thể.
    2. Vai trò và tác dụng của bài tập định tính
    Bài tập định tính có rất nhiều ưu điểm về mặt phương pháp học. Nhờ đưa lý thuyết, các định luật, quy tắc vật lý vừa học vào đời sống xung quanh. Các bài tập định tính có tác dụng tăng khả năng hướng thú đối với môn học, tạo điều kiện phát triển óc quan sát, khả năng phân tích, tổng hợp của học sinh. Phương pháp giải những bài tập này bao gồm những suy lý logic dựa trên kiến thức vật lý mà các em đã học, những kinh nghiệm của học sinh có được trên đời sống hàng ngày, đó là phương tiện tốt nhất để phát triển tư duy cho học sinh. Việc giải bài tập định tính rèn luyện cho học sinh hiểu rõ bản chất vật lý của các hiện tượng và những quy luật của chúng, dạy cho học sinh biết áp dụng những quy luật, kiến thức đã học vào thực tiển đời sống và lao động, sản xuất. Việc giải bài tập định tính giúp học sinh chú ý phân tích nội dung vật lý của bài tập tính toán.
    3. Các dạng bài tập định tính.
    3.1 Giải thích hiện tượng
    Giải thích hiện tượng là cho biết một hiện tượng đã xảy ra, và luôn xảy ra như vậy, tức là biết hiện tượng và giải thích nguyên nhân của nó. Đối với người học, nguyên nhân đó chính là những đặc tính của những định luật vật lý. Đối với dạng bài tập này, bắt buột phải thiết lập mối quan hệ giữa một hiện
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...