Tiểu Luận Biện pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh tại khách sạn Holidays- Hà Nội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    ​ Việt Nam, một đất nước có hàng ngàn năm lịch sử, với truyền thống độc đáo, hàng nghìn di tích, danh lam thắng cảnh và nhiều tài nguyên du lịch khác, có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch.
    Trong những năm qua, cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, ngành du lịch Việt Nam đã từng bước phát triển về nhiều mặt, đúng hướng, có hiệu quả. Kết quả tăng trưởng của du lịch Việt Nam có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp du lịch. Các doanh nghiệp du lịch hiện nay có xu hướng tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, các dịch vụ ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Kinh doanh du lịch đã đảm bảo hiệu quả kinh tế- chính trị- xã hội, an ninh, an toàn, đóng góp vào ngân sách nhà nước, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
    Tuy nhiên, với chính sách mở cửa trong nền kinh tếthị trường có sự hoạt động kinh doanh của nhiều thành phần kinh tế đã đặt kinh tế đối ngoại nói chung và du lịch nói riêng trước một cuộc cạnh tranh gay gắt. Những năm gần đây, các ban ngành đoàn thể, công ty trách nhiệm hữu hạn, tư nhân và đối tác nước ngoài đổ xô vào liên doanh để kinh doanh khách sạn- du lịch với hy vọng đạt được lợi nhuận cao ở lĩnh vực này đã làm cho số lượng công ty tham gia kinh doanh khách sạn- du lịch tăng đột biến làm mất cân đối giữa cung và cầu, chất lượng phục vụ chưa cao, trình độ kinh doanh thấp, hiệu quả kinh doanh giảm sút.
    Do vậy mục tiêu được đặt lên hàng đầu của mỗi doanh nghiệp kinh doanh khách sạn- du lịch chính là vấn đề làm thế nào để kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trong thị trường mà cạnh tranh diễn ra ngày một gay gắt hơn giữa các doanh nghiệp khách sạn- du lịch với nhau. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt thích ứng với cơ chế mới, phải tính đến hiệu quả ngay từ trong chiến lược và phương án kinh doanh thì mới có thể tồn tại và phát triển trong xu thế cạnh tranh khắc nghiệt này. Vì vậy, vấn đề đưa ra là áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh là cần thiết và việc tiết kiệm chi phí ở đây là giảm chi phí trên cơ sở không ngừng đẩy mạnh doanh thu , nâng cao văn minh phục vụ người tiêu dùng. Chỉ trên cơ sở đó các đơn vị kinh doanh khách sạn- du lịch mới thực sự nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
    Với những lý do trên, trong quá trình thực tập nghiên cứu tình hình kinh doanh tại khách sạn Holidays- Hà Nội em chọn đề tài “ Biện pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh tại khách sạn Holidays- Hà Nội”.
    Mục đích nghiên cứu hệ thống lý luận về tiết kiệm chi phí đồng thời qua nghiên cứu để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của khách sạn bằng những chỉ tiêu kinh tế khác nhau nhằm đưa ra một số ý kiến đề xuất dựa trên phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích thông kê
    Do thời gian có hạn chuyên đề chỉ tập trung nghiên cứu về chi phí kinh doanh và sử dụng chi phí có hiệu quả khi tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn Holidays- Hà Nội.
    Nội dung của chuyên đề bao gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về chi phí trong kinh doanh khách sạn.
    Chương 2: Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng chi phí tại khách sạn Holidays- Hà Nội.
    Chương 3: Một số biện pháp tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế tại khách sạn Holidays- Hà Nội.






    Chương I: Cơ sở lý luận về chi phí trong kinh doanh khách sạn.
    1.1 Khách sạn và kinh doanh khách sạn.
    1.1.1 Khái niệm:

    Khách sạn là cơ sở phục vụ lưu trú phổ biến đối với mọi khách du lịch. Chúng sản xuất, bán và trao cho khách du lịch những dịch vụ, hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu của họ về chỗ ngủ, nghỉ ngơi, ăn uống, chữa bệnh, vui chơi giải trí phù hợp với mục đích và động cơ của chuyến đi. Chất lượng và sự đa dạng của dịch vụ hàng hoá trong khách sạn xác định thứ hạng của nó. Mục đích hoạt động là thu được lợi nhuận.
    Tuy nhiên, cùng với sự nâng cao không ngừng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cũng như sự phát triển mạnh mẽ của du lịch, hoạt động kinh doanh khách sạn ngày càng phong phú, đa dạng, từ đó làm giàu thêm nội dung của khái niệm khách sạn. Xu hướng phát triển của khách sạn là không ngừng tăng các dịch vụ bổ sung.
    1.1.2 Đặc điểm:
    Ngoài những đặc điểm giống kinh doanh du lịch: Sự trùng lặp về thời gian và địa điểm trong sản xuất, tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ, tính thời vụ kinh doanh khách sạn có những đặc điểm quan trọng sau:
    - Dung lượng vốn lớn: các doanh nghiệp khách sạn- du lịch đều cần phải có một số tư liệu lao động nhất định như: Khách sạn, Môten, Restaurant, Snackbar, hoặc Camping kinh doanh, các trang thiết bị dụng cụ, phương tiện vận chuyển ngoài những tư liệu lao động , doanh nghiệp còn cần có nguyên liệu, hàng hoá phục vụ cho kinh doanh, tiền mặt dùng cho chi phí
    - Dung lượng lao động lớn bao gồm: lao động kinh doanh ăn uống, lao động kinh doanh lưu trú, lao động kinh doanh các dịch vụ khác và lao động quản lý.
    - Sự biệt lập tương đối lớn của từng cơ sở kinh doanh: trong khách sạn cơ sở vật chất kỹ thuật gồm các công trình phục vụ lưu trú, ăn uống, giải trí và các khu vực bổ trợ như: giặt là, nhà kho, bãi để xe các cơ sở này nằm ở các khu vực khác nhau, có sự biệt lập tương đối nhưng vẫn đảm bảo mối liên hệ chức năng giữa các bộ phận, các phòng ban, khu vực.
    - Tính sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách trong mọi thời gian: sản phẩm của khách sạn- du lịch là dịch vụ nên sản xuất và tiêu dùng xảy ra đồng thời, việc tổ chức lao động theo ca do vậy có thể phục vụ khách 24/24.
    1.1.3 Các loại hình kinh doanh khách sạn:
    - Khách sạn: là cơ sở lưu trú bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng và tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch lưu trú, đáp ứng một số yêu cầu của khách về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác.
    - Motel: là cơ sở lưu trú được xây dựng gần đường giao thông với kiểu kiến trúc thấp tầng bảo đảm các dịch vụ phục vụ lưu trú cho khách du lịch đi bằng phương tiện vận chuyển, có dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển cho khách.
    - Làng du lịch: là cơ sở lưu trú bao gồm quần thể các ngôi nhà, các biệt thự và bangalon được quy hoạch, xây dựng với các tiện nghi và dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí cần thiết cho khách du lịch.
    - Khu Camping: là khu vực được quy hoạch có trang thiết bị phục vụ khách du lịch đến cắm trại, nghỉ ngơi, có chỗ để phương tiện vận chuyển của khách.
    - Bangalon: là cơ sở lưu trú được làm bằng gỗ hoặc các vật liệu nhẹ khác theo phương pháp lắp ghép đơn giản, bangalon có thể làm riêng lẻ hoặc thành dãy, thành cụm. Thường được xây dựng trong các khu nghỉ mát, vùng biển, vùng núi hoặc làng du lịch.
    - Biệt thự: là nhà kiên cố có phòng khách, phòng ngủ, bếp, chỗ để phương tiện giao thông, sân, vườn phục vụ khách du lịch lưu trú.
     
Đang tải...