Luận Văn Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới theo nghị quyết đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam (1986) đến nay, chúng ta đã giành được những thành tựu hết sức quan trọng cả về kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội và ngoại giao. Nền kinh tế nước ta có những chuyển biến mạnh mẽ: tình trạng sản xuất đình đốn, rối ren trong lưu thông đã đựoc khắc phục, đa số các doanh nghiệp lam ăn có lãi. Cơ cấu các ngành kinh tế được chuyển đổi phù hợp với cơ chế mới. đời sống nhân dân được nâng cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao. Lạm phát được đẩy lùi từ mức lạm phát “phi mã” 774,7% năm 1986 đến nay chỉ còn ở mức một con số. Như vậy, công cuộc đổi mới đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng.
    Những thành tựu đã đạt được ở trên có sự đóng góp hết sức quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thực trạng đường lối đổi mới của Đảng, hệ thống ngân hàng Việt Nam bước đầu xây dựng được một hệ thống cơ chế điều hành thích hợp với cơ chế mới, toàn ngành đã góp phần đẩy lùi lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền và thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hệ thống ngân hàng Việt Nam còn bộc lộ nhiều yếu kém, tồn tại cần tập trung giải quyết. Trong đó, tồn tại lớn nhất mà ngành ngân hàng đang dồn toàn tâm toàn lực để giải quyết đó là vấn đề nợ quá hạn. Hiện nay, nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại đang chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ tín dụng. Tính đến cuối năm 2000, tỷ lệ nợ quá hạn của toàn hệ thống ngân hàng là 9,4%. Trong khi đó, việc xử lý nợ quá hạn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc không xử lý dứt điểm đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh, an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế.
    Xuất phát từ thực trạng trên, để hệ thống ngân hàng tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, vấn đề tiếp tục đổi mới hoạt động của ngành ngân hàng Việt nam hiện nay đã trơ thành một yêu cầu cấp bách.
    Nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại của từng ngân hàng thương mại, do đó việc đổi mới hoạt động ngân hàng được xác định phải thực hiên toàn diện và sâu sắc, nhưng trước hết phải tập trung nâng cao được chất lượng tín dụng, đặc biệt là phải tập trung giải quyết, giảm thấp tình trạng nợ quá hạn của các ngan hàng thương mại.Đây là một trong những vấn đề bức xúc, gay cấn phức tạp nhất và không thể giải quyết được ngay lập tức, do đó đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải xây dựng được một hệ thống chính sách, giải pháp đồng bộ và có hiệu quả. Bên cạnh đó, do vấn đè nợ quá hạn không chỉ ảnh hưởng tới các ngân hàng thương mại mà còn ảnh hưởng tới sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế, cho nên cũng cần có sự chỉ đạo của Chính phử và sự phối hợp của các cơ quan ban ngành có liên quan.
    Với mong muốn đóng góp phần vào giải quyết vấn đề nan giải trên, qua quá trình học tập tại trường đại học Kinh tế quốc dân, qua thời gian thực tập tại Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp, cùng với việc tham khảo các sách báo, tạp chí chuyên ngành và được sự hướng dãn tạn tình của tiến sĩ Đàm Văn Huệ- giảng viên khoa Ngân hàng-Tài chính, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp”. Kết cấu của chuyên đề này bao gồm ba chương:
    Chương I: Hoạt động của ngân hàng thương mại và nợ quá hạn ở các ngân hàng thương mại.
    Chương II: Thực trạng nợ quá hạn ở Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp.
    Chương III: Giải pháp và kiến nghị.

    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I
    HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NỢ QUÁ HẠN Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    I. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    1. Lịch sử hình thành và phát triển
    2. Khái niệm và phân loại
    3. Chức năng của ngân hàng thương mại
    4. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
    II. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
    1. Khái niệm và phân loại tín dụng ngân hàng
    2. Vai trò của tín dụng ngân hàng
    III. NỢ QUÁ HẠN
    1. Khái niệm
    2. Phân loại
    3. Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn
    4. Ảnh hưởng của nợ qúa hạn
    5. Xử lý nợ quá hạn

    CHƯƠNG II
    THỰC TRẠNG NỢ QUÁ HẠN Ở SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
    I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
    1. Sự ra đời của Sở giao dịch
    2. Chức năng của Sở giao dịch
    3. Chức năng của các phòng ban
    4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch
    II. THỰC TRẠNG NỢ QUÁ HẠN Ở SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
    1. Hoạt động cho vay của Sở giao dịch
    2. Tình hình nợ quá hạn ở Sở giao dịch
    III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN Ở SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
    1. Những mặt làm được trong công tác xử lý nợ quá hạn ở sở giao dịch
    2. Những mặt còn tồn tại trong công tác xử lý nợ qúa hạn ở Sở giao dịch
    3. Nguyên nhân

    CHƯƠNG III
    GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
    I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ KINH DOANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN CỦA SỞ GIAO DỊCH
    1. Mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh
    2. Định hướng xử lý nợ qúa hạn của Sở giao dịch
    II. GIẢI PHÁP XỦ LÝ NỢ QUÁ HẠN
    1. Tổ chức phân tích nợ qúa hạn theo định kỳ
    2. Thành lập và duy trì hoạt động của tổ thu nợ
    3. Thực hiện các biện pháp đôn đốc, thu hôi thích hợp với từng khoản vay
    4. Thực hiện các biện pháp xử lý nợ thích hợp
    5. Xử lý, khai thác các tài sản đảm bảo nợ vay
    6. Xử lý bằng quỹ dự phòng bù đắp rủi ro
    7. Xử lý những khoản nợ tồn đọng theo đề án cơ cấu lại nợ các ngân hàng
    III. KIẾN NGHỊ
    1. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    2. Kiến nghị đối với Chính phủ

    KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...