Thạc Sĩ Biện pháp tăng cường quản lý Giáo dục Thể chất cho sinh viên trường Trung học Kinh tế Quảng Ninh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Biện pháp tăng cường quản lý Giáo dục Thể chất cho sinh viên trường Trung học Kinh tế Quảng Ninh

    MỤC LỤC
    Lời cảm ơn . i
    Mục lục . ii
    Danh mục chữ và đơn vị đo lường viết tắt . viii
    Danh mục các bảng vvii
    Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 3
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
    3.2. Khách thể nghiên cứu 3
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3
    5. Giả thuyết khoa học 4
    6. Phương pháp nghiên cứu 4
    6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận . 4
    6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4
    6.2.1. Phương pháp điều tra viết . 4
    6.2.2. Phương pháp quan sát 5
    6.2.3. Phương pháp tọa đàm, phỏng vấn . 5
    6.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm . 5
    6.2.5. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động . 5
    6.2.6. Phương pháp thống kê toán học 6
    7. Phạm vi và giới hạn của đề tài 6
    8. Đóng góp mới của luận văn 6
    9. Cấu trúc luận văn 6
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
    DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN Ở TRƯỜNG
    TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP . 7
    1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu . 7
    1.1.1. Ở nước ngoài . 7
    1.1.2. Ở trong nước ta . 9
    1.2. Một số khái niệm công cụ và cơ sở pháp lý của quản lý hoạt động
    GDTC cho sinh viên các trường chuyên nghiệp 10
    1.2.1. Một số khái niệm công cụ 10
    1.2.1.1. Giáo dục thể chất 10
    1.2.1.2. Khái niệm về quản lý giáo dục 11
    1.2.1.3. Khái niệm về quản lý GDTC . 14
    1.2.1.4. Khái niệm về biện pháp quản lý GDTC . 15
    1.2.2. Cơ sở pháp lý của hoạt động GDTC cho sinh viên ở trường
    THCN 17
    1.2.2.1. Cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với công tác
    GDTC 17
    1.2.1.6. Cơ sở các văn bản pháp quy của Nhà nước về công tác
    GDTC 19
    1.3. Các vấn đề cơ bản về quản lý GDTC cho sinh viên trường THCN . 20
    1.3.1. Mục tiêu quản lý GDTC cho sinh viên trường THCN . 20
    1.3.2. Các chức năng, nguyên tắc quản lý GDTC cho sinh viên
    trường THCN 21
    1.3.2.1. Chức năng quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên
    trường THCN 21
    1.3.2.2. Các nguyên tắc quản lý GDTC cho sinh viên trường
    THCN 22
    1.3.3. Các biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt
    động GDTC ở trường THCN 24
    1.3.3.1. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn nâng cao năng lực
    chuyên môn cho giáo viên giảng dạy môn GDTC, đổi
    mới phương pháp giảng dạy môn GDTC . 25
    1.3.3.2. Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục thể
    chất cho sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả GDTC trong
    nhà trường 26
    1.3.3.3. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn quản lý tốt sân bãi,
    dụng cụ tập luyện môn GDTC 27
    1.3.3.4. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn quản lý hoạt động
    giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của sinh
    viên và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn GDTC 28
    1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả của quản lý hoạt động
    GDTC cho sinh viên trường THCN 30
    1.3.4.1. Các yếu tố chủ quan 30
    1.3.4.2. Các yếu tố khách quan 30
    Kết luận chương 1 . 34
    Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
    THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG THKT
    QUẢNG NINH 35
    2.1. Một vài nét về khách thể điều tra 35
    2.2. Thực trang hoạt động GDTC ở trường THKT Quảng Ninh 36
    2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, sinh
    viên về vai trò của hoạt động GDTC ở trường THCN 36
    2.2.2. Thực trạng thực hiện nội dung chương trình GDTC ở trường
    THKT Quảng Ninh 39
    2.2.2.1. Mục tiêu môn học 39
    2.2.2.2. Nhiệm vụ của môn học GDTC được xác định là: 39
    2.2.2.3. Nội dung chương trình 40
    2.2.2.4. Phân phối chương trình cho chương trình 60 tiết 40
    2.2.3. Thực trạng sử dụng phương pháp và hình thức tiến hành
    GDTC ở trường THKT Quảng Ninh 41
    2.3. Thực trạng quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên trường THKT
    Quảng Ninh . 44
    2.3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động GDTC ở
    trường THKT Quảng Ninh . 44
    2.3.2. Thực trạng công tác tổ chức quản lý hoạt động GDTC cho
    sinh viên trường THKT Quảng Ninh 47
    2.3.3. Thực trạng các biện pháp chỉ đạo thực hiện các hoạt động
    GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh 51
    2.3.4. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá kết quả GDTC ở
    trường THKT Quảng Ninh . 55
    2.3.4.1. Thực trạng sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá kết
    quả GDTC của trường THKT Quảng Ninh 55
    2.3.4.2. Thực trạng kết quả kiểm tra đánh giá GDTC ở trường
    THKT Quảng Ninh 57
    Kết luận chương 2 60
    Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ GIÁO
    DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG TRUNG
    HỌC KINH TẾ QUẢNG NINH 61
    3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp tăng cường quản lý hoạt động
    GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh . 61
    3.2. Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động GDTC cho sinh
    viên trường THKT Quảng Ninh 62
    3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của GDTC cho sinh viên 62
    3.2.2. Đổi mới nội dung chương trình phương pháp giáo dục,
    phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả GDTC cho sinh viên . 64
    3.2.3. Đa dạng hoá các loại hình hoạt động GDTC cho sinh viên . 67
    3.2.4. Nâng cao năng lực chuyên môn cho các cán bộ giảng dạy
    môn GDTC 70
    3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho GDTC 73
    3.2.6. Tổ chức tốt các phong trào thi đua rèn luyện thân thể trong
    nhà trường 75
    3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất . 77
    3.4. Khẳng định tính khả thi của các biện pháp 78
    3.4.1. Khẳng định tính khả thi của các nguyên tắc đề xuất biện
    pháp 78
    3.4.2. Kiểm định tính khả thi của các biện pháp hội thảo khoa học . 80
    3.4.3. Kiểm định tính khả thi của các biện pháp tăng cường quản lý
    GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh qua phương
    pháp chuyên gia 81
    Kết luận chương 3 . 82
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 83
    1. Kết luận . 83
    2. Kiến nghị . 85
    2.1. Đối với các cơ quản quản lý cấp Nhà nước, cấp Bộ, Ngành và
    cấp tỉnh . 85
    2.2. Đối với Ban giám hiệu trường THKT Quảng Ninh 85
    2.3. Đối với giáo viên 85
    2.4. Đối với sinh viên . 85
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 86
    PHỤ LỤC . 90
    Phiếu phỏng vấn 1 . 90
    Phiếu phỏng vấn 2 . 92
    Phiếu phỏng vấn 3 . 94
    Phiếu phỏng vấn 4 . 96

    Phần 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    GDTC trong nhà trường nói chung và trong các trường THCN nói riêng
    là một con đường, một phương tiện có hiệu quả để thực hiện mục tiêu giáo
    dục toàn diện và phát triển hài hoà, cân đối hình thể, nâng cao năng lực thể
    chất và các tố chất thể lực cho học sinh, sinh viên.
    GDTC là một lĩnh vực sư phạ m chuyên biệt có tác dụng tích cực đối
    với việc rèn luyện và bồi dưỡng những phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức
    thẩm mỹ trong việc hình thành nhân cách cho học sinh, sinh viên.
    GDTC và thể thao trường học thực sự có vị trí quan trọng trong sự
    nghiệp đổi mới nền giáo dục của nước ta trong giai đoạn hiện nay, bởi chỉ có
    thể phát triển trí tuệ tốt nhất trên một cơ thể khoẻ mạnh. Cùng với chuyên
    ngành khoa học khác, GDTC và thể thao trường học thực hiện các mục tiêu
    về GD-ĐT nhằm góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện Đức, Trí,
    Thể, Mỹ để phục vụ đắc lực cho sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giữ
    vững và tăng cường an ninh quốc phòng cho đất nước.
    Trong những năm qua, sự nghiệp GD- ĐT nói chung và công tác
    GDTC và thể thao trường học nói riêng ở nước ta đã đạt được những thành
    tựu đáng khích lệ. Ngoài việc phổ cập giảng dạy môn GDTC ở trường học
    các cấp, nhiều trường cũng chú trọng cải tiến nội dung phương pháp d ạy
    học, nâng cao chất lượng giả ng dạy, giúp cho chất lượng công tác GDTC
    được nâng cao rõ rệt.
    Tuy nhiên, trong những năm đầu thế kỷ XXI, trước những yêu cầu và
    thách thức mới của tiến bộ xã hội, đòi hỏi học sinh, sinh viên cần phải có trình
    độ phát triển thể chất cao hơn nữa. Mặt khác, khái niệm kinh tế hàng hoá vậ n
    động theo cơ chế thị trường ở nước ta cũng đặt ra những yêu cầu mới về GD-
    ĐT là phải đáp ứng yêu cầu của xã hội và ngành nghề đào tạo về nhân cách
    người được đào tạo cả về thể lực lẫn năng lực và phẩm chất nghề nghiệp.
    Trường THKT Quảng Ninh là một trường chuyên nghiệp được thành
    lập ngày 12 tháng 9 năm 1970, ngoài chức năng đào tạo chính ngành kế toán
    các ngành sản xuất, hành chính sự nghiệp, thuế vụ có trình độ trung cấp, nhà
    trường còn liên kết đào tạo sinh viên có trình độ cao đẳng và đại học về các
    ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính kế toán và luật. Hàng năm số
    sinh viên được đào tạo khoảng 700 sinh viên.
    Trong nhiều năm qua, bộ môn GDTC của trường cũng đã có nhiều cố
    gắng thực hiện tốt quy trình đào tạo và đã góp phần cùng nhà trường nâng dần
    được chất lượng đào tạo. Nói chung, thể chất của sinh viên ra trường đã được
    các cơ sở sử dụng đánh giá tương đối tốt.
    Tuy vậy, nghiêm khắc mà nhìn nhận trong công tác GDTC vẫn còn tồn
    tại nhiều vấn đề như: ý thức coi nhẹ học tập môn GDTC của sinh viên còn có
    tỷ lệ khá lớn, công tác đổi m ới nội dung và phương pháp dạy học còn chậm,
    chất lượng giảng dạy, học tập và rèn luyện chưa cao, công tác ngoại khoá còn
    bị coi nhẹ, nhất là khâu xã hội hoá TDTT còn chưa được quan tâm đầy đủ.
    Như chúng ta đã biết, quản lý là một hoạt động được hình thành khá
    sớm, khi xã hội hình thành thì công tác quản lý cũng ra đời; Bởi nó là một tất
    yếu cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Để làm tốt bất cứ việc gì, con
    người cũng phải nghĩ tới làm thế nào để tổ chức và quản lý cho có hiệu quả.
    Đó là một vấn đề khoa học - khoa học tổ chức và quản lý.
    Ngày nay trong sự nghiệp đổi m ới của đất nước, khoa học tổ chức và
    quản lý lại cần phát triển và vận dụng tiến thêm một bước. Các nhà lãnh đạo và
    các nhà quản lý ở mọi lĩnh vực muốn thành công trong công việc của mình đều
    phải tìm cách tiếp cận một phương thức tổ chức quản lý hợp lý và tối ưu nhất.
    Trong lĩnh vực giáo dục nói chung và GDTC nói riêng c ũng vậy, muốn
    đạt được mục tiêu đặt ra thì trước tiên phải đưa ra một phương thức tổ chức
    quản lý giáo dục hợp lý. Bởi vậy trong công tác GDTC cho học sinh, sinh
    viên các trường đại học, cao đẳng và THCN việc lựa chọn và ứng dụng các
    biện pháp quản lý GDTC là vô cùng cần thiết.
    Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Biện pháp
    tăng cường quản lý Giáo dục Thể chất cho sinh viên trường Trung học
    Kinh tế Quảng Ninh”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Thông qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động GDTC
    cho sinh viên trường THCN, tiến hành lựa chọn một số biện pháp tăng cường
    quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của GDTC cho sinh viên trường THKT
    Quảng Ninh.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở
    trường THKT Quảng Ninh.
    3.2. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình quản lý hoạt động GDTC của cán bộ giảng viên và sinh viên
    ở trường THKT Quảng Ninh.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên
    ở trường THCN.
    - Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở
    trường THKT Quảng Ninh.
    - Đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý nhằm nâng cao hiệu quả
    GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh.
    5. Giả thuyết khoa học
    Chất lượng và hiệu quả của hoạt động GDTC cho sinh viên ở trường
    THKT Quảng Ninh phụ thuộc vào các biện pháp quản lý của người quản lý,
    nếu đề xuất được hệ thống các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động
    GDTC cho sinh viên phù hợp với đối tượng quản lý và điều kiện cơ sở vật
    chất của nhà trường thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả GDTC trong nhà
    trường THKT Quảng Ninh, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện
    của nhà trường.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    Để giải quyết được các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi s ử
    dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
    6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
    Tác giả luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương
    pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá để xây dựng hệ thống
    lý luận của đề tài luận văn.
    6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    6.2.1. Phương pháp điều tra viết
    Điều tra bằng Anket đối với giáo viên, cán bộ quản lý có kinh nghiệ m
    và học sinh của trường THKT Quản Ninh để trưng cầu ý kiến chuyên gia về
    thực trạng công tác quản lý giáo dục thể chất, thực trạng công tác GDTC và
    đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất đã
    đề xuất bằng các phiếu xin ý kiến.
    Mẫu phiếu 1: Dành cho cán bộ quản lý và các chuyên gia trong và
    ngoài trường THKT Quảng Ninh.
    Mẫu phiếu 2: Dành cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh.
    Mẫu phiếu 3: Phiếu xin ý kiến chuyên gia.
    6.2.2. Phương pháp quan sát
    Quan sát thống kê thực tế các cơ sở vật chất, dụng cụ, sân bãi và quan
    sát dự qua một số giờ lên lớp của giáo viên môn GDTC cho sinh viên trường
    THKT Quảng Ninh.
    6.2.3. Phương pháp tọa đàm, phỏng vấn
    * Tiến hành tọa đàm với Ban giám hiệu, phòng đào tạo và các bộ phậ n
    có liên quan đến hoạt động GDTC cho sinh viên ở trường THKT Quảng Ninh
    để nắm được quan điểm chỉ đạo, sự quan tâm và trách nhiệm của lãnh đạo và
    các bộ phận có liên quan đối với hoạt động GDTC.
    * Phỏng vấn một số giáo viên TDTT, giáo viên và cán bộ quản lý
    không chuyên ngành TDTT để tìm hiểu nhận thức và ý kiến của họ về rèn
    luyện thể chất cho học sinh trong quá trình học tập tại trường.
    * Phỏng vấn các sinh viên ở trường THKT Quảng Ninh để tìm hiể u
    nhận thức, ý kiến, nguyện vọng của các em về công tác GDTC trong quá trình
    học tập tại trường.
    * Phỏng vấn các chuyên gia xem ý kiến về các biện pháp quản lý hoạt
    động GDTC cho sinh viên ở trường THKT Quảng Ninh.
    6.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
    Đề tài tiến hành tổng kết kinh nghiệm công tác GDTC cho sinh viên
    trường THKT Quảng Ninh đã thực hiện trong 5 năm gần đây.
    6.2.5. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
    Nghiên cứu thông qua:
    * Việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch hoạt động và chương trình
    GDTC.
    * Nghiên cứu hệ thống các văn bản , các quy chế, quy đ ịnh hoạt động
    TDTT trong nhà trường.
    * Thông qua đánh giá tổng hợp về kết quả học tập và rèn luyện thể chất
    của sinh viên trường THKT Quảng Ninh.
    6.2.6. Phương pháp thống kê toán học
    Sử dụng toán thống kê để phân tích các kết quả khảo sát nhằm đánh giá
    thực trạng và các kết quả nghiên cứu.
    7. Phạm vi và giới hạn của đề tài
    Giáo dục thể chất cho sinh viên trong các trường chuyên nghiệp được
    thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau: Dạy học thể dục, tổ chức các hoạt
    động thể thao trong nhà trường, các hoạt động rèn luyện thân thể ngoài nhà
    trường vv . Đề tài chỉ nghiên cứu các biện pháp tăng cường hoạt động quả n
    lý GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh dưới góc độ tiếp cận quả n
    lý hoạt động giáo dục thể chất thông qua ho ạt động dạy học môn Thể dục theo
    giờ chính khoá ở trường Trung học Kinh tế Quản Ninh.
    8. Đóng góp mới của luận văn
    Qua kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức quản lý hoạt động GDTC
    cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh, trên cơ sở đó đưa ra một số biện
    pháp quản lý GDTC áp dụng cho nhà trường. Kết quả nghiên cứu của luậ n
    văn sẽ đóng góp vào việc nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý đối với công
    tác GDTC nhằm nâng cao thể chất cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh.
    Làm cơ sở, tiền đề để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
    9. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục các tài liệu tham
    khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương:
    - Chương 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động GDTC
    cho sinh viên ở trường THCN.
    - Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở
    trường THKT Quảng Ninh.
    - Chương 3: Các biện pháp tăng cường quản lý nhằm nâng cao hiệu
    quả GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh.

    Chương 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ
    HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN
    Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP
    1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
    1.1.1. Ở nước ngoài
    Trong vài thập kỷ lại đây, công tác GDTC trường học đã trở thành quốc
    sách của nhiều nước, đặc biệt là một số nước phát triển và đang phát triển như
    Mỹ, Nga, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc.
    Ở Mỹ, trong những năm gần đây, trong công tác quản lý hoạt động
    GDTC đã coi trọng đổi mới chương trình đào tạo, coi trọng và tăng cường các
    môn học tự chọn, đồng thời chú trọng cải tiến phương pháp dạy học theo
    hướng phát huy tính tự giác tích cực của người học và ứng dụng rộng rãi
    công nghệ thông tin trong dạy học nói chung và GDTC nói riêng.
    Ở Liên Xô cũ cũng chú trọng công tác quản lý TDTT trường học và thể
    thao thành tích cao. Các công trình nghiên c ứu về quản lý TDTT trong GDTC
    của Novicop Mát vê ép (1978) đã hình thành hệ thống nguyên lý phương
    pháp và phương thức quản lý TDTT trường học.
    Philin (1976) cũng đã nghiên cứu đưa ra hệ thống phương pháp quản lý
    huấn luyện vận động viên thể thao trẻ.
    Ở Nhật Bản, các nhà khoa học lại chú trọng xây dựng hệ thống hợp tác
    không gian (Space Collaboration System) trong dạy học nói chung và dạy học
    TDTT nói riêng.
    Ở Hàn Quốc, các nhà khoa học chú trọng xây dựng các trung tâm công
    nghệ đa phương tiện (Multimedia) trong dạy học.
    rung Quốc là nước đang phát triển và là một cường quốc về TDTT,
    bởi vậy việc nghiên cứu về công tác tổ chức quản lý TDTT nói chung và tổ
    chức quản lý hoạt động GDTC trường học nói riêng hết sức được coi trọng.
    Chỉ tính từ năm 1996 đến 2004, trong 8 năm đã có hàng chục công trình
    nghiên cứu về công tác tổ chức quản lý TDTT và quản lý hoạt động GDTC
    trường học, nổi bật nhất là các công trình của: Trần Hiếu Tân (1990) nghiên
    cứu về quản lý giáo dục, đã khái quát cơ sở lý luận và xây dựng nên các nội
    dung phương pháp, phương thức quản lý giáo dục của Trung Quốc.
    Các giáo sư bộ môn Quản lý học của học viện TDTT Bắc Kinh (1988),
    Chu Nghiêm Kiệt (1988), Trương Lê Chính (1990) đã xây d ựng các giáo trình
    về quản lý TDTT trường học giúp các gián viên, cán bộ quản lý GDTC có
    được các kiến thức cơ bản trong quản lý TDTT trường học.
    Ngoài ra còn rất nhiều các tác giả nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau
    của quản lý TDTT như:
    Tôn Chí Kiên (1998), Thiệu Nhiên Mạc (2000) nghiên cứu về quản lý
    sân bãi tập luyện của các trường học và của các cơ sở tập luyện.
    Vương Nghị Cương (1999), Vương Lộ Đức (2001) nghiên cứu về hệ
    thống quản lý các môn học cơ sở ở các trường đại học, cao đẳng và quản lý
    các số liệu kiểm tra thể chất nhân dân.
    Vương Chí Kiên (1999) nghiên cứu các biện pháp tiếp tục bồi dưỡng
    chuyên môn của giáo viên TDTT.
    Hà Xuân Lợi (2003) nghiên cứu hiện trạng và cơ chế vận hành quản lý
    nguồn nhân lực TDTT ở các trường đại học, cao đẳng Trung Quốc.
    Nguỵ Nham (2002) nghiên cứu về cơ chế quản lý VĐV bóng rổ các
    đẳng cấp [38, tr 18-125].
    Qua các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài ta có thể dễ
    dàng nhận thấy các tác giả đã quan tâm đi sâu nghiên cứu để xây dựng lên hệ
    thống lý luận quản lý đồng thời đưa ra các biện pháp để đi sâu vào quản lý
    các lĩnh vực khác nhau của công tác tổ chức quản lý TDTT nói chung, GDTC
    nói riêng.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Kỳ Anh, Vũ Đức Thu (1994), “Nghiên cứu xác định cơ chế
    chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện quy hoạch công tác
    GDTC của ngành GD &ĐT từ năm 1996-2000 và định hướng đến 2010”,
    Tuyển tập nghiên cứu khoa học GDTC trong trường học các cấp. NXB
    TDTT Hà Nội. Trang 47.
    2. Đặng Quốc Bảo (2004), “Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề
    và giải pháp”, NXB Chính tr ị quốc gia Hà Nội.
    3. Lê Khánh Bằng (1993) “Tổ chức quá trình dạy học đại học”, NXB Đại
    học quốc gia Hà Nội.
    4. Phạm Đình Bẩm, Nguyễn Bình Minh (1998), “Giáo trình quản lý TDTT”
    (dùng cho sinh viên đại học), NXB TDTT Hà Nội.
    5. Phạm Đình Bẩm (2006), “Giáo trình quản lý TDTT” (dùng cho sinh viên
    cao học TDTT), NXB TDTT Hà Nội.
    6. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2001), “Các văn bản pháp luật hiện hành về giáo
    dục đào tạo”, NXB Thống kê Hà Nội.
    7. Phạm Minh Đạo (1997), “Cơ sở khoa học quản lý”, NXB Chính trị quốc gia.
    8. Đảng cộng sản Việt Nam (1961), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lầ n
    thứ III, NXB Sự thật Hà Nội.
    9. Đảng cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lầ n
    thứ IV, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
    10. Đảng cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lầ n
    thứ VI, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
    11. Đảng cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội nghị lần thứ 4 – Ban chấp
    hành TW Đảng khoá VII, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
    12. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lầ n
    thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
    13. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết TW2 – khoá VIII về
    phương hướng phát triển GD-ĐT khoa học công nghệ từ nay đến 2010,
    NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
    14. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị 40/CTTW về việc xây dựng,
    nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, NXB
    Chính trị quốc gia Hà Nội.
    15. Phạm Văn Đồng (1994), “Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực,
    một phương pháp vô cùng quý báu”, Nghiên c ứu giáo dục (12) NXB
    Giáo dục Hà Nội, Trang 1-2.
    16. Bùi Văn Hiên (2007), Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao chất
    lượng GDTC và thể thao ở trường cao đẳng công nghiệp Việt Hưng – Hà
    Tây. Luận văn thạc sỹ GDH Trường Đại học TDTT I.
    17. Phùng Thị Hoà, Vũ Đức Thu (1998), Nghiên cứu thực trạng và quy
    hoạch phát triển cơ sở vật chất TDTT trường học đến năm 2000 và định
    hướng 2005. Tuyển tập nghiên cứu khoa học GDTC và sức khoẻ trường
    học các cấp, NXB TDTT Hà Nội. Tr 74-80.
    18. Trần Bá Hoành (1994). “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, Nghiên
    cứu giáo dục I Hà Nội, Tr 3-6.
    19. Nguyễn Văn Hiếu (1979), Từ điển TDTT Nga Việt, NXB TDTT Hà Nội.
    20. Hội đồng biên soạn sách giáo khoa TDTT Trung Quốc (1996), “Quản lý
    TDTT”, Đinh Thọ dịch, NXB TDTT Hà Nội.
    21. Trần Đông Lâm (2001), “Đổi mới phương pháp dạy thể dục”, Tuyển tập
    nghiên cứu khoa học GDTC sức khoẻ trong trường học các cấp, NXB
    TDTT Hà Nội.
    22. Lê Văn Lẫm (1999), Giáo dục thể chất một số nước trên thế giới, NXB
    TDTT Hà Nội.
    23. K.Mác (1996), “Tư bản luận”, NXB Sự thật Hà Nội.
    24. Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy đại học, NXB Giáo dục Hà Nội.
    25. Lê Đức Ngọc (1996), Kiể m tra đánh giá thành quả học tập, NXB Đại học
    quốc gia Hà Nội.
    26. Nô vi cốp AD, Mát vê ép LP (1979), Lý luận và phương pháp GDTC,
    Tập 1,2,3, NXB TDTT Hà Nội.
    27. Nguyễn Ngọc Quang (1989), “Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục”.
    28. Phạm Hồng Quân (2000), “Lý luận quản lý giáo dục và quản lý nhà
    trường” , NXB Đại học Huế.
    29. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998). Luật giáo
    dục, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
    30. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004). Hiến pháp
    nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 s ửa đổi, NXB
    Chính trị quốc gia Hà Nội.
    31. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007). Luật thể dục
    thể thao, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
    32. Sở GD&ĐT Quảng Ninh (2002), Quy hoạch phát triển GD-ĐT tỉnh
    Quảng Ninh giai đoạn 2001-2010.
    33. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006), Lý luận và phương pháp TDTT,
    NXB TDTT Hà Nội.
    34. Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ (2000), Lý luận và phương pháp GDTC
    trong trường học, NXB TDTT Hà Nội.
    35. Trường Đại học TDTT I Bắc Ninh, “Tuyển tập nghiên cứu khoa học từ
    năm 2001 đến 2007”, NXB TDTT Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...