Tiểu Luận Biện pháp tổ chức giao lưu học sinh giỏi đạt hiệu quả

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
    Trong các năm học trước đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam tổ chức kỳ thi Học sinh giỏi cấp tiểu học với 2 môn Toán và Tiếng Việt nhằm thúc đẩy, động viên tinh thần thi đua dạy tốt - học tốt của đội ngũ giáo viên và các em học sinh. Từ năm học 2006 – 2007, nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện, tránh quá tải, tránh gây căng thẳng đối với học sinh về việc chỉ tập trung 2 môn Toán , Tiếng Việt. Trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học, Sở GD&ĐT hướng dẫn các Phòng GD&ĐT tổ chức thi học sinh giỏi lớp 5 bằng hình thức giao lưu nhằm phát hiện học sinh có năng khiếu tổng hợp ở các môn học: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Âm nhạc, Mĩ thuật, An toàn giao thông,
    Với hướng dẫn nhiệm vụ như trên, tôi nhận thấy rằng đây là yêu cầu mới cần phải có nhận thức đầy đủ và phải có biện pháp tích cực để làm sao tổ chức giao lưu đạt kết quả tốt nhất. Mặc dù việc tổ chức giao lưu không là yêu cầu bắt buộc đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tuỳ theo từng địa phương có thể tổ chức hay không. Nhưng với ngành giáo dục thành phố Tam Kỳ thì không thể không tổ chức. Chính vì thế mà tôi luôn suy nghĩ phải tổ chức phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong Giáo viên (GV), Học sinh (HS) của thành phố (thời điểm này tôi là Phó Trưởng phòng GD&ĐT phụ trách chuyên môn cấp tiểu học).
    III. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
    Theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông thì mục tiêu giáo dục Tiểu học là: Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.
    Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2006-2007, 2007-2008, 2008-2009, 2009-2010 của Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam nêu rõ: Các phòng GD&ĐT tổ chức giao lưu học sinh giỏi lớp 5 nhằm phát hiện học sinh có năng khiếu tổng hợp.
    Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2006-2007, 2007-2008, 2008-2009, 2009-2010 của Phòng GD&ĐT thành phố Tam Kỳ đều thể hiện rõ trong mỗi năm học Phòng GD&ĐT tổ chức giao lưu học sinh giỏi cấp thành phố.
    IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
    Từ khi có chỉ đạo của ngành cấp trên về việc không tổ chức thi học sinh giỏi cấp tiểu học mà chỉ tổ chức dưới hình thức giao lưu học sinh giỏi, có một thực trạng là một bộ phận Cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên thở phào nhẹ nhõm vì nghĩ rằng từ đây không cần phải tập trung cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nữa.
    Một số ít giáo viên cho rằng việc bồi dưỡng học sinh giao lưu học sinh giỏi là công việc của bộ phận phụ trách chuyên môn nhà trường nên giáo viên chỉ cần quan tâm dạy học sinh đạt chuẩn kiến thúc kĩ năng theo yêu cầu mà không quan tâm đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
    Một số giáo viên chỉ quan tâm tập trung bồi dưỡng học sinh giỏi 2 môn Toán và Tiếng Việt. Bộ phận số đông giáo viên dạy môn chuyên môn chọn không quan tâm đến vấn đề này. Giáo viên ở các lớp 1, 2, 3, 4 rất ít quan tâm vì nghĩ rằng đây là công việc của lớp 5.
    Xuất phát từ cơ sở lý luận trên và từ thực tiễn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, từ khi còn là cán bộ quản lý ở Phòng GD&ĐT, rồi khi về làm cán bộ quản lý ở trường, tôi thấy rằng: để tiếp tục duy trì và phát huy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhất thiết phải tổ chức Giao lưu học sinh giỏi. Chính vì thế, tôi đã luôn suy nghĩ, tìm ra các biện pháp tích cực để tổ chức giao lưu học sinh giỏi đạt hiệu quả cao nhất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...