Tiểu Luận Biện pháp xây dựng nề nếp sinh hoạt bán trú nhằm rèn thói quen tốt cho học sinh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.TÊN ĐỂ TÀI:
    BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NỀ NẾP SINH HOẠT BÁN TRÚ NHẰM RÈN THÓI QUEN TỐT CHO HỌC SINH





    2. ĐẶT VẤN ĐỀ:
              Điều lệ Tr­ường tiểu học qui định rất rõ: giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học cho nê[​IMG]n công tác chủ nhiệm lớp là trách nhiệm của giáo viên. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường Tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.
    Trong giai đoạn hiện nay,giáo viên phụ trách lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công hơn bởi vì giáo viên phải thực hiện nhiệm vụ dạy 2 buổi trên ngày và thêm một nhiệm vụ nữa là quản lý việc ăn ngủ học sinh trong giờ nghỉ trưa( Đối với những trường có tổ chức bán trú) vì vậy đòi hỏi người giáo viên cần phải có nhiều biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.Như chúng ta đã biết thực trạng hiện nay vì cơ sở vật chất nhà trường của tất cả các trường nói chung và trường Tiểu học Trần Quốc Toản nói riêng chưa đầy đủ điều kiện để tổ chức sinh hoạt ăn ngủ cho học sinh riêng biệt. Nếu thầy cô giáo không có kế hoạch giúp các em thực hiện tốt mọi nề nếp sinh hoạt thì học sinh không thực hiện tốt nội qui nhà trường. Là giáo viên đã ba năm nhận nhiệm vụ này nên tôi mạnh dạn đề xuất biện pháp “Xây dựng nề nếp sinh hoạt bán trú của học sinh trong trường tiểu học nhằm rèn thói quen tốt cho học sinh”
    Giới hạn nghiên cứu đề tài: Học sinh bán trú Trường tiểu học Trần Quốc Toản.
    3.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
    Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường năm học 2010-2011 thể hiện rõ: Thực hiện công tác bán trú theo đúng quy định, đáp ứng yêu cầu của đông đảo các bậc cha mẹ học sinh và phù hợp với điều kiện của nhà trường. Tổ chức bán trú đảm bảo an toàn tuyệt đối về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cháy nổ, an toàn tính mạng cho học sinh.
    Theo kế hoạch thực hiện công tác bán trú của PHT( phụ trách công tác bán trú) qui định: Phân công giáo viên tham gia công tác phục vụ bán trú.Đảm bảo tốt các điều kiện về ăn, ở, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe
    và an toàn tuyệt đối cho học sinh. Đảm bảo tốt việc nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.
    4.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
    Trong những năm trước đây, mỗi lớp đều có một nhân viên phục vụ công tác bán trú, nhưng do nhu cầu về số lượng học sinh học bán trú tăng nhiều, vì vậy năm học 2010-2011 nhà trường phân công GV(khối 3,4,5) thực hiện thêm nhiệm vụ này, cho nên bước đầu giáo viên gặp nhiều khó khăn.
    Một số giáo viên ít quan tâm đến công việc này vì nghĩ rằng đó không phải nhiệm vụ chính của mình.
    Một số giáo viên chưa quen với công việc mới này.
    Xuất phát từ cơ sở lý luận và từ thực tiễn của công tác bán trú tôi nghĩ rằng cần có biện pháp xây dựng nề nếp ăn, nghỉ của học sinh bán trú nhằm rèn thói quen sinh hoạt tốt cho học sinh và đó cũng chính là một trong những tiêu chí rèn kỹ năng sống cho các em trong phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”
     
Đang tải...