Thạc Sĩ Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    1. Tính cấp thiết của đề tài.


    Nhân loại đang bước vào thế kỷ thứ XXI với xu hướng hội nhập quốc tế, đang mở ra không ít những triển vọng phát triển GD cho các quốc gia và cho các nhà trường CĐ, ĐH. Đồng thời, cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với việc giữ gìn, phát triển VH nói chung và VHNT nói riêng.
    Nghiên cứu về văn hoá nhà trường cũng chính là nghiên cứu một hệ thống giá trị và chuẩn mực giá trị đặc thù, được con người tích luỹ trong quá trình tích hợp các hoạt động sáng tạo VH, GD và khoa học.
    Hệ giá trị văn hoá nhà trường được biểu hiện thông qua vốn di sản VH và các quan hệ ứng xử VH giữa những người trong một môi trường GD, có tác động chi phối nhiều chiều đến mọi hoạt động và đời sống tâm lý của chính những con người sống trong môi trường đó: ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của quá trình GD trong nhà trường theo hướng phát triển con người toàn diện; ảnh hưởng rõ rệt cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động của mỗi thành viên trong nhà trường, do đó có thể nâng cao hoặc cản trở động cơ, kết quả dạy - học của GV và HS
    Văn hoá nhà trường (VHNT) thể hiện ở mọi góc độ nhà trường, bao gồm từ phong cách ngôn ngữ của GV và HS, cách bài trí lớp học như thế nào cũng như thái độ quan tâm của họ đối với những nội dung chương trình và phương pháp GD, đến những định hướng giá trị nhân cách của HS (và cả của GV) trước những thay đổi của cuộc sống XH hiện đại. Nói chung, VHNT lành mạnh sẽ giảm bớt được xung đột và tăng tính ổn định. Đúng như Donahoe (1997) chỉ ra rằng: “Nếu văn hoá thay đổi thì mọi thứ sẽ thay đổi”.
    Thế nhưng, vấn đề VHNT và tìm kiếm các biện pháp quản lý sự hình thành và phát triển VHNT hiện nay vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù muốn hay không muốn, những yếu tố tiêu cực từ môi trường văn hoá nhà trường tự phát đang hàng ngày, hàng giờ tác động rất sâu sắc đến quá trình giáo dục - đào tạo trong các nhà trường, đến giới HSSV - thế hệ tương

    lai của đất nước. Vậy các nhà QLGD cần phải làm gì để xây dựng và phát triển một môi trường VHNT lành mạnh, tích cực?
    Trường CĐCN Nam Định thuộc Bộ Công Nghiệp (nay thuộc Bộ Công Thương) được thành lập từ năm 1956, là một cơ sở đào tạo có uy tín của ngành GD chuyên nghiệp trong cả nước, là địa chỉ đáng tin cậy của các doanh nghiệp, là điểm hẹn của nhiều thế hệ HSSV. Nhiều năm qua nhà trường luôn ý thức và phấn đấu không ngừng cho một mục tiêu chất lượng đào tạo, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực có đủ phẩm chất chính trị, có chuyên môn vững vàng, có khả năng hội nhập vào thị trường lao động công nghiệp. Tuy nhiên, trước tình hình mới, trước yêu cầu đổi mới GD dạy học, Trường CĐCN Nam Định đang từng bước phấn đấu phát triển. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng một môi trường XH lành mạnh, tạo thương hiệu nhà trường. Đó chính là VHNT.
    Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định”.
    2. Mục đích nghiên cứu.

    Đề xuất một hệ thống biện pháp xây dựng VHNT mang tính khả thi, phù hợp với thực tế quản lý đào tạo ở Trường CĐCN Nam Định, qua đó góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà trường và chất lượng GD toàn diện nhân cách người học trong điều kiện phát triển của nhà trường hiện nay (2008
    - 2020).

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.

    3.1 Khách thể nghiên cứu:

    Công tác xây dựng VHNT ở Trường CĐCN Nam Định.

    3.2. Đối tượng nghiên cứu:

    Biện pháp xây dựng VHNT ở Trường CĐCN Nam Định trong điều kiện phát triển của nhà trường hiện nay (2008 - 2020).
    3.3. Khách thể điều tra:

    - Cán bộ quản lý Phòng, Khoa.

    - Giáo viên.

    - Sinh viên nhà trường.

    4. Giả thuyết khoa học.

    Nếu các biện pháp xây dựng VHNT được nghiên cứu và đề xuất trên cơ sở phù hợp với lý luận khoa học QLGD về VHNT, phù hợp với các điều kiện thực tế của Trường CĐCN Nam Định, khi được áp dụng sẽ góp phần xây dựng một môi trường công tác tích cực cho CBGV và SV, góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của Trường CĐCN Nam Định trong giai đoạn phát triển hiện nay.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu.

    5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.

    5.2. Nghiên cứu thực trạng môi trường văn hoá và thực trạng công tác xây

    dựng VHNT ở Trường CĐCN Nam Định.

    5.3. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp xây dựng VHNT ở Trường CĐCN

    Nam Định.

    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.

    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những biện pháp xây dựng VHNT của Hiệu trưởng Trường CĐCN Nam Định trong điều kiện phát triển của nhà trường hiện nay (2008 - 2020).
    7. Phương pháp nghiên cứu.

    7.1. Phương pháp luận:

    Tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ các góc độ: tiếp cận giá trị, tiếp cận hoạt động - nhân cách, tiếp cận hệ thống và trên cơ sở của những chủ trương chính sách phát triển văn hoá GD của Đảng và Nhà nước và thực tế hoạt động quản lý đào tạo của nhà trường Trường CĐCN Nam Định hiện nay.
    7.2. Các nhóm phương pháp nghiên cứu cơ bản:

    a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc, phân tích, hệ thống hoá,

    khái quát hoá các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

    - Điều tra bằng phiếu hỏi.

    - Phỏng vấn.

    - Quan sát.

    - Xin ý kiến chuyên gia.

    - Tổng kết kinh nghiệm.

    c. Phương pháp xử lý số liệu: Biểu đồ, bảng số thống kê

    8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.

    - Về lý luận: Nghiên cứu để làm sáng tỏ cơ sở lý luận về công tác xây dựng VHNT của Hiệu trưởng các trường CĐ, ĐH.
    - Về thực tiễn: Những biện pháp do tác giả đề xuất có giá trị thực tiễn làm cơ sở khoa học cho các nhà quản lý và BGH đặc biệt là Hiệu trưởng ở Trường CĐCN Nam Định và của các trường CĐ có điều kiện tương tự.
    9. Cấu trúc luận văn.

    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 Chương:
    Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề xây dựng văn hoá nhà trường.

    Chương 2. Thực trạng công tác xây dựng văn hoá nhà trường ở Trường

    Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định.

    Chương 3. Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở Trường Cao

    Đẳng Công Nghiệp Nam Định.


    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU

    Trang


    1. Tính cấp thiết của đề tài. 5
    2. Mục đích nghiên cứu. 6
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 6
    4. Giả thuyết khoa học. 7
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 7
    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 7
    7. Phương pháp nghiên cứu. 8
    8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. 8
    9. Cấu trúc luận văn. 8
    PHẦN NỘI DUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRưỜNG. 9
    1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. 9
    1.2. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường. 10
    1.2.1. Quản lý và các chức năng quản lý. 10
    1.2.2. Quản lý giáo dục. 13
    1.2.3. Quản lý nhà trường. 16
    1.2.4. Vai trò của Hiệu trưởng trong quản lý nhà trường. 19
    1.3. Văn hóa và Văn hóa tổ chức. 22
    1.3.1. Văn hoá. 22
    1.3.2. Văn hóa tổ chức. 24
    1.4. Văn hóa nhà trường. 27
    1.4.1. Khái niệm “Văn hóa nhà trường”. 27
    1.4.2. Xây dựng văn hóa nhà trường. 34
    Tiểu kết chương 1. 40
    CHưƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRưỜNG Ở 41
    TRưỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP NAM ĐỊNH.

    2.1. Khái quát lịch sử phát triển của Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định. 41
    2.2. Thực trạng môi trường văn hóa ở Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định. 47
    2.2.1. Mức độ biểu hiện của các hành vi văn hoá vi phạm chuẩn mực và nội quy nhà 47
    trường (ở người học).
    2.2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên về vai trò của xây dựng văn 50
    hóa nhà trường.
    2.2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý về tác động của công tác xây dựng văn hoá nhà 51
    trường.
    2.2.4. Nhận thức của giáo viên về các mối quan hệ giữa các thành viên nhà trường trong 55 công tác xây dựng văn hoá nhà trường.
    2.2.5. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về nội dung xây dựng văn hoá nhà 59
    trường.
    2.2.6. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên về các nội dung giáo dục văn 62
    hóa nhà trường.
    2.2.7. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên về các con đường 63 giáo dục văn hóa nhà trường.
    2.3. Nhận xét chung về thực trạng công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường 64
    Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định.
    2.3.1. Hoạt động của Hiệu trưởng trong việc xây dựng văn hóa nhà trường. 64

    2.3.2. Phân tích các nguyên nhân của thực trạng công tác xây dựng văn hóa nhà trường 66
    ở Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định.
    Tiểu kết chương 2. 68
    CHưƠNG 3. BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRưỜNG Ở TRưỜNG CAO 69
    ĐẲNG CÔNG NGHIỆP NAM ĐỊNH.
    3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường 69
    Cao Đẳng Công nghiệp Nam Định
    3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo xây dựng và phát triển phải đi đôi với xoá bỏ, ngăn chặn các 70 tiêu cực ảnh hưởng đến nhà trường.
    3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo phát huy vai trò chủ thể của giáo viên và sinh viên. 70
    3.2. Các biện pháp xây dựng văn hoá ở Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam 71
    Định.
    3.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cán bộ, công nhân viên, đội ngũ giáo viên và 71 toàn thể học sinh sinh viên về công tác xây dựng văn hóa nhà trường.
    3.2.2. Xây dựng các kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, nội dung và chương trình xây dựng 72
    văn hóa nhà trường.
    động xây dựng văn hóa nhà trường trong học sinh sinh viên.
    3.2.6. Xây dựng môi trường cảnh quan văn hóa, khuôn viên xanh sạch đẹp kết hợp với
    tăng cường cơ sở vật chất nhà trường, lớp học.
    3.2.7. Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục địa phương và gia đình.
    3.2.8. Tổ chức phong trào thi đua xây dựng "nếp sống văn minh" giữa các lớp, các khối lớp vào trong toàn bộ các đơn vị của nhà trường.
    3.2.9. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và thông tin, truyền thông trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường.
    3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.
    3.4. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của những biện pháp xây dựng văn
    hóa nhà trường ở Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định.
    3.4.1. Mức độ cần thiết.
    3.4.2. Tính khả thi.
    PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    1. Kết luận
    2. Kiến nghị
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHIẾU TRưNG CẦU Ý KIẾN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...