Luận Văn Biện pháp tạo nguồn thu cho bản tin của Hội Lương thực-thực phẩm TP.HCM

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi taitailieu_17, 10/3/12.

  1. webtailieu.org_17

    Bài viết:
    93
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
    Hội LT-TP TP.HCM (FFA) là một tổ chức phi lợi nhuận, đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh - chế biến lương thực, thực phẩm trên địa bàn TP.HCM. Với số lượng hội viên không ít (khoảng 170 hội viên) và tổng quy mô khá lớn (sản lượng của hội viên chiếm hơn 50% sản lượng của tồn ngành), công tác thông tin của Hội thông qua bản tin đóng vai trò rất quan trọng. Bản tin vừa phải đáp ứng nhu cầu thông tin nội bộ (thông tin về hoạt động của Hội và hội viên) lẫn nhu cầu thông tin kinh tế, thị trường, công nghệ mới liên quan đến ngành.
    Để thực hiện tốt vai trò của mình nhằm hướng tới mục tiêu là cầu nối giữa Hội với hội viên và giữa các hội viên với nhau, trước hết bản tin phải tự mình tồn tại và phát triển bằng nguồn thu lâu dài và bền vững. Nếu cứ trông chờ vào sự trợ giúp luân phiên của hội viên như hiện nay (mỗi hội viên tài trợ 2.000.000 đồng/kỳ và lương của nhân viên phụ trách bản tin được tài trợ cố định bởi một thành viên của Hội) thì những người thực hiện bản tin sẽ không bao giờ biết được bản tin của mình thu hút độc giả như thế nào, đáp ứng nhu cầu thông tin ra sao mà cải thiện ngày càng tốt hơn. Hơn nữa, bản tin nên dựa vào nguồn thu của chính mình để có thể đề ra các chiến lược phù hợp và dài hạn. Sự tài trợ của hội viên chỉ nên được xem là cứu cánh sau cùng.
    Vậy làm thế nào để bản tin có thể tồn tại và phát triển lớn mạnh mà không dựa vào các nguồn tài trợ?
    Đề tài “Biện pháp tạo nguồn thu cho bản tin của Hội Lương thực-thực phẩm TP.HCM” là một đề tài có ý nghĩa thực tiễn, giúp bản tin có thể tự mình đứng vững bằng nguồn thu lâu dài và chắc chắn, bước đầu thỏa mãn nhu cầu hội viên hiện tại và dần dần thu hút số lượng hội viên tiềm năng ngày càng nhiều.
    1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
     Khảo sát thực trạng thu chi về hoạt động của bản tin FFA và nguồn thu của một số bản tin khác
     Dự kiến một số biện pháp tạo nguồn thu cho bản tin FFA
    - Đề xuất biện pháp
    - Kế hoạch tiếp cận


    1.3 PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
     Chỉ nghiên cứu bản tin bằng giấy và dự kiến một số biện pháp tạo nguồn thu cho bản tin bằng giấy.
     Đối tượng nghiên cứu: các doanh nghiệp trong ngành LT-TP và các doanh nghiệp có thể là nhà cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành.
    1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
    Do đối tượng nghiên cứu là bản tin (bằng giấy) của Hội nên cơ sở lý thuyết về bản tin rất ít, không cụ thể, hầu như chỉ nói về các Hội và bản tin điện tử của các Hội ở nước ngồi.
    Vì vậy, đề tài này được thực hiện chủ yếu dựa vào hoạt động thực tiễn của các Hội ở Việt Nam: xem xét cách làm của họ, tại sao họ lại chọn cách làm như vậy, có gặp khó khăn gì không, nếu có thì giải quyết như thế nào. Từ đó, đối chiếu với FFA và bản tin của Hội nhằm tìm ra và thực hiện các biện pháp tạo nguồn thu cho bản tin FFA.
    Cụ thể:
    - Phỏng vấn nhân viên phụ trách bản tin của FFA để tìm hiểu hoạt động của bản tin
    - Phỏng vấn nhân viên phụ trách bản tin của các Hội khác để tìm hiểu nguồn thu của một số bản tin, từ đó đề xuất một số biện pháp tạo nguồn thu của bản tin FFA
    - Kết hợp với cơ sở lý thuyết thực hiện kế hoạch tiếp cận một cách khoa học, hệ thống
    - Phân tích thuận lợi và khó khăn khi thực hiện kế hoạch nhằm đánh giá tính khả thi của kế hoạch.



    ****




    KẾT LUẬN

    Luận văn được thực hiện nhằm tạo nguồn thu cho bản tin của FFA. Một bản tin có thể có được nhiều nguồn thu: từ ngân sách Hội, sự tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, bán bản tin, bán quảng cáo. Tuy nhiên, nguồn thu chỉ mạnh và bền vững khi xuất phát từ chất lượng của bản tin. Chính chất lượng của bản tin quyết định sự tồn tại và phát triển của nó. Điều này cũng làm cho Hội có trách nhiệm với bản tin của mình hơn, làm cho bản tin ngày càng được cải tiến. Dựa trên nền tảng này, 2 biện pháp tác giả đề ra đều dựa trên chất lượng bản tin của FFA .
    Kết quả đạt được của Luận văn đã giải quyết được 2 mục tiêu đề ra trong chương 1:
     Mô tả thực trạng bản tin FFA và nguồn thu của một số bản tin khác
     Dự kiến một số biện pháp tạo nguồn thu cho bản tin
    Cụ thể, chương 3 đã tìm hiểu các yếu tố tác động lên việc thực hiện bản tin như các điều lệ, chính sách, cách thức hoạt động cũng như các hoạt động chức năng của Hội, đặc điểm hội viên, thông qua việc nghiên cứu những tài liệu về FFA như báo cáo Hội nghị Tổng kết năm 2003 và phương hướng năm 2004, Kỷ yếu năm 2003 của FFA,
    Chương 4 đi sâu phân tích bản tin FFA, bao gồm mục tiêu, đối tượng, chất lượng bản tin, khó khăn trong việc xử lý thông tin, nguồn tài chính nhằm đánh giá ưu nhược điểm của bản tin; và tìm hiểu nguồn thu của một số bản tin khác bằng cách phỏng vấn nhân viên phụ trách bản tin của các hội. Trên cơ sở thực tế đó, tác giả so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa các nguồn thu, tại sao lại có sự khác nhau này, và dựa vào thực trạng của FFA để đề xuất một số biện pháp tạo nguồn thu cho bản tin FFA.
    Chương 5 trình bày các biện pháp được triển khai một cách chi tiết từ mục tiêu trong năm đầu tiên, xác định khách hàng tiềm năng, kế hoạch tiếp cận đến việc đánh giá tính khả thi của chúng thông qua phân tích các thuận lợi và khó khăn khi thực hiện biện pháp.
    6.2 HẠN CHẾ
    Trên thực tế, FFA chưa có một chiến lược đúng đắn và phù hợp cho dịch vụ thông tin nói chung và bản tin nói riêng vì Hội vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược. Do đó, các giả thiết là điều kiện tiền đề cho kế hoạch tạo nguồn thu cho bản tin chưa thể triển khai ngay được.
    6.3 KIẾN NGHỊ
    Do vậy để sử dụng kết quả do đề tài này thực hiện cần tham khảo thêm đề tài “Cải tiến chất lượng bản tin của Hội Lương thực-thực phẩm TP.HCM”, cũng như một số đề tài khác có liên quan đến hoạt động của FFA.
    Ngồi ra cần tham khảo thêm các bản tin của FFA trong báo cáo thực tập “Một số biện pháp tạo nguồn thu cho bản tin” để hiểu rõ hơn về bản tin.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...