Thạc Sĩ Biện pháp tu từ ngữ âm và biện pháp tu từ cú pháp trong văn chính luận Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    1.1. Bên cạnh việc nghiên cứu những vấn đề thuộc về từ vựng học, nghiên
    cứu những vấn đề về ngữ âm và ngữ pháp có vai trò vô cùng to lớn trong việc
    nghiên cứu ngôn ngữ học hiện nay. Nghiên cứu về ngữ âm và ngữ pháp góp phần
    hoàn thiện việc nghiên cứu về hệ thống ngôn ngữ một cách toàn diện, tạo ra diện
    mạo nhiều chiều với nhiều sắc vẻ của các đơn vị ngôn ngữ. Ở những phương diện
    khác nhau, các đơn vị ngôn ngữ lại hiện lên với những trạng thái sinh động, mới mẻ
    và chứa đựng nhiều nội dung thú vị.
    Trong quá trình nghiên cứu về ngữ âm và ngữ pháp, biện pháp tu từ là một
    vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Thông qua việc nghiên cứu các biện pháp tu
    từ - được thể hiện qua vỏ âm thanh và cấu trúc ngữ pháp, chúng ta có thể thấy rõ sự
    linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ, thấy rõ sự đa dạng trong cách diễn đạt, cảm
    nhận rõ vẻ đẹp của tiếng Việt. Từ đó, người sử dụng ngôn ngữ có thể vận dụng vào
    việc phân tích và tạo lập văn bản, tiếp nhận văn bản văn học một cách có hệ thống,
    toàn vẹn và hoàn chỉnh hơn ở nhiều góc độ khác nhau.
    1.2. Trong sự nghiệp lớn lao của Hồ Chí Minh – có một di sản đặc biệt biệt
    để lại cho dân tộc, đó là sự nghiệp trước tác. Người đã để lại cho chúng ta một sự
    nghiệp trước tác lớn lao về tầm vóc, phong phú đa dạng về thể loại và đặc sắc về
    phong cách sáng tác. [43, 419]
    Từ những năm 20 của thế kỉ XX, các bài văn chính luận với bút danh
    Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền đã
    tác động và ảnh hưởng lớn đến quần chúng Pháp và nhân dân những nước thuộc
    địa, kêu gọi thức tỉnh nhân dân nô lệ bị áp bức liên hiệp lại trong mặt trận đấu tranh
    chung. “Văn chương Hồ Chí Minh đã kết hợp được sự sâu sắc tự bên trong mối
    quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống
    và hiện đại. Mỗi loại hình văn học của người đều có phong cách riêng, độc đáo,
    hấp dẫn và có giá trị bền vững. Hồ Chí Minh là người đầu tiên sử dụng có hiệu quả 2
    cao thể văn chính luận hiện đại . Văn chính luận của Hồ Chí Minh mang cốt cách,
    đặc điểm của văn chính luận hiện đại của giai cấp vô sản”. Vì thế, văn chính luận
    của Người được độc giả và giới nghiên cứu quan tâm trên nhiều phương diện khác
    nhau.
    1.3. Nghiên cứu các biện pháp tu từ trên mặt ngữ âm và ngữ pháp trong văn
    chính luận của Hồ Chí Minh là vấn đề giúp chúng tôi có thể tiếp cận, tìm hiểu thêm
    một phương diện mới về phong cách viết văn của Người.
    Những lí do trên là cơ sở để chúng tôi chọn đề tài “Biện pháp tu từ ngữ âm
    và biện pháp tu từ cú pháp trong văn chính luận Hồ Chí Minh”.
    2. Lịch sử nghiên cứu
    2.1. Về biện pháp tu từ
    Lí thuyết về biện pháp tu từ đã được nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới
    cũng như ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu.
    Aristote là một trong các nhà khởi xướng, có công trong việc tạo nên các lời
    văn hoa mĩ, các thuật hùng biện, hình thành môn “Mĩ từ pháp”. Tu từ học đã trở
    thành một bộ môn bắt buộc trong Tam khoa của nhà trường Trung cổ và nhà trường
    cận đại ở Châu Âu. Vấn đề tu từ học được tiếp tục phát triển, nâng cao thành hệ
    thống lí luận ở các tác giả như: Ciceron, Quitilien, Horace, Virgile
    Từ thế kỉ XIX, tu từ học – phong cách học đã trở thành một ngành riêng của
    ngôn ngữ học.
    Ở nước ta, tên gọi “Tu từ học” xuất hiện vào thập niên 50 của thế kỉ XX,
    những công trình nghiên cứu về tu từ học thời kì này có thể kể đến như: Vũ trung
    tuỳ bút của Phạm Đình Hổ, Việt – Hán văn khảo của Phan Kế Bính, Quốc văn cụ
    thể của Bùi Kỉ, Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, Thơ ca Việt Nam
    – Hình thức và thể loại của Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức .
    Vào khoảng thập niên 60 của thế kỉ XX, tên gọi Phong cách học xuất hiện,
    Phong cách học chính là Khoa tu từ học được hiện đại hoá có cơ sở lí thuyết nhằm
    vào đối tượng cơ bản là các phong cách ngôn ngữ. [37, 238] 3
    Cùng với sự ra đời của lí luận về biện pháp tu từ là các công trình nghiên cứu
    của các tác giả: Cù Đình Tú, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà, Hữu Đạt, Lê Anh
    Hiền . Có thể kể đến một số công trình có vai trò nền tảng trong việc trình bày về
    vấn đề biện pháp tu từ. Cụ thể:
    - Tác giả Lê Anh Hiền với cuốn Khái luận tu từ học, Đại học Sư phạm Hà
    Nội, 1961.
    - Tác giả Cù Đình Tú, Lê Anh Hiền, Nguyễn Nguyên Trứ, Tu từ học tiếng
    Việt hiện đại (sơ thảo), Đại học Sư phạm Việt Bắc, 1975
    - Tác giả Cù Đình Tú với cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng
    Việt, nhà xuất bản Giáo dục, 1983.
    - Tác giả Hữu Đạt với cuốn Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nhà xuất
    bản Đai học quốc gia Hà Nội, 2001.
    - Tác giả Đinh Trọng Lạc với cuốn Chín mươi chín phương tiện và biện
    pháp tu từ tiếng Việt, nhà xuất bản Giáo dục (tái bản lần thứ bảy), 2003.
    - Tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà với cuốn Phong cách học tiếng
    Việt, nhà xuất bản Giáo dục (tái bản lần thứ tám), 2008.
    Trong những công trình trên, các tác giả đã đề cập đến những vấn đề cơ bản
    về lí thuyết biện pháp tu từ như: khái niệm về biện pháp tu từ, đặc điểm tu từ của
    các loại đơn vị trong tiếng Việt, các phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt (tu từ
    từ vựng, ngữ nghĩa, cú pháp, văn bản, ngữ âm của phong cách học) . Đây là những
    nhận thức lí luận rất cần thiết, có chức năng dẫn đường cho việc tìm hiểu các vấn đề
    về biện pháp tu từ.
    2.2. Về văn chính luận Hồ Chí Minh
    Thơ văn của Hồ Chí Minh luôn là đối tượng hứng thú của nhiều nhà nghiên
    cứu. Chính vì vậy, từ trước đến nay có không ít công trình nghiên cứu về tác phẩm
    của Người với những tác giả có tên tuổi như: Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức,
    Phong Lê
    Riêng về mặt ngôn ngữ, các tác phẩm văn thơ của Hồ Chí Minh đã có những
    công trình khảo cứu về các phương diện sau: 4
    - Việc dùng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong văn Hồ Chí Minh.
    - Phép so sánh trong văn thơ Hồ Chí Minh.
    - “Tập Kiều” trong ngôn ngữ Hồ Chí Minh.
    - Tên các bài báo của Hồ Chí Minh.
    - Tiếng cười (phong cách hài hước) trong văn Hồ Chí Minh.
    - Ý kiến của Hồ Chủ Tịch về việc mượn từ gốc Hán.

    Có thể kể ra một số công trình, bài viết như sau:
    Trong bài viết Phương pháp nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh [54, 207],
    Nguyễn Đăng Mạnh chỉ rõ: “Văn chính luận chủ yếu được viết theo tư duy logic.
    Sức thuyết phục của nó không phải ở chỗ dựng nên những hình tượng, những bức
    tranh sinh động mà ở chỗ đưa ra những lí lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ,
    những luận cứ hùng hồn Trên cơ sở những đặc trưng cơ bản của thể loại văn
    chính luận như thế, nhiều loại văn chính luận ra đời với những sắc thái khác nhau
    dưới ngòi bút của Hồ Chí Minh, như tuyên ngôn, lời kêu gọi, báo cáo chính trị, thư
    từ gửi các ngành các giới, văn bút chiến, văn tiểu phẩm và các thể loại văn báo chí
    khác ” [54, 217].
    Phong Lê với bài viết Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh con người và thơ
    văn [54, 244] nhận xét: thơ văn Hồ Chí Minh có sự tổng hoà, kết hợp của nhiều âm
    điệu – sự kết hợp ấy làm nên phong cách Hồ Chí Minh.
    Trong Lời giới thiệu (cho cuốn Văn Hồ Chủ Tịch, Nhà xuất bản Giáo dục,
    1971), Huỳnh Lý nêu lên 4 đặc điểm cơ bản về phong cách văn xuôi Hồ Chí Minh:
    tư tưởng lớn, hình thức diễn đạt ngắn gọn, trong sáng, sinh động, ung dung pha chút
    hóm hỉnh, “viết sâu ngọt, viết có tình”.
    Nguyễn Thuý Khanh với bài viết Một số đặc điểm trong ngôn ngữ báo chí
    chính luận của Hồ Chủ Tịch (Học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí
    Minh, Viện Ngôn ngữ học, NXB Khoa học Hà Nội, 1980) cho rằng “Người đã sử
    dụng lối diễn đạt quen thuộc của quần chúng, có khả năng tạo ra sức tác động
    mạnh đến người đọc, có khả năng tạo ra sức tác động trong thông tin, báo chí”. 5
    Trong bài viết Câu văn của Bác Hồ (Tạp chí ngôn ngữ số 4, 1970), Lê Xuân
    Thại đưa ra nhận định “Trong các bài văn của Bác có nhiều cách biện luận, trong
    đó có cách dùng câu hỏi, những câu hỏi loại này của Bác mang đầy sức mạnh của
    logic”.
    Bài viết Bước đầu tìm hiểu ngôn ngữ của Hồ Chủ Tịch qua Những lời
    kêu gọi (Tạp chí văn học số 6/1965), Nguyễn Phan Cảnh đã đưa ra những nhận
    định về phong cách chính luận của Người ở những điểm chung nhất.
    Với bài Tuyên ngôn độc lập một nghệ thuật viết văn nghệ thuật mẫu mực,
    dân tộc và hiện đại (Tạp chí văn học số 3/1990), Nguyễn Quốc Tuý đã chú trọng
    phân tích nghệ thuật viết văn của Hồ Chí Minh: một tác phẩm văn xuôi giàu nhịp
    điệu âm thanh, sử dụng điệp ngữ, điệp từ rất đặc sắc, cách sử dụng từ rất chính xác
    và tinh tế. Tác giả khẳng định “Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu
    mực”.
    Theo khảo sát, cho đến nay chưa có công trình nào dành riêng để nghiên cứu
    về vấn đề biện pháp tu từ ngữ âm và biện pháp tu từ cú pháp trong văn chính luận
    của Hồ Chí Minh (tuy rải rác trong các sách nghiên cứu và giảng dạy về ngôn ngữ
    có đề cập đến). Vì vậy, luận văn của chúng tôi nghiên cứu đề tài này với hy vọng
    hiểu rõ hơn về văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn ngôn ngữ học.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu
    Luận văn lựa chọn Biện pháp tu từ ngữ âm và biện pháp tu từ cú pháp trong
    văn chính luận Hồ Chí Minh làm đối tượng nghiên cứu.
    - Phạm vi nghiên cứu
    Do hạn chế về mặt thời gian, chúng tôi giới hạn việc tìm hiểu biện pháp tu từ
    trong văn chính luận Hồ Chí Minh trong phạm vi ngữ âm và ngữ pháp.
    4. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
    - Mục đích của đề tài
    Mục đích của đề tài này là tìm hiểu các biện pháp tu từ ngữ âm (nhịp điệu,
    vần, đối, hài hoà thanh điệu ) và biện pháp tu từ cú pháp (những phép tu từ cú 6
    pháp: phép lặp, liệt kê, nhấn mạnh thành phần câu, cách dùng câu hỏi tu từ) trong
    văn chính luận của Hồ Chí Minh.
    - Nhiệm vụ của đề tài
    Luận văn đặt ra nhiệm vụ khảo sát các biện pháp tu từ ngữ âm và biện pháp
    tu từ cú pháp trong các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh, thấy được giá trị
    và hiệu quả biểu đạt của các phép tu từ; góp phần tìm hiểu phong cách ngôn ngữ Hồ
    Chí Minh trong văn chính luận. Từ đó, rút ra bài học thực tiễn trong dạy học tác
    phẩm của Hồ Chí Minh và bài học về sử dụng ngôn ngữ nói chung.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Xuất phát từ đặc trưng và yêu cầu của đề tài, trong quá trình triển khai luận
    văn, chúng tôi kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
    - Phương pháp thống kê, phân loại
    Vận dụng phương pháp này, chúng tôi có thể khảo sát để tìm ra và phân loại
    các biện pháp tu từ ngữ âm và ngữ pháp trong văn chính luận của Hồ Chí Minh. Từ
    đó, xác định hiệu quả sử dụng của các biện pháp tu từ ấy.
    - Phương pháp phân tích
    Phương pháp này cho phép chúng tôi đi sâu vào nhiều khía cạnh của vấn đề,
    vừa làm rõ vấn đề vừa tăng sức thuyết phục với những dẫn chứng và cứ liệu, lập
    luận cụ thể.
    - Phương pháp tổng hợp
    Phương pháp tổng hợp giúp chúng tôi dễ dàng hơn trong việc nâng cao vấn
    đề, khái quát phong cách nhà văn.
    6. Đóng góp của luận văn
    - Về lí luận
    Trên cơ sở các lí thuyết ngôn ngữ, luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm lí
    thuyết về tu từ ngữ âm, tu từ ngữ pháp, về phong cách chính luận bằng những kết
    quả nghiên cứu cụ thể. - Về thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu luận văn nhằm phục vụ cho việc đọc, hiểu các tác phẩm
    văn chính luận của Hồ Chí Minh. Những kiến giải của luận văn có thể góp phần
    định hướng cho người đọc trong quá trình tiếp cận tác phẩm, đặc biệt là các tác
    phẩm trong chương trình phổ thông hiện nay.
    7. Cấu trúc của luận văn
    Chúng tôi triển khai luận văn thành ba phần: phần Mở đầu, phần Nội dung và
    phần Kết luận.Tương ứng với những nhiệm vụ đặt ra, phần Nội dung của luận văn
    được chia thành 3 chương, trình bày các vấn đề sau:
    Chương 1: Cơ sở lí thuyết
    Chương 2: Biện pháp tu từ ngữ âm trong văn chính luận Hồ Chí Minh
    Chương 3: Biện pháp tu từ cú pháp trong văn chính luận Hồ Chí Minh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...