Thạc Sĩ Biện pháp tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện Bảo Lâm tỉnh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    1. Lý do chọn đề tài

    MỞ ĐẦU


    Trong tiến trình đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nỗ lực thực thi tiến trình đó. Đội ngũ cán bộ quản lý và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý luôn là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định sự thành bại của mọi công việc, của từng tổ chức, cơ quan cũng như đối với toàn cục của cách mạng. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Coõng việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. [15; 269, 273]
    Đảng ta cũng đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, coi đó là vấn đề trọng yếu liên quan đến sự vững mạnh của Đảng, sự thành bại của cách mạng. Đại hội Đảng khoá VIII đề ra mục tiêu của công tác cán bộ là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ và có chất lượng mà nòng cốt là cán bộ chủ chốt của các ngành, các cấp”.
    Trong công tác tổ chức cán bộ, tổ chức thực hiện luân chuyển và và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý được xác định là khâu đột phá nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý. ẹoự là chủ trương rất quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng, có ý nghĩa đặc biệt trong thời kỳ hiện nay. Luân chuyển và bổ nhiệm lại cán boọ không phải là vấn đề mới mà là sự kế thừa, phát triển truyền thống của dân tộc ta và những quan điểm tư tưởng của Đảng, Bác Hồ về công tác cán bộ qua các thời kỳ cách mạng.
    Luân chuyển cán bộ tạo ra cách nhìn mới, là cơ hội kiểm nghiệm giữa lý luận và thực tiễn của đội ngũ cán bộ quản lý trong việc vận dụng cụ thể, sát thực, khách quan giữa trường học và trường đời. Luân chuyển cán bộ nhằm khắc phục thực trạng giáo điều trong tư duy, đẩy lùi cách nhìn cũ, kìm hãm sự phát triển. Luân chuyển cán bộ nhằm đổi mới toàn diện phong cách làm việc, tinh thần trách nhiệm trước công việc, tính tiên phong gương mẫu trước quần chúng của cán bộ.


    Thực hiện bổ nhiệm lại có tác động rất lớn đối với cán bộ quản lý. Nó chứng minh cho phẩm chất đạo đức, năng lực cán bộ quản lý trong quá trình công tác. Do vậy họ luôn luôn phải gương mẫu, rèn luyện, học tập và phấn đấu không ngừng để đáp ứng trước yêu cầu ngày càng cao của công việc.
    Tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý càng có ý nghĩa hơn đối với cán bộ quản lý trường tiểu học khi họ là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường nhằm phát triển mục tiêu giáo dục tiểu học - bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
    Đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Bảo Lâm hiện nay phần lớn được bổ nhiệm từ giáo viên, đa số có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn đạt chuẩn, song để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác hiện nay, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học bộc lộ nhiều yếu kém. Mặt khác, cán bộ quản lý trường tiểu học thường là người địa phương nên có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công tác của họ. Đó là sức ì, lối làm việc chủ quan, tư duy chậm đổi mới; tình trạng cục bộ địa phương; phải chịu áp lực của phụ huynh học sinh, của bà con và của chính quyền sở tại Những yếu tố này đã tác động không nhỏ đến cán bộ quản lý, làm cho họ khoự phát huy hết khả năng sáng tạo, đôi khi làm sa sút phẩm chất cán bộ, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường.

    Như vậy cùng với các biện pháp như đánh giá, quy hoạch và đào tạo bồi dưỡng thì luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ là những biện pháp góp phần thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
    Việc chọn đề tài: “Biện pháp tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng” để nghiên cứu là việc làm rất cấp thiết, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo của huyện trong giai đoạn hiện nay.


    2. Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng việc luân chuyển và bổ nhiệm lại đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học, đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học ở huyện Bảo Lâm, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện trong giai đoạn hiện nay.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Khách thể

    Công tác quản lý đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện

    Bảo Lâm.

    3.2. Đối tượng nghiên cứu

    Biện pháp tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý các

    trường tiểu học.

    4. Giả thuyết khoa học

    Hiện nay việc tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện Bảo Lâm còn nhiều điều bất cập. Điều đó ảnh hưởng nhất định đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học. Nếu đề xuất được các biện pháp tổ chức thực hiện tốt việc luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học của huyện.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường tiểu học.
    5.2. Khảo sát thực trạng việc tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện Bảo Lâm.
    5.3. Đề xuất một số biện pháp tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện Bảo Lâm.


    6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

    Cán bộ quản lý trường tiểu học được quản lý theo nguyên tắc song trùng lãnh đạo, nhửng đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường tiểu học thuộc trách nhiệm quản lý của cấp phòng Giáo dục và đào tạo với tư cách là cơ quan tham tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện.
    Về thời gian, đề tài chỉ nghiên cứu việc luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý từ năm 2002 đến nay.
    7. Phương pháp nghiên cứu

    Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương

    pháp nghiên cứu sau:

    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

    Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Phân tích, tổng hợp các văn bản, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, của các cấp quản lý giáo dục, các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    7.2.1. Phương pháp điều tra

    Xây dựng và sử dụng các mẫu điều tra, thu thập các số liệu về việc đánh giá thực trạng, hiệu quả và ý kiến của cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện Bảo Lâm về tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường tiểu học.
    7.2.2. Phương pháp quan sát

    Tiếp cận và xem xét về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cũng như điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường tiểu học của huyện nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu.
    7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

    Qua thực tiễn chỉ đạo và cán bộ quản lý.

    7.2.4. Phương pháp chuyên gia

    Tham khảo ý kiến của một số lãnh đạo địa phương, ngành về các biện pháp tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện Bảo Lâm.
    7.2.5. Phương pháp thống kê toán học

    Áp dụng để xử lý số liệu và phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu.

    CẤU TRÚC LUẬN VĂN

    Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, cấu trúc của luận văn có 3 chương, gồm:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường tiểu học.
    Chương 2: Thực trạng việc tổ chức thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường tiểu học.
    Chương 3: Một số biện pháp tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường tiểu học.




    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1


    1. Lý do chọn đề tài . 1

    2. Mục đích nghiên cứu . 3

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 3

    4. Giả thuyết khoa học . 3

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3

    6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4

    7. Phương pháp nghiên cứu . 4

    CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUÂN CHUYỂN VÀ BỔ NHIỆM LẠI CÁN BỘ QUẢN
    LÝ TRưỜNG TIỂU HỌC 6

    1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

    1.2. Một số khái niệm cụ baỷn liên quan đến vấn đề nghiên cứu . 7

    1.2.1. Tổ chức . 7

    1.2.2. Quản lý 11

    1.2.3. Mối quan hệ giữa tổ chức và quản lý . 14

    1.2.4. Cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ quản lý . 17

    1.2.5. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý 20

    1.2.6. Luân chuyển cán bộ quản lý 23

    1.2.7. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lýự 24

    1.3. Trường tiểu học và cán bộ quản lý trường tiểu học . 26

    1.3.1. Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân 26

    1.3.2. Cán bộ quản lý trường tiểu học 31

    1.4. Tổ chức thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý

    trường tiểu học 32

    1.4.1. Tổ chức thực hiện 32

    1.4.2. Mục đích việc tổ chức thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm lại cán

    bộ quản lý trường tiểu học . 33

    1.4.3. Những nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường tiểu học. 35
    1.4.4. Qui trình luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường tiểu

    học 36

    1.5. Ý nghĩa của luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý đối với

    việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học 38

    CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC LUÂN CHUYỂN VÀ BỔ NHIỆM LẠI CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRưỜNG
    TIỂU HỌC HUYỆN BẢO LÂM TỈNH CAO BẰNG . 42

    2.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên và dân số . 42

    2.1.2. Nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế 44

    2.2. Thực trạng giáo dục - đào tạo huyện Bảo Lâm . 45

    2.2.1. Một số chủ trương lớn nhằm đổi mới giáo dục - đào tạo 46

    2.2.2. Kết quả thực hiện các chủ trương lớn của ngành GD-ĐT Bảo

    Lâm . 49

    2.3. Thực trạng về giáo dục tiểu học huyện Bảo Lâm 51

    2.3.1. Mạng lưới trường, lớp tiểu học 51

    2.3.2. Tình hình chung về giáo dục tiểu học 52

    2.3.3. Chất lượng đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Bảo Lâm 55

    2.4. Thực trạng về việc tổ chức luân chuyển, bổ nhiệm lại cán bộ quản

    lý các trường tiểu học huyện Bảo Lâm 59

    2.4.1. Luân chuyển cán bộ quản lý trường tiểu học . 59

    2.4.2. Bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường tiểu học 64

    2.4.3. Nhận xét chung về việc tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại Cán

    bộ quản lý trường tiểu học huyện Bảo Lâm . 69

    CHưƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC LUÂN CHUYỂN, BỔ NHIỆM LẠI CÁN BỘ QUẢN LÝ TRưỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BẢO LÂM 74
    3.1. Các nguyên tắc chỉ đạo việc đề xuất các biện pháp tổ chức thực

    hiện việc luân chuyển và bổ nhiệm lại CBQL các trường tiểu học . 74

    3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống . 74

    3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính nhất quán 75

    3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 76

    3.2. Biện pháp tổ chức thực hiện việc luân chuyển, bổ nhiệm lại CBQL

    các trường tiểu học huyện Bảo Lâm 76

    3.2.1. Vận hành tốt cơ chế lãnh đạo, quản lý đội ngũ CBQL trường tiểu

    học 76

    3.2.2. Quy hoạch và bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ CBQL trường tiểu

    học 79

    3.2.3. Xây dựng đề án luân chuyển bổ nhiệm lại CBQL trường tiểu học

    trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt để có cơ sở chủ động triển khai 85

    3.2.4. Phát huy dân chủ trong luân chuyển và bổ nhiệm lại CBQL

    trường tiểu học 88

    3.2.5. Tăng cường bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của các vùng miền khác nhau của huyện . 93
    3.3. Kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp . 97

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 101

    1. Kết luận . 101

    2. Khuyến nghị 106

    DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 109

    CÁC PHỤ LỤC . 112
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...