Thạc Sĩ Biên soạn địa lý huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên phục vụ dạy học Địa lý địa phương lớp 9 trên địa bà

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    Địa lý địa phương (ĐLĐP) là một bộ phận của địa lý đất nước, bao gồm địa lý các cấp tỉnh, thành phố, huyện, thị xã hoặc một địa khu cụ thể. Việc nghiên cứu ĐLĐP giúp ta tìm hiểu và đánh giá tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và xã hội của mỗi địa phương. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của con người đối với quê hương mình đồng thời chuẩn bị cho thế hệ trẻ hành trang trên đường lập nghiệp trong tương lai. Với vai trò to lớn đó, ĐLĐP ngày càng được coi trọng trong chương trình và sách giáo khoa (CT&SGK) Địa lý trong trường phổ thông.

    Trước đây, việc dạy học ĐLĐP trong trường phổ thông tỉnh Thái Nguyên chưa được coi trọng đúng mức; hiện nay đã được chú ý nhiều hơn, nhất là từ khi CT&SGK mới dành 4 tiết với ĐL 9 và 2 tiết với ĐL 12 dành cho địa lí cấp tỉnh, thành phố. Việc biên soạn và xuất bản tập tài liệu “Địa lý tỉnh Thái Nguyên” của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thái Nguyên và “Địa lý tỉnh Thái Nguyên” của các nhà giáo Trịnh Trúc Lâm (chủ biên), Nguyễn Quận [16] là bước khởi đầu quan trọng cho nghiên cứu địa lí tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, so với yêu cầu về đổi mới CT&SGK cũng như đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), tập tài liệu này
    cũng còn nhiều hạn chế, bất cập trước những thay đổi của công cuộc đổi mới và hội nhập.
    Mặt khác, thực tế dạy học ĐLĐP ở một số huyện của tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là ở khu vực vùng sâu vùng xa còn rất hạn chế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên; đó là thiếu tài liệu với tư cách như là một cuốn sách giáo khoa cần thiết về ĐLĐP, thiếu thiết bị và đồ dùng dạy học, trình độ dân trí nói chung còn thấp và năng lực nhận thức của học sinh nhiều hạn chế. Đại bộ phận học sinh ở các huyện đều thuộc vùng dân tộc thiểu số và khu vực đặc biệt khó khăn (ĐBKK); cơ sở vật chất còn thiếu thốn, quỹ thời gian dành cho lao động nhiều hơn là dành cho việc học hành; đời sống nông thôn nghèo nàn không đủ điều kiện đầu tư cho con em

    theo học. Do đó việc nhận thức về ĐLĐP với các em cũng xa lạ và trừu tượng không kém gì kiến thức địa lý về đất nước và thế giới. Việc liên hệ thực tiễn gần gũi như trong địa bàn huyện, xã, thị trấn quê hương trong quá trình nhận thức cũng gặp không ít khó khăn.

    Trên thực tế, hầu hết học sinh sống ở nông thôn, rất ít, thậm chí không có đủ điều kiện về tỉnh, đến thành phố và cả địa bàn các huyện khác để nghiên cứu, tìm hiểu, những nội dung theo yêu cầu của CT&SGK. Mặt khác khi dạy về ĐLĐP, phần lớn GV và HS đều thiếu tài liệu về ĐLĐP; họ mong muốn có một cuốn SGK tham khảo (nhất là tài liệu ĐLĐP cấp huyện).Vì vậy, trong giờ học trở nên phiến diện, chiếu lệ, khiên cưỡng; học sinh không có hứng thú học tập, hiệu quả giờ học không cao.
    Bên cạnh đó, với đặc thù của bộ môn Địa lý là phải có bản đồ song các phương tiện, thiết bị dạy học phục vụ cho dạy học ĐLĐP hầu như không đầy đủ, đặc biệt là bản đồ giáo khoa, mô hình địa lý. Đây là một trong những trở ngại rất lớn để thực hiện việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực.

    Thực trạng trên đòi hỏi sự cần thiết phải nghiên cứu, biên soạn tài liệu ĐLĐP cấp huyện (cụ thể là huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên) nhằm cung cấp kiến thức ĐLĐP, làm phong phú nội dung bài giảng của giáo viên, đặc biệt nhằm nâng cao hiệu quả giờ học cũng như chất lượng giáo dục nói chung. Trên cơ sở đó sẽ tạo cho HS có hứng thú học tập, làm tăng tình yêu quê hương đất nước; chuẩn bị cho họ năng lực lập thân lập nghiệp cũng như góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững
    cho quê hương và cho đất nước.

    Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:

    Biên soạn địa lý huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên phục vụ dạy học Địa lý địa phương lớp 9 trên địa bàn huyện”.
    Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Sau đại học, Khoa Địa lý trường ĐHSP Thái Nguyên, các cơ quan ban ngành của huyện Định Hóa đã giúp đỡ trong việc triển khai đề tài. Chúng tôi bày tỏ lòng chân thành cám ơn TS Vũ Như Vân, người hướng dẫn khoa học của luận văn này.



    MỤC LỤC

    Nội dung Trang


    Lời cam đoan 1

    Mục lục 2

    Danh mục các bảng số liệu 4

    Danh mục các hình 5

    Danh mục chữ viết tắt 6

    MỞ ĐẦU 7

    1. Lý do chọn đề tài 7

    2. Mục đích nghiên cứu đề tài 9

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 9

    4. Giới hạn nghiên cứu đề tài 9

    5. Phương pháp nghiên cứu 10

    6. Khái quát tình hình nghiên cứu đề tài 11

    7. Một số điểm mới và đóng góp của đề tài 14

    8. Cấu trúc luận văn 14

    NỘI DUNG 15

    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 15


    1.1. Cơ sở lý luận 15

    1.1.1. Quan điểm về dạy học ĐLĐP theo hướng tích cực 15

    1.1.2. Tính đổi mới phương pháp dạy học ĐLĐP 23

    1.2. Cơ sở thực tiễn 29

    1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Định Hoá 29

    1.2.2. Sự phân hoá về trình độ phát triển theo xã 34

    1.2.3. Thực trạng dạy học ĐLĐP ở huyện Định Hoá 36

    Chương 2: Biên soạn Địa lý huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên 40

    2.1. Một số nội dung và nguyên tắc chủ đạo 40

    2.1.1. Vùng An toàn khu (ATK) Định Hoá 40

    2.1.2. Tăng trưởng kinh tế 42

    2.1.3. Đảm bảo nguyên tắc chung và vận dụng trong điều kiện cụ thể 50

    2.2. Nội dung tài liệu ĐLĐP huyện Định Hoá (dành cho GV) 53

    2.2.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ 54

    2.2.2. Điều kiện tự nhiên 55

    2.2.3. Đặc điểm dân cư - xã hội 65

    2.2.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 68

    2.3. Nội dung tài liệu ĐLĐP huyện định hoá (dành cho HS) 79

    2.3.1. Quan điểm cơ bản 79

    2.3.2. Địa lý huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên 80

    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 87

    3.1. Điều tra cơ bản 87

    3.2. Thiết kế bài giảng Địa lý huyện Định Hoá 89

    3.2.1. Cơ sở thiết kế bài giảng 89

    3.2.2. Giáo án hướng dẫn giảng dạy 90

    3.2.3. Thiết kế giáo án điện tử 99

    3.3. Thực nghiệm 102

    3.3.1. Mục đích, tiến trình thực nghiệm 102

    3.3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm 102

    3.3.3. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm 102

    3.3.4. Tổ chức thực nghiệm 103

    3.4. Nhận xét kết quả thực nghiệm 105

    KẾT LUẬN 107

    Tài liệu tham khảo 109

    Phụ lục 111
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...