Luận Văn Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông miền núi Tây Bắc

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Thứ nhất: Xuất phát từ mâu thuẫn giữa yêu cầu bức xúc về nguồn
    nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, cho sự phát
    triển của vùng Tây Bắc với trình độ nguồn nhân lực hiện nay còn hạn chế;
    giữa yêu cầu chọn nghề phù hợp, phát triển tiềm năng nghề nghiệp
    (TNNN) để học sinh sẵn sàng bước vào cuộc sống lao động xã hội với chất
    lượng giáo dục phổ thông, giáo dục hướng nghiệp (GDHN) còn hạn chế.
    Thứ hai: Xuất phát từ sự bất cập giữa một bên là khả năng hướng
    nghiệp của nhà trường phổ thông rất lớn với thực tiễn phát huy tiềm năng
    đó trong việc hướng dẫn học sinh chọn nghề khoa học và phát triển tiềm
    năng nghề nghiệp của học sinh THPT miền núi Tây Bắc.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa tiềm năng nghề nghiệp của
    học sinh với nội dung GDHN trong nhà trường THPT và thực trạng tổ
    chức hoạt động GDHN hiện nay trong các trường THPT ở các tỉnh miền
    núi Tây Bắc Việt Nam, đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động GDHN
    nhằm phát triển tiềm năng nghề nghiệp cho học sinh và nâng cao hiệu quả
    hoạt động GDHN trong các trường THPT trên địa bàn miền núi Tây Bắc.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Cấu trúc, vận hành của hoạt động giáo dục hướng nghiệp và tác động
    của nó tới tiềm năng nghề nghiệp của học sinh các trường THPT trên địa
    bàn miền núi Tây Bắc Việt Nam.
    4. Giả thuyết khoa học
    Nếu các trường THPT trên địa bàn miền núi Tây Bắc tổ chức hoạt
    động GDHN theo hướng gắn với việc phát triển tiềm năng nghề nghiệp, bao
    quát các khía cạnh: nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia GDHN,
    đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động và tăng cường các điều
    kiện hỗ trợ cho hoạt động GDHN thì hiệu quả hoạt động GDHN trong các
    trường THPT được nâng cao.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục hướng nghiệp, tiềm năng nghề
    nghiệp và phát triển tiềm năng nghề nghiệp cho học sinh THPT.
    2
    5.2. Đánh giá thực trạng tổ chức giáo dục hướng nghiệp, tiềm năng
    nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn miền núi Tây
    Bắc hiện nay và những vấn đề có liên quan.
    5.3. Đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp
    nhằm góp phần phát triển tiềm năng nghề nghiệp cho học sinh trung học
    phổ thông trên địa bàn miền núi Tây Bắc
    5.4. Thực nghiệm kiểm chứng tác động của một số biện pháp đã đề xuất.
    6. Phạm vi nghiên cứu
    6.1.Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp (nội dung
    chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức) ở 9 trường trung học phổ
    thông của Sơn La, Điện Biên, Yên Bái.
    6.2. Tiềm năng nghề nghiệp của học sinh ở 9 trường trung học phổ
    thông của Sơn La, Điện Biên, Yên Bái.
    6.3. Tập trung nghiên cứu các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục
    hướng nghiệp nhằm phát triển tiềm năng nghề nghiệp cho học sinh trung
    học phổ thông sát thực với điều kiện của địa bàn miền núi Tây Bắc.
    Thực nghiệm sư phạm được thực hiện để kiểm chứng tác động của
    một số biện pháp đã đề xuất.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
    - Phương pháp điều tra
    - Phương pháp thực nghiệm sư phạm
    - Phương pháp trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề.
    - Phương pháp trắc nghiệm.
    - Phương pháp thực nghiệm.
    - Phương pháp thống kê xã hội học, sử dụng phần mềm SPSS.
    Ngoài ra chúng tôi sử dụng một số phương pháp bổ trợ như trò
    chuyện, quan sát, chuyên gia . để thu thập các tư liệu thực tiễn sinh động
    về vấn đề GDHN trong các trường THPT
    8. Những đóng góp mới của luận án
    + Về lý luận: Làm sáng tỏ ý nghĩa, lý luận về GDHN cho học sinh
    THPT trong bối cảnh hiện nay, mối quan hệ giữa GDHN và phát triển tiềm
    năng nghề nghiệp - một trong những vấn đề cốt lõi của việc bồi dưỡng nhân
    cách, phát triển sức lao động.
    + Về thực tiễn: Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động GDHN trong mối
    quan hệ với mức độ phát triển TNNN của học sinh THPT miền núi Tây Bắc,
    nguyên nhân của thực trạng. Đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao
    hiệu quả GDHN, góp phần phát triển TNNN cho học sinh THPT miền núi
    Tây Bắc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...