Luận Văn Biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT chuyên Nguyễn Huệ tỉnh Hà Tây

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Quản lý giáo dục
    Trường: Cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng
    Loại: Đề tài tốt nghiệp
    File: doc


    Trình độ: Thạc sĩ
    Số trang: 119


    Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là một xu thế phát triển khách quan. Điều đó đặt sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá của đất nước ta nói chung, sự nghiệp giáo dục- đào tạo của chúng ta nói riêng trước những thời cơ và thách thức không nhỏ.
    Tất cả các quốc gia, từ những nước phát triển đến những nước đang phát triển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải đổi mới giáo dục một cách năng động hơn, hiệu quả trực tiếp hơn những nhu cầu của sự hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
    Cùng với KH-CN, Giáo dục và Đào tạo được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng, đề cao là quốc sách hàng đầu. Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ hàng đầu, là khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển giáo dục đào tạo ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Nhận thức sâu sắc chiến lược phát triển giáo dục đào tạo của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới đến năm 2001: “ Giáo dục phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực sự quan tâm tới việc phát triển giáo dục “ đại trà và mũi nhọn”. Vì thế từ năm 1987 ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước được phép thành lập trường THPT chuyên (trường chuyên biệt) dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục toàn diện.
    Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ- Hà Tây có tiền thân là Trung tâm văn hoá giải phóng kháng chiến vùng tự do, thành lập từ năm 1947 tại làng Sêu- Mỹ Đức. Trường có bề dày truyền thống hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành. Đến năm 1997 trường được UBND tỉnh Hà Tây quyết định chuyển thành trường chuyên, bồi dưỡng học sinh giỏi, đào tạo nguồn nhân tài trẻ tuổi cho địa phương, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Với bề dày truyền thống và thành tích xuất sắc trong mười năm đổi mới, năm 2000 Chủ tịch nước đã phong tặng trường THPT chuyên Nguyễn Huệ danh hiệu Anh hùng lao động, năm 2003 trường vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập hạng 3. Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ đã có những đổi mới đáng kể về công tác quản lý dạy học.
    Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi từ trường THPT đại trà sang trường THPT chuyên, nhà trường cũng có những bất cập trong quản lý giáo dục đào tạo như:
    - Trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhất là đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo toàn diện học sinh trường chuyên của tỉnh.
    - Cơ sở vật chất xuống cấp và trong tình trạng chắp vá, sửa chữa, sử dụng tạm thời; các trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại còn hạn chế, chưa thực sự phát huy tối đa sự năng động, sáng tạo trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh chuyên.
    - Nếp dạy và học của trường THPT thời kỳ bao cấp vẫn còn sức ỳ, ảnh hưởng không nhỏ tới nhận thức, lề lối làm việc, học tập của cán bộ và học sinh nhà trường.
    - Tình trạng học lệch, học thực dụng của học sinh khiến sự đầu tư theo lối thực dụng của cha mẹ học sinh còn quá sâu sắc.
    Xuất phát việc học tập, nghiên cứu lý luận về khoa học quản lý giáo dục, từ thực tiễn công tác, tôi thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý dạy học của các trường THPT chuyên nói chung và trường THPT chuyên Nguyễn Huệ nói riêng nhằm rút kinh nghiệm góp phần đề ra các biện pháp quản lý dạy học đồng bộ, có tính khả thi cao, để vừa phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, vừa đáp ứng được mục tiêu giáo dục - đào tạo mà tỉnh, ngành đặt ra đối với nhà trường.
    Kết cấu luận văn là:
    Chương 1:Cơ sở lý luận của đề tài
    Chương 2:Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học
    Chương 3:Biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông chuyên
     
Đang tải...