Đồ Án Biên soạn bộ bài tập ứng dụng cho môn học ơ sở truyền động điện bậc cao đẳng

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BIÊN SOẠN BỘ BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHO MÔN HỌC CƠ SỞ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN BẬC CAO ĐẲNG

    DẪN NHẬP
    I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
    Trong văn kiện đại hội có đoạn :
    " Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài. Đào tạo những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỷ năng về nghề nghiệp và giàu lòng yêu nước".
    Trước những yêu cầu trên ta thấy rằng vai trò của giáo dục là hết sức quan trọng đặc biệt là chiến lược về con người. Cho nên, phát triển giáo dục thì trước hết là chú trọng đến chất lượng đào tạo, kế hoạch đào tạo và nội dung đào tạo.
    Đi đôi với việc cải cách giáo dục và cải tiến giáo dục hiện đại là vấn đề cấp bách được đặt ra cho ngành giáo dục nói chung và từng trường nói riêng, nhất là các trường sư phạm, thông qua việc cải tiến, mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp giảng dạy và cả biên soạn tài liệu giảng dạy.

    Hơn nữa công viêc biên soạn tài liệu tốt phù hợp, hiện đại hóa nội dung giúp người học có thời gian nghiên cứu, thực tập rèn luyện kỷ năng, kỷ xảo với 1 tinh thần tự giác cao.

    Khi đào tạo ở mức cao đẳng trở lên thì việc học trở thành công việc tự giác. Người dạy chỉ có trách nhiệm truyền đạt những tri thức, kiến thức, kinh nghiệm và chủ yếu là phần lý thuyết. Do đó người nghiên cứu muốn biên soạn ra một bộ bài tập, thông qua đó giúp người học củng cố phần lý thuyết từ đó có thể vận dụng lý thuyết vào trong thực tế, hình thành kỷ năng, kỷ xảo, tư duy logic, và đặc biết là đạt kết quả cao trong các kỳ thi và kiểm tra. Muốn được như vậy, bộ bài tập phải đa dạng, phong phú, theo sát chương trình môn học, bài tập phải đi từ dễ đến khó.






    II/ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI THEO YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI :
    Biên soạn bộ bài tập cho bộ môn : Cơ Sở Truyền Động Điện Bậc Cao Đẳng.
    Hy vọng tài liệu này giúp cho người học nâng cao kiến thức của mình và qua đó hiểu rõ hơn phần lý thuyết đã học.


    III/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
     Nhằm giúp cho người học củng cố kiến thức lý thuyết thông qua các bài tập.
     Đánh giá được kết quả học tập của người học.
     Tạo nên được sự say mê hứng thú, tìm tòi và sáng tạo cho người học.
     Làm tài liệu cho sinh viên trong năm hoặc chuyên ngành tham khảo.
     Thông qua các bài tập mà người học có thể vận dụng nó vào trong thực tiễn.
     Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

    IV/ THỂ THỨC NGHIÊN CỨU :
    ã Dàn ý nghiên cứu :
    @ Chương I : Dẫn Nhập.
    I/ Đặt vấn đề.
    II/ Giới hạn đề tài.
    III/ mục đích nghiên cứu.
    IV/Thể thức nghiên cứu.
    @ Chương II : Cơ Sở Lý Luận.
    I/ Yêu cầu của tài liệu ( Bộ bài tập)
    II/ Chức năng của tài liệu.
    III/ Các NTDH vận dụng vào đề tài.
    IV/ Các nguyên lý dạy học.
    V/ Làm bài tập củng cố lý thuyết cho người học.
    @ Chương III : Nội Dung.
    Phần I : Cơ Sở Lý Thuyết.
    Phần II : Bộ Bài Tập Cơ Sở Truyền Động Điện (có lời giải và đáp số).
    I/ Bộ bài tập cho chương I : Cơ sở học trong TĐĐ.
    II/ Bộ bài tập chương II : Đặc tính cơ
    III/ Bộ bài tập chương III : Điều chỉnh tốc độ động cơ.
    IV/ Bộ bài tập chương IV : Cọn công suất động cơ.
    V/ Bộ bài tập chương V : Quá trình quá độ.
    @ Chương IV : Kết Luận - Đề Nghị.

    ã Phương pháp nghiên cứu :
    1/ Tài liệu tham khảo :
     Tài liệu sư phạm :
    ã Phương pháp giảng dạy -
    ã Tâm lý học -
    ã Giáo dục học -
     Tài liệu chuyên môn :
    Cơ Sở Truyền Động Điện - Nguyễn Lê Trung
    Truyền động Điện -
    2/ Phương pháp trao đổi kinh nghiệm :
    Trao đổi với các thầy cô và các bạn sinh viên. Tuy nhiên trong quá trình thì người biên soạn chủ yếu sử dụng phương pháp tham khảo tài liệu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...