Luận Văn Biên soạn phần mềm - soạn thảo nhanh một số bài tập vật lý 10 cơ bản phần nhiệt học

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Mục lục i
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 2
    3. Giả thuyết khoa học . 2
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài . 2
    5. Khách thể nghiên cứu . 2
    6. Đối tượng nghiên cứu 2
    7. Phạm vi nghiên cứu . 2
    8. Phương pháp nghiên cứu . 2
    9. Dự kiến đóng góp của đề tài 3
    10. Cấu trúc của khóa luận 3
    PHẦN NỘI DUNG . 4
    A - TỔNG QUAN VỀ VIỆC SOẠN THẢO BÀI TẬP VẬT LÝ VỚI NGÔN NGỮ LẬP
    TRÌNH VISUAL BASIC. . 4
    I. SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 4
    1. Phương pháp dạy học vật lý 4
    2. Sử dụng bài tập trong dạy học Vật lý 4
    II. PHÂN LOẠI CÁC BÀI TẬP VÀ PHÂN TÍCH NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG
    TRONG PHẦN NHIỆT HỌC ĐÃ ĐƯỢC CHỌN ĐỂ LÀM TRONG ĐỀ TÀI 6
    1. Phân loại bài tập vật lý [8] . 6
    2. Đặc điểm của phần Vật lý phân tử và nhiệt học 7
    III. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VISUAL BASIC 6.0 12
    1. Giới thiệu về Visual Basic 6.0 . 12
    2. Tìm hiểu về cơ sở của Visual Basic 6.0 13
    3. Tổng quan lập trình Visual Basic [1] 13
    4. Ngôn ngữ lập trình Visual Basic . 21
    IV. SỰ CẦN THIẾT ĐỂ KẾT HỢP NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VISUAL BASIC 6.0
    VỚI BÀI TẬP VẬT LÝ 23
    B - THỰC NGHIỆM NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VISUAL VỚI MỘT SỐ BÀI TẬP CỤ
    THỂ CỦA PHẦN NHIỆT HỌC LỚP 10 CƠ BẢN 24
    I. ÁP DỤNG KIẾN THỨC CỦA VISUAL BASIC VÀO LẬP TRÌNH MỘT SỐ BÀI
    TẬP Ở SÁCH BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CƠ BẢN PHẦN NHIỆT HỌC . 24
    1. Công việc chuẩn bị cho lập trình . 24
    2. Quá trình lập trình . 24
    II. MỘT SỐ KỸ THUẬT ĐƯỢC ÁP DỤNG . 47
    1. Kiểm tra dữ liệu nhập trước khi tính . 47
    2. Chữ chạy trên nền màn hình . 48
    3. Cập nhật nội dung trong List của Combo Box cho phù hợp với từng chương . 48
    4. Chèn một Command khác vào bài tập cụ thể 49
    5. Đặt thuộc tính ẩn, hiện cho một đối tượng nào đó 49
    6. Chặn không cho phép người dùng nhập liệu vào các ô Text cố định 49
    7. Các phím nóng . 50
    PHẦN KẾT LUẬN CHUNG 51
    1. Kết luận . 51
    2. Những kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu . 52
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 53
    Trang 1
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Từ thập niên 90, công nghệ thông tin đa phương tiện đã ra đời và phát triển mạnh mẽ.
    Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thời đại khoa học, trong đó công nghệ thông tin đã
    ảnh hưởng sâu rộng trong mọi mặt của đời sống xã hội. Chính do sự phát triển rất nhanh của
    nhiều ngành khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin, máy tính đã trở thành
    một yêu cầu cấp thiết đối với hệ thống giáo dục và đào tạo. Vì vậy, để có thể hoà kịp với
    bước tiến của thời đại và sự phát triển của nước nhà, thì chúng ta phải tích cực học tập nâng
    cao trình độ tri thức về chuyên môn, lẫn kỹ năng sử dụng máy tính một cách thành thạo.
    Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ vận dụng được một số phần mềm của máy tính để tạo ra một số
    sản phẩm phù hợp với nhu cầu của công việc, phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu sau
    này.
    Hiện nay, nhà nước rất quan tâm đến việc đầu tư cho giáo dục. Vì vậy, đã đưa ra
    chính sách “chống tiêu cực trong thi cử” Điều đó dẫn đến việc đánh giá kết quả học tập
    của học sinh dựa trên phương án hiểu bài là chính, nên việc thi cử cũng có một số đổi mới,
    ở đây phương pháp trắc nghiệm khách quan được đánh giá khá cao. Nhưng để thực hiện tốt
    điều này đòi hỏi người giáo viên phải tốn rất nhiều công sức để hoàn thành hệ thống câu
    hỏi, đôi khi kết quả thu được cũng không đạt theo yêu cầu đề ra. Do đó, nhiệm vụ của người
    giáo viên là, cần phải nâng cao kiến thức về mọi mặt trên nhiều phương diện, đào sâu, sinh
    động hoá những kiến thức cơ bản và vận dụng kiến thức một cách hợp lý, góp phần làm
    tăng khả năng tiếp thu tri thức của học sinh, trong đó việc sử dụng máy tính trong học tập và
    giảng dạy của người giáo viên là hết sức cần thiết.
    Như vậy, vấn đề quan trọng và cấp thiết nhất cho người giáo viên bây giờ là phải có
    một loạt những bài tập, những câu hỏi thật sinh động và thú vị để phục vụ cho công tác
    giảng dạy được tốt hơn, tạo được hứng thú học tập tích cực cho học sinh, theo đúng yêu cầu
    của thực tiễn Giáo Dục ngày nay.
    Qua thời gian học tập tại trường Đại Học An Giang, tôi đã tiếp thu được rất nhiều kiến
    thức chuyên môn, cũng như kiến thức xã hội nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy của
    mình sau này. Về thực tiễn giáo dục ngày nay, tôi đã được đi kiến tập và thực tập ở trường
    phổ thông tôi nhận thấy, việc giảng dạy kiến thức chuyên môn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt
    là việc chuẩn bị một loạt các dạng bài tập có chất lượng phục vụ cho công tác dạy, mà thời
    gian giành cho việc soạn thảo các bài tập như thế là rất nhiều và không ít những khó khăn.
    Theo tôi để đáp ứng và khắc phục những khó khăn đó, thì cần phải có một sự hỗ trợ nào đó
    về kiến thức chuyên ngành tin học.
    Thật vậy,về lĩnh vực kiến thức tin học mà tôi đã được học, tôi nhận thấy phần mềm
    Visual Basic là một phần mềm lập trình có nhiều tiện ích và ứng dụng cao trong công tác
    giảng dạy, đặc biệt là trong việc soạn, giải các bài tập một cách có hệ thống và hiệu quả.
    Visual Basic có thể giải quyết được các vấn đề: Soạn thảo nhanh, nhiều các bài tập trên cơ
    sở chính xác cao với đủ các dạng bài tập định lượng, bài tập trắc nghiệm khác nhau. Nó rất
    tiện ích cho giáo viên cả học sinh. Kỹ thuật và ngôn ngữ lập trình của Visual Basic khá đơn
    giản giúp giáo viên dễ dàng tiếp cận và sử dụng có hiệu quả. Với những lý do trên, tôi quyết
    định chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của tôi là: “Biên soạn phần mềm - soạn thảo
    nhanh một số bài tập Vật lý 10 cơ bản phần Nhiệt học” để hỗ trợ, phục vụ tốt cho công
    tác giảng dạy của giáo viên, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Vật lý ở các trường phổ
    thông.
    Trang 2
    2. Mục đích nghiên cứu
    Sử dụng ngôn ngữ lập trình Visual Basic để lập trình phần mềm “Soạn thảo nhanh các
    dạng bài tập Vật Lý 10 cơ bản phần Nhiệt học”.
    3. Giả thuyết khoa học
    Biên soạn phần mềm - soạn thảo nhanh một số bài tập Vật lý 10 cơ bản phần Nhiệt
    học có thể hỗ trợ các giáo viên Vật lý giảm thời gian soạn thảo bài tập và gia tăng hiệu quả
    giảng dạy.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
    Nghiên cứu đề tài này nhằm thực hiện một số nhiệm vụ sau:
    - Nghiên cứu nội dung và phương pháp giải một số bài tập tiêu biểu của Sách giáo
    khoa và sách bài tập Vật lý 10 cơ bản phần Nhiệt học.
    - Tiến hành giải các dạng bài tập và xây dựng các thuật toán hỗ trợ lập trình.
    - Tìm hiểu nội dung của ngôn ngữ lập trình và các ứng dụng của Visual Basic.
    - Biên soạn cụ thể từng bài tập, kết nối tất cả các dạng lập trình thành một tổng thể để
    tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh.
    - Đánh giá kết quả thu được sau nghiên cứu.
    5. Khách thể nghiên cứu
    - Một số dạng bài tập tiêu biểu của sách giáo khoa và sách bài tập vật lý 10 cơ bản
    phần Nhiệt học.
    - Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình của Visual Basic.
    6. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu biên soạn phần mềm soạn thảo nhanh bài tập vật lý 10 cơ bản phần Nhiệt
    học bằng ngôn ngữ lập trình Visual Basic.
    7. Phạm vi nghiên cứu
    - Nội dung và phương giải bài tập vật lý 10 cơ bản phần Nhiệt học.
    - Lập trình bằng ngôn ngữ Visual Basic.
    8. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
    + Nghiên cứu ngôn ngữ lập trình bằng ngôn ngữ Visual Basic.
    + Nghiên cứu các ứng dụng của phần mềm ngôn ngữ lập trình Visual Basic.
    + Nghiên cứu các phần mềm tương tự đang lưu hành.
    - Phương pháp đọc sách và tham khảo tài liệu.
    - Phương pháp phân tích và tổng hợp các bài tập có liên quan.
    - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn giáo dục phổ thông.
    - Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn.
    Trang 3
    9. Dự kiến đóng góp của đề tài
    Đề tài: “Biên soạn phần mềm - soạn thảo nhanh một số bài tập Vật lý 10 cơ bản
    phần Nhiệt học” được nghiên cứu thành công thì nó góp phần:
    - Thể hiện được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học,
    và có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình Visual Basic.
    - Làm công cụ hỗ trợ cho giáo viên THPT trong việc giảng dạy phân môn Vật Lý.
    - Làm tư liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên sau này.
    10. Cấu trúc của khóa luận
    - Phần mở đầu: Sơ lược về đề tài nghiên cứu.
    - Phần nội dung
    A - Tổng quan về việc soạn thảo bài tập Vật lý với ngôn ngữ lập trình Visual
    Basic
    I. Tác dụng của bài tập vật lý đối với học sinh THPT và sự cần thiết của
    việc soạn bài tập Vật lý cho giáo viên.
    II. Phân loại các bài tập và phân tích nội dung các chương trong phần
    Nhiệt học đã chọn để làm đề tài.
    III. Cơ sở lý thuyết về ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0.
    IV. Sự cần thiết để kết hợp ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0 với các bài
    tập Vật lý.
    B - Thực nghiệm ngôn ngữ lập trình Visual Basic với một số bài tập
    I. Áp dụng kiến thức của ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0 vào lập trình
    một số bài tập ở sách Bài tập vật lý 10 cơ bản phần Nhiệt học.
    II. Một số kỹ thuật được áp dụng.
    - Phần Kết luận chung
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...