Luận Văn Biện pháp sư phạm nhằm nâng cao khả năng đọc, viết chữ nổi Braille của học sinh mù học hoà nhập cấp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong xã hội luôn luôn tồn tại một bộ
    phận người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng. ở Việt Nam,
    hiện có khoảng 1.150.000 trẻ em khuyết tật, trong đó tỷ lệ trẻ khiếm thị là
    13,73%. Trẻ mù là đối tượng gặp nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc
    sống hàng ngày, đặc biệt trong nhận thức thế giới hữu hình và màu sắc.
    Học sinh mù phải học bằng chữ nổi Braille. Hệ thống ký hiệu nổi
    Braille có cấu trúc khác chữ in và để học đọc, viết chữ Braille khó hơn rất
    nhiều học sinh sáng mắt học chữ in. Nhưng biện pháp hướng dẫn học sinh mù
    học đọc, viết chữ Braille có thể nói từ trước đến nay chưa có nhiều thay đổi, giáo viên
    chỉ đơn thuần dạy trẻ mù học đọc, viết theo kinh nghiệm của bản thân và theo cách
    đếm các chấm và xác định vị trí các chấm trong ô chữ Braille. Chưa có công trình
    nghiên cứu nào nhằm tìm ra những biện pháp tối ưu hướng dẫn trẻ mù phát triển và
    rèn luyện kỹ năng đọc, viết ký hiệu Braille. Đây là vấn đề cấp bách cần được giải
    quyết ngay trong thời gian tới.
    Nghiên cứu quá trình phát triển và rèn luyện kỹ năng đọc, viết chữ nổi
    Braille của học sinh mù ở cấp tiểu học, đề ra các biện pháp hướng dẫn các
    em nhằm nâng cao khả năng đọc, viết và kết quả học tập chính là lý do cơ
    bản để chúng tôi chọn công việc nghiên cứu này làm đề tài luận án của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quá trình học tập, quá trình
    dạy học đọc, viết chữ nổi Braille của học sinh mù cấp tiểu học, luận án sẽ đề
    xuất các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao khả năng đọc, viết chữ Braille
    giúp trẻ mù học tập có hiệu quả trong trường hoà nhập.
    3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể:
    Quá trình học tập và học đọc, viết chữ nổi Braille của học sinh mù trong
    trường tiểu học hoà nhập.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu:
    Khả năng đọc, viết chữ Braille của học sinh mù và quá trình phát triển, rèn
    luyện kỹ năng đọc, viết chữ Braille của các em trong trường tiểu học hoà nhập.
    4. Giả thuyết khoa học
    Chúng tôi cho rằng kết quả học tập và khả năng đọc, viết chữ nổi
    Braille của học sinh mù học hoà nhập cấp Tiểu học sẽ được nâng cao bằng
    việc vận dụng đồng bộ các biện pháp sư phạm đặc thù nhằm hỗ trợ cá biệt
    thông qua việc thực hiện bản kế hoạch giáo dục cá nhân của mỗi trẻ mù.
    5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
    5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận để giải quyết đề tài:
    - Nghiên cứu nhận thức của giáo viên về khả năng học hoà nhập, khả năng
    đọc, viết chữ Braille của học sinh mù; nghiên cứu thực trạng các biện pháp
    giáo viên dạy học đoc, viết chữ nổi; nghiên cứu thực trạng khả năng đọc,
    viết chữ Braille của trẻ mù học hòa nhập trong trường tiểu học.
    - Đề xuất những biện pháp sư phạm hướng dẫn học sinh mù phát triển và
    rèn luyện kỹ năng đọc, viết chữ nổi Braille.
    - Nghiên cứu thực nghiệm các biện pháp sư phạm với một số trường hợp
    trẻ mù học hoà nhập cấp tiểu học và phân tích kết quả.
    5.2. Phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu quá trình học tập và học đọc, viết chữ Braille của trẻ mù
    trong một số trường tiểu học hòa nhập, như: trường Nguyễn Đình Chiểu -
    Hà Nội, một số trường của huyện Thanh Ba, Phú Thọ, và một số học sinh
    Nguyễn Đình Chiểu - Thành phố Hồ Chí Minh đi học hoà nhập.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...