Tài liệu Biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về giao thông đường bộ cần được áp dụng n

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội, giao thông đường bộ ở nước
    ta hiện nay đã có sự gia tăng rất lớn về phương tiện và lưu lượng người tham gia. Việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm.
    Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ nhằm thiết lập, duy trì và bảo vệ trật tự an toàn về giao thông đường bộ, góp phần quan trọng vào việc phục vụ và thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội ở nước ta như: Luật giao thông đường bộ ngày 29/6/2001; Nghị định số 14/2003/NĐ-CP ngày 19/02/2003 quy định chi tiết một số điều của Luật giao thông đường bộ về một số quy tắc giao thông đường bộ; về tín hiệu của xe ưu tiên; về tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ; về trách nhiệm của các bộ, ngành, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ; Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19/11/2002 quy định về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày 19/02/2003 quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với

    các hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông đường bộ, các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm khác về giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 15 - Nghị định này đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 92/2003/NĐ-CP ngày 13/8/2003).
    Theo các văn bản pháp luật nêu trên, mọi
    vi phạm hành chính về giao thông đường bộ phải được các cơ quan, người có thẩm ngăn chặn, xử lí kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, theo quy định của pháp luật người có thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính về giao thông đường bộ có thể áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhất định. Trong số các biện pháp cưỡng chế này, biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn chặn và bảo đảm xử lí vi phạm hành chính về giao thông đường bộ.
    Thực tế cho thấy, trong nhiều năm, việc
    quy định và áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lí vi phạm hành chính có nhiều điểm bất cập. Ví dụ: Tại điểm g khoản 3


    Điều 11 Nghị định số 39/2001/NĐ-CP ngày 13/7/2001 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị quy định: Phạt 100.000 đồng đối với người điều khiển xe gắn máy, mô tô không có giấy phép lái xe theo quy định. Tuy nhiên, Nghị định số 39 không quy định cụ thể về việc áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong trường hợp này. Do đó, người có thẩm quyền xử phạt khó có thể xác định được là người điều khiển phương tiện giao thông nêu trên không có hay có nhưng không mang theo giấy phép lái xe. Mặt khác, nếu ra quyết định xử phạt mà không áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm thì rất có thể ngay sau đó người vi phạm sẽ tái diễn vi phạm trước đó (điều khiển xe gắn máy, mô tô không có giấy phép lái xe theo quy định).
    Khắc phục những hạn chế nêu trên, Nghị định số 15 không chỉ quy định cụ thể về các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với từng loại hành vi vi phạm mà còn quy định cụ thể về việc áp dụng và thời hạn áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với một số loại vi phạm hành chính nhất định.
    Theo Nghị định số 15, ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới còn bị áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (tạm giữ xe) khi
    thực hiện các hành vi vi phạm sau" class="mceSmilieSprite mceSmilie3" alt=":(" title="Frown :(">1)
    - Thứ nhất, tạm giữ xe 60 ngày đối với



    người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe có kết cấu tương tự thực hiện một trong các hành vi sau:
    + Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh
    võng hoặc đuổi nhau trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
    + Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối
    với xe hai bánh, xe chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
    + Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; đứng trên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy;
    + Điều khiển xe thành nhóm từ hai xe trở
    lên chạy quá tốc độ quy định.
    - Thứ hai: Tạm giữ xe 30 ngày đối với người điều khiển ô tô không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp; giấy phép lái xe bị tẩy xoá.
    - Thứ ba: Tạm giữ xe 15 ngày đối với
    người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện một trong các hành vi sau:
    + Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe gắn máy, xe mô tô; xe ô tô máy kéo và các loại xe có kết cấu tương tự;
    + Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
    điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ
    50 cm3 trở lên;
    + Người điều khiển xe mô tô không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp; giấy phép lái xe bị tẩy xoá;
    + Người từ đủ 18 tuổi đến dưới 21 tuổi
    điều khiển xe ô tô, máy kéo có trọng tải từ
    3.500 kg trở lên; xe taxi khách; xe ô tô chở



    người từ 10 chỗ ngồi trở lên;
    + Người từ đủ 18 tuổi đến dưới 25 tuổi; người trên 55 tuổi đối với nam hoặc người trên 50 tuổi đối với nữ điều khiển xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
    Như vậy, tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới ngoài việc bị xử phạt hành chính còn bị áp dụng biện pháp tạm giữ xe từ 15 ngày đến 60 ngày. Thực tế cho thấy, việc áp dụng biện pháp tạm giữ xe nêu trên đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới, ngăn chặn và xử lí kịp thời, có hiệu quả một số loại vi phạm hành chính về giao thông đường bộ.
    Phù hợp với nhận định trên, có quan điểm cho rằng biện pháp tạm giữ xe cần phải được áp dụng triệt để hơn nữa, nhất là đối với các trường hợp điều khiển phương tiện giao thông cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật. Cụ thể là: Nếu người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới không có giấy phép lái xe phù hợp theo quy định của pháp luật đối với loại xe đó thì cần áp dụng biện pháp tạm giữ xe đến khi nào người đó có giấy phép lái xe phù hợp thì thôi. Cơ sở của quan điểm này là: Nếu không áp dụng biện pháp tạm giữ xe thì rất có thể chủ phương tiện sẽ tiếp tục điều khiển phương tiện đó mà không có giấy phép. Điều đó có nhiều khả năng xảy ra trên thực tế, vì hai lí do sau:
    + Một là, thủ tục và điều kiện cấp giấy phép lái xe tương đối phức tạp, không phải



    ngay một lúc có thể hoàn tất. Ví dụ, người chưa đủ 18 tuổi phải chờ đến khi đủ 18 tuổi mới có thể đủ điều kiện được cấp giấy phép lái xe đối với xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 và các
    loại xe có kết cấu tương tự.(2)
    + Hai là, số lượng chủ phương tiện cơ giới không có giấy phép lái xe rất nhiều nhưng không phải trường hợp vi phạm nào cũng bị phát hiện và xử lí.
    Tất nhiên quan điểm trên có nhiều điểm
    không phù hợp với những quy định chung của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 mà trước hết là quy định về thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là: Tối đa không quá sáu mươi ngày,
    kể từ ngày tạm giữ tang vật phương tiện.(3)
    Mặt khác, chúng ta cũng không thể áp dụng biện pháp tạm giữ xe đến khi người vi phạm có giấy phép lái xe được. Vì không thể suy đoán, nếu không áp dụng biện pháp tạm giữ xe thì chắc chắn chủ phương tiện sẽ tiếp tục vi phạm và chừng nào họ chưa thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới thì Nhà nước chưa có lí do để áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với họ. Trong trường hợp, sau khi bị xử lí, chủ phương tiện thực hiện vi phạm hành chính mới thì Nhà nước có trách nhiệm phát hiện và xử lí họ theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng biện pháp tạm giữ xe nói riêng và biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nói chung chỉ có tính chất ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lí vi phạm hành chính mà không thể phòng ngừa một cách triệt để các



    vi phạm hành chính có thể phát sinh trong thực tế. Việc phòng ngừa vi phạm hành chính là trách nhiệm chung của Nhà nước và xã hội trong việc áp dụng đồng thời nhiều biện pháp cưỡng chế, giáo dục, thuyết phục nhằm nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của nhân dân.
    Tuy Nghị định số 15 quy định về thời hạn tạm giữ xe phù hợp với thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tối đa được quy định tại khoản 5 Điều 46 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 nhưng xét một cách toàn diện cả về phương diện lí luận và thực tiễn quy định cũng như áp dụng biện pháp này theo Nghị định số 15 cũng còn nhiều điểm bất cập. Cụ thể là:
    + Thứ nhất, về trường hợp áp dụng:
    Theo Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002, việc áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (tạm giữ xe) chỉ được áp dụng trong trường hợp cần xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lí hoặc ngăn chặn ngay vi phạm
    hành chính.(4) Ngoài ra, trong trường hợp chỉ
    áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy phép lái xe hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có những giấy tờ nói trên thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật,
    phương tiện vi phạm.(5)
    Như vậy, nhìn chung biện pháp tạm giữ
    tang vật, phương tiện vi phạm hành chính



    (tạm giữ xe) theo Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 chỉ được áp dụng trong các trường hợp cần ngăn chặn ngay vi phạm hành chính hoặc cần thiết để xác minh các tình tiết làm căn cứ cho việc ra quyết định xử lí vi phạm hành chính hay bảo đảm cho việc chấp hành quyết định phạt tiền. Do đó, nếu hành vi vi phạm đã chấm dứt, quyết định xử phạt đã được chấp hành xong thì người có thẩm quyền không được áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...