Luận Văn Biện pháp tăng tính cạnh tranh của hoạt động phát hành thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Bống Hà, 17/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Biện pháp tăng tính cạnh tranh của hoạt động phát hành thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
    CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ THẺ

    Hai hình thức thanh toán tiền tệ
    Tiền tệ vừa là sản phẩm vừa là công cụ phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ thanh toán chi trả lẫn nhau phải dùng tiền tệ. Vì vậy, thanh toán tiền tệ là một yêu cầu khách quan, là điều kiện cần thiết để phục vụ cho quá trình tái sản xuất xã hội.
    Thanh toán tiền tệ được thực hiện dưới hai hình thức: thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt.
    Thanh toán tiền mặt
    Thanh toán dùng tiền mặt là việc chi trả trực tiếp bằng tiền mặt trong các quan hệ thanh toán thu chi. Đặc điểm của mối quan hệ thanh toán này là việc thanh toán được thực hiện trực tiếp giữa người mua- người bán, không có sự xuất hiện của bên thứ ba, do đó các ngân hàng thương mại không có vai trò gì trong mối quan hệ thanh toán này. Trong thanh toán tiền mặt, sự vận động của hàng hoá gắn liền với sự vận động của tiền tệ và tiền tệ đóng vai trò làm vật môi giới trong quá trình lưu thông. Nhưng khi sản xuất và trao đổi phát triển đến một trình độ cao hơn thì việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt không còn giữ địa vị độc tôn, không những thế nó còn tỏ ra có nhiều điểm không thích hợp. Sự hạn chế của nó thể hiện ở chỗ giao dịch thường có giá trị lớn hơn trước, do đó cần phải có một khối lượng lớn tiền mặt. Điều đó làm cho các đơn vị kinh doanh tốn nhiều chi phí và chịu nhiều rủi ro, đặc biệt là khi không gian sản xuất được mở rộng, nhiều đơn vị kinh doanh có mối quan hệ làm ăn ở rất xa nhau, đồng thời gây ra nhiều khó khăn cho nhà nước trong việc quản lý tiền tệ.
    Những bất tiện của việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán đòi hỏi phải có thêm những hình thức thanh toán thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, với sự phát triển vượt bậc của hệ thống ngân hàng, các dịch vụ, các công cụ thanh toán đã được ngân hàng nghiên cứu đưa ra để khách hàng lựa chọn cho mình một hình thức thanh toán thích hợp thay cho thanh toán tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt phát sinh từ đó và càng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
    Thanh toán không dùng tiền mặt
    Thanh toán không dùng tiền mặt là tổng hợp các mối quan hệ chi trả tiền tệ không có sự xuất hiện của tiền mặt. Đặc trưng của phương thức này là sự vận động của hàng hoá, dịch vụ độc lập với sự vận động của tiền tệ cả về thời gian lẫn không gian và thông thường hai quá trình này không ăn khớp với nhau. Trong phương thức này, tiền mặt không làm trung gian trao đổi mà chính hình thức tiền tệ kế toán (tiền ghi sổ) thực hiện chức năng này.
    Khác với thanh toán dùng tiền mặt chỉ là quan hệ thanh toán giữa người mua và người bán, trong thanh toán không dùng tiền mặt, ngoài chủ thể chịu trách nhiệm thanh toán và chủ thể được hưởng thường có sự tham gia của ít nhất là một ngân hàng nên ngân hàng có một vai trò to lớn, vừa là người tổ chức, vừa là người thực hiện, đồng thời là người kết thúc quá trình thanh toán. Sự tham gia của ngân hàng cùng với các phương tiện hiện đại và các mối quan hệ đa dạng vào quá trình thanh toán sẽ giúp cho việc thực hiện các hoạt động thanh toán cho doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng và an toàn. Các đơn vị kinh doanh chỉ cần mở tài khoản tại ngân hàng và ký lệnh thanh toán khi cần thiết là mọi hoạt động thanh toán coi như đã được hoàn tất. Hơn nữa, số tiền trong tài khoản của doanh nghiệp lại rất an toàn và có thể sinh lãi trong thời gian chưa dùng đến. Như vậy, hoạt động thanh toán đã được đơn giản rất nhiều, giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp. Các hoạt động như vận chuyển tiền, kiểm tra tiền để thanh toán không còn nữa, lượng tiền trong lưu thông và các chi phí lưu thông cần thiết như chi phí in tiền, vận chuyển và bảo quản tiền giảm, tiền nhàn rỗi lại được tận dụng để phát triển kinh tế xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...