Thạc Sĩ Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý giáo dục ở các trường THPT huyện Đại

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý giáo dục ở các trường THPT huyện Đại Từ Thái Nguyên

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN .ii
    MỤC LỤC .iii
    BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT .vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG .viii
    MỞ ĐẦU .1
    1. Lý do chọn đề tài: .1
    2. Mục đích nghiên cứu: 3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: .3
    3.1. Khách thể nghiên cứu 3
    3.2. Đối tượng nghiên cứu . 3
    4. Giả thuyết khoa học: 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3
    6. Phạm vi nghiên cứu: .4
    7. Phương pháp nghiên cứu: .4
    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận .4
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn .4
    8. Dự kiến đóng góp khoa học của đề tài: 5
    9. Cấu trúc của luận văn: .5
    Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
    THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ GIÁO
    DỤC Ở CÁC TRƯỜNG THPT – HUYỆN ĐẠI TỪ -THÁI NGUYÊN .6
    1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .6
    1.2. Các khái niệm công cụ .6
    1.2.1. Quản lý .6
    1.2.2. Về quản lý giáo dục 10
    1.2.2.1. Khái niệm về quản lý giáo dục .10
    1.2.2.2. Vị trí, vai trò, trách nhiệm của người cán bộ quản lý
    trong sự nghiệp giáo dục đào tạo 12
    1.2.2.3. Những yêu cầu cơ bản đối với người cán bộ quản lý trong
    trường học – trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo 13
    1.3. Các nguyên tắc, công cụ, phương pháp quản lý 17
    1.3.1 Về nguyên tắc quản lý .17
    1.3.2 Về công cụ quản lý 18
    1.3.3 Về phương pháp quản lý .19
    1.4. Nội dung của quản lý giáo dục 19
    1.4.1. Về quản lý nhà trường và quản lý dạy học .20
    1.4.2. Quản lý giáo dục ở nhà trường 21
    1.5. Vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục 24
    1.5.1. Khái niệm công nghệ thông tin 24
    1.5.2. Đặc điểm công nghệ thông tin: .25
    1.5.3. Ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục .27
    Kết luận chương 1 33
    Chương 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
    TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở CÁC
    TRƯỜNG THPT HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN .35
    2.1. Khái quát tình hình kinh tế, chính trị, giáo dục của huyện
    Đại Từ - Thái Nguyên .35
    2.1.1 Tình hình kinh tế xã hội huyện Đại Từ .35
    2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục THPT huyện Đại Từ .35
    2.2. Chức năng, nhiệm vụ, đội ngũ, cơ cấu tổ chức của các trường
    THPT trong Huyện Đại Từ .37
    2.2.1.Chức năng, nhiệm vụ các trường THPT trong Huyện Đại Từ .37
    2. 2.2. Cơ cấu tổ chức các trường THPT trong Huyện Đại Từ: .37
    2.2.3. Đội ngũ cán bộ, giáo viên của các trường THPT trong
    Huyện Đại Từ .38
    2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin tại các trường
    THPT 38
    2.4. Năng lực sử dụng CNTT và nhu cần ứng dụng CNTT vào
    quản lý đào tạo 43
    2. 5. Mộ t số nhận xét về thực t rạng ứng dụng CNTT và quản l ý giáo dục 45
    Kết luận chương 2 .47
    Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
    TIN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở CÁC
    TRƯỜNG THPT HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN 50
    3.1. Nguyên tắc đề xuất .50
    3.2. Nội dung các biện pháp: .51
    3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức và tạo động cơ cho
    cán bộ quản lý tích cực sử dụng CNTT trong hoạt động
    quản lý giáo dục. Đồng thời nâng cao ý thức tích cực tự bồi
    dưỡng kiến thức CNTT cho cán bộ quản lý giáo dục: 51
    3.2.2 Biện pháp 2: Bồi dưỡng kiến thức và nâng cao kỹ năng
    CNTT cho cán bộ quản lý .53
    3.2.3. Biện pháp 3: Đầu tư kinh phí, nâng cấp cơ sở hạ tầng
    CNTT: 55
    3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức bộ máy chuyên trách về CNTT, đổi mới
    cơ chế quản lý, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong
    việc ứng dụng CNTT 56
    3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp: .57
    3.4. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp .58
    3.4.1. Khái quát về phương pháp khảo nghiệm tính khả thi của
    các biện pháp được đề xuất .58
    3.4.2. Kết quả đánh giá 59
    Kết luận chương 2 60
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .61
    1. Kết luận .61
    2. Khuyến nghị 62
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .63

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Giáo dục là yếu tố then chốt trong việc tiến hành CNH-HĐH, trong việc
    thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
    Công nghệ thông tin là một ngành khoa học mới, là một trong những
    ngành thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Điều này đã được Nhà nước xác định rõ
    ràng trong Luật Công nghệ cao năm 2008 và được ưu tiên phát triển. Nghị
    định 49/CP ngày 04 tháng 8 năm 1993 đã xác định quan điểm phát triển
    ngành công nghệ mũi nhọn theo hướng tiếp thu những thành tựu của công
    nghệ ngoài nước, đồng thời phát triển công nghệ trong nước, ứng dụng vào quản
    lý các ngành kinh tế - xã hội, dịch vụ Công nghệ thông tin ở Việt Nam đang
    trong giai đoạn phát triển rất mạnh, sâu sắc, toàn diện. Thiết bị của ngành
    công nghệ thông tin càng ngày càng phổ biến trong cuộc sống cũng như
    trong các ngành khoa học. Những kiến thức về tin học nay đã trở thành kiến
    thức phổ dụng, kỹ năng về tin học hiện nay được coi như những kỹ năng
    thông thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như đọc, nói, viết. Cơ
    sở hạ tầng về truyền thông càng ngày càng phát triển mạnh, rộng rãi, tốc độ
    truyền tin ngày càng cao. Hiện nay, thông tin được phổ biến rộng rãi, nhanh
    chóng bằng nhiều phương tiện khác nhau, các phương tiện truyền thông được
    sử dụng một cách dễ dàng, đơn giản và phổ thông.
    Nhận thức rõ vai trò của công nghệ thông tin (CNTT) trong việc nâng
    cao chất lượng giáo dục, Đảng và nhà nước ta đã có các văn bản chỉ đạo đẩy
    mạnh việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học và trong điều
    hành quản lý giáo dục (Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ
    tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công
    nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Nghị định số
    64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về Ứng dụng công nghệ thông
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    2
    tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT
    ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng
    dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn
    2008-2012; Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của
    Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện công khai đối với cơ sở
    giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân trên website của đơn vị mình; Chỉ
    thị số 4899/CT-BGDĐT ngày 04/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
    tạo (GDĐT) về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ
    thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2009 –
    2010, Bộ GDĐT hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin
    (CNTT) cho năm học 2009-2010;
    Nội dung các văn bản trên đã nêu rõ: Thực hiện việc chuyển phát công
    văn, tài liệu qua mạng điện tử, kết nối thông tin và điều hành bằng văn bản
    điện tử giữa Sở GDĐT, các phòng GDĐT và các trường học, giữa các Sở
    GDĐT và Bộ GDĐT; Các trường cần công bố công khai các thủ tục hành
    chính trên website để giáo viên, học sinh và phụ huynh sử dụng; Đẩy mạnh
    việc triển khai tin học hoá quản lý trong trường học, xây dựng nội dung thông
    tin số phục vụ giáo dục; Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn và giảng dạy qua
    mạng với ba hình thức: Qua truyền hình, qua web và qua đàm thoại. Mở rộng
    áp dụng hình thức này cho công tác đào tạo và tập huấn, bồi dưỡng giáo viên
    và cán bộ quản lý giáo dục, tập huấn thanh tra viên, tuyển sinh . để tiết kiệm
    thời gian, kinh phí, công sức đi lại. Để nâng cao hiệu quả quản lý của lãnh
    đạo Nhà trường, cần thiết phải sử dụng và phát huy tối đa các nguồn lực
    CNTT của trường để điều hành tác nghiệp và truyền đưa thông tin.
    Trong những năm gần đây quy mô các trường THPT trong huyện Đại
    Từ tăng nhanh, cơ cấu đội ngũ giáo viên không ổn định, giáo viên mới ra
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    3
    trường chiếm tỷ lệ cao, chất lượng giáo dục còn hạn chế, chưa đáp ứng được
    với yêu cầu thực tiễn của xã hội. Việc ứng dụng CNTT vào đổi mới, nâng cao
    chất lượng công tác quản lý hoạt động giáo dục trong các nhà trường THPT
    trên địa bàn Huyện còn gặp nhiều khó khăn, bất cập . từ thực tế này đòi hỏi
    phải đổi mới công tác quản lý giáo dục.
    Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: "Biện
    pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý giáo dục ở các
    trường THPT huyện Đại Từ – Thái Nguyên” để nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất các biện pháp ứng dụng
    CNTT vào hoạt động quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của
    các trường THPT trên địa bàn Huyện Đại Từ - Thái Nguyên
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Hoạt động quản lý giáo dục ở các trường THPT Huyện Đại Từ - Thái Nguyên
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Biện pháp ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý giáo dục ở các trường
    THPT Huyện Đại Từ - Thái Nguyên
    4. Giả thuyết khoa học:
    Hiệu quả hoạt động quản lý giáo dục sẽ được nâng cao nếu đề xuất
    được các biện pháp ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý giáo dục một cách
    hợp lý, khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của các nhà trường.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    5.1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động quản lý
    giáo dục trong các trường THPT.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    4
    5.2. Nghiên cứu văn bản chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo
    dục và đào tạo .về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các trường THPT để
    nâng cao chất lượng giáo dục.
    5.3. Nghiên cứu vai trò của CNTT trong đổi mới hoạt động dạy học và
    hoạt động quản lý giáo dục trong nhà trường phổ thông.
    5.4 Khảo sát thực trạng của việc sử dụng CNTT trong hoạt động quản
    lý giáo dục ở các trường THPT Huyện Đại Từ - Thái Nguyên.
    5.5 Đề xuất một số biện pháp ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý
    giáo dục ở các trường THPT Huyện Đại Từ - Thái Nguyên.
    5.6 Tổ chức khảo nghiệm.
    6. Phạm vi nghiên cứu:
    Đề tài tập trung nghiên cứu việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý
    giáo dục ở trường THPT Đại Từ, THPT Nguyễn Huệ, THPT Lưu Nhân Chú
    của Huyện Đại Từ - Thái Nguyên.
    7. Phương pháp nghiên cứu:
    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
    - Nghiên cứu các tài liệu khoa học, các văn bản chỉ đạo và kế hoạch
    nhiệm vụ năm học của Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo về
    CNTT đối với THPT.
    - Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tư liệu để xác định
    cơ sở lý luận cho đề tài.
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp quan sát.
    - Phương pháp điều tra.
    - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
    - Phương pháp chuyên gia.
    - Phương pháp thống kê toán học.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    5
    8. Dự kiến đóng góp khoa học của đề tài:
    - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan tới hoạt động quản lý
    giáo dục và vai trò của CNTT đối với công tác quản lý giáo dục.
    - Chỉ ra thực trạng cơ sở vật chất về CNTT. Thực trạng việc ứng dụng
    CNTT vào hoạt động quản lý giáo dục ở các trường THPT trên địa bàn Huyện
    Đại Từ - Thái Nguyên.
    - Từ thực trạng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý giáo dục, đề xuất
    một số biện pháp ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý giáo dục nhằm thúc
    đẩy quá trình đổi mới công tác quản lý giáo dục, từng bước nâng cao chất
    lượng giáo dục, đáp ứng phần nào quá trình hội nhập.
    9. Cấu trúc của luận văn:
    Luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1. Cơ sở lý luận của việc ứng dụng công nghệ thông tin
    trong hoạt động quản lý giáo dục ở các trường THPT – Huyện Đại Từ -Thái Nguyên.
    Chương 2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
    động quản lý giáo dục ở các trường THPT – Huyện Đại Từ - Thái Nguyên.
    Chương 3. Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong
    hoạt động quản lý giáo dục ở các trường THPT – Huyện Đại Từ - Thái
    Nguyên.
    Ngoài ra còn có phần mở đầu, phần kết luận, khuyến nghị.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    6
    Chương 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
    TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG
    THPT – HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN
    1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
    Ngày nay sự phát triển của khoa học - kỹ thuật đã giúp cho kinh tế - xã
    hội phát triển nhanh chóng, trong văn kiện Đại hội Đảng XI đã nêu: “ Phát
    triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình CNH,
    HĐH, phát triển kinh tế tri thức”. Đảng ta đã xác định nhiệm vụ: “ Thực hiện
    đồng bộ ba nhiệm vụ chủ yếu: nâng cao năng lực khoa học, công nghệ; đổi
    mới cơ chế quản lý; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng”.
    Công nghệ thông tin đã ngày càng đóng vai trò quan trọng, là một nhân
    tố thúc đẩy đối với thành công trong công cuộc đổi mới của Việt Nam. Đảng
    và Nhà nước ta coi công nghệ thông tin là một trong những lĩnh vực ưu tiên,
    đặt nền móng cho những đột phá về phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao
    nói riêng, công cuộc hiện đại hoá nói chung.
    Công nghệ thông tin đang được ứng dụng tích cực vào các lĩnh vực
    quản lý nhà nước. Lĩnh vực quản lý giáo dục cũng như các lĩnh vực khác đang
    chịu tác động của công nghệ thông tin và công nghệ thông tin có thể hỗ trợ
    công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của nó.
    1.2 Các khái niệm công cụ
    1.2.1. Quản lý
    Từ khi xuất hiện xã hội loài người, nhu cầu quản lý xã hội cũng được
    hình thành như một tất yếu lịch sử. Quản lý xã hội luôn đi liền với sự phát
    triển của xã hội loài người, qua các phương thức sản xuất, từ cộng sản nguyên
    thủy đến nền văn minh hiện đại; Quá trình quản lý, trình độ tổ chức điều hành
    xã hội cũng được nâng lên. Đặc biệt từ khi xã hội loài người có sự phân công
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    7
    lao động, muốn đạt năng xuất cao trong hoạt động sản xuất đòi hỏi phải có sự
    chỉ huy, phối hợp Đó chính là hoạt động quản lý để phát huy thế mạnh của
    các cá nhân, tập thể. Lịch sử phát triển của xã hội loài người từ trước đến nay
    dựa vào nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố cơ bản: Tri thức, sức lao động và
    trình độ quản lý. Quản lý là một hoạt động vừa có ý nghĩa độc lập với hai yếu
    tố tri thức và sức lao động, vừa có ý nghĩa là sự kết hợp, vận dụng giữa tri
    thức và sức lao động để phát triển xã hội; đây là một trong những công việc
    phức tạp, khó khăn nhất trong các lĩnh vực hoạt động của con người.
    Theo quan điểm của các nhà lý luận nước ngoài
    (*) Hfayon – Nhà lý luận người Pháp cho rằng: Quản lý hành chính là dự
    đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra.
    (*) Paul hersey, Ken blane Head viết trong cuốn “Quản lý nguồn nhân
    lực” NXB Quốc gia, dịch năm 1995 có viết: Quản lý là quá trình cùng làm
    việc giữa người quản lý và người bị quản lý thông qua hoạt động cá nhân, của
    nhóm, huy động các nguồn lực khác để đạt đến mục tiêu quản lý.
    (*) C. Mác đã viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động
    chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một
    sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức
    năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự
    vận động của những khí quan độc lập với nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự
    mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng”.
    Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu Việt Nam
    Hoạt động quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể
    quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận
    hành và đạt được mục đích của tổ chức.

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Những xu
    thế quản lý hiện đại và việc vận dụng vào quản lý giáo dục, Hà nội.
    2. Chính phủ (2007), Nghị định 64/2007/NĐ-CP của Chính
    phủ ngày 10/4/2007 về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quản
    nhà nước,
    Hà Nội.
    3. Bộ Thông tin và Truyền thông (2008), Quyết định
    20/2008/QĐ- BTTT của Bộ thông tin và truyền thông ngày 09/4/2008
    ban hành Danh mục tiêu chuẩn về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà
    nước, Hà Nội.
    4. Bộ Thông tin và truyền thông, (2008), Danh mục tiêu
    chuẩn về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước ban hành kèm theo
    Quyết định
    20/2008/QĐ-BTTT ngày 09/4/2008, Hà Nội.
    5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2008), Văn bản số 9772/BGDĐTCNTT ngày 20/10/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn
    thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2008 - 2009, Hà Nội.
    6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2010), Văn bản số
    4937/BGDĐT- CNTT ngày 18/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
    việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2010 - 2011, Hà Nội.
    7. Học viện quản lý giáo dục Hà Nội (2006), Quản lý giáo
    dục và đào tạo, Hà Nội.
    8. Nguyễn Văn Hộ (2007), Xu hướng phát triển giáo dục.
    9. Lê Ngọc Hưởng (2003), Khoa học thông tin trong công tác
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...