Tiểu Luận Biện pháp rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 1 qua phân môn học vần

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài.

    Môn tiếng Việt ở nhà trường phổ thông nói chung ở nhà trường Tiểu học nói riêng có một vị trí vô cùng quan trọng. Môn học này là cơ sở, là nền tảng giúp học sinh có thể học tốt những môn khác. Tiếng Việt vừa là khoa học vừa là công cụ, phương tiện giúp học sinh lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xão và phát triển tư duy.Việc dạy học môn tiếng Việt ở trường Tiểu học với tư cách là dạy tiếng mẹ đẻ luôn là vấn đề được quan tâm chú ý. Chương trình tiếng Việt tiểu học mới chủ trương: “ Hình thành và phát triển học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt( Nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường của lứa tuổi”. Đây cũng chính là mục tiêu cơ bản của môn tiếng Việt. Mục tiêu đó coi trọng tính thực hành, thực hành các kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong những môi trường giao tiếp cụ thể. Điều này góp phần chỉ đạo việc biên soạn nội dung chương trình sách giáo khoa và chi phối các nguyên tắc, phương pháp dạy học môn tiếng Việt nói chung và môn tiếng Việt lớp 1 nói riêng. Quan điểm giao tiếp, nói cụ thể hơn là quan điểm phát triển lời nói định ra nguyên tắc, phương hướng xây dựng chương trình môn tiếng Việt. Mỗi phân môn, mỗi tiết học, mỗi nội dung dạy học đều hướng tới mục đích phát triển của lời nói. Vấn đề phát triển lời nói cho học sinh không phải đến bây giờ mới được đề cập đến. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó làm cho nó ngày càng phát triển rộng khắp”. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: “ Trường học có trách nhiệm lớn lao trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Phải làm cho thế hệ trẻ nói và viết tốt hơn chúng ta”. Muốn thực hiện lời dạy đó trường Tiểu học cần có tổ chức, phương pháp dạy học hợp lý và tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Việt, giúp học sinh sử dụng thành thạo tiếng Việt. Đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục chương trình môn tiếng Việt mới đã được triển khai đại trà trên toàn quốc. Một trong những quan điểm cơ bản của xây dựng chương trình là quan điểm giao tiếp và quan điểm này đã được thể hiện khá rõ trong sách Tiếng Việt 1, nhất là sự xuất hiện của nội dung luyện nói được coi như một nội dung độc lập. Đây là một nội dung mới trong SGK Tiếng Việt 1. Việc dạy học nói mới bắt đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói – một trong những kỹ năng giao tiếp quan trọng của con người. Trẻ lớp 1 trước khi đến trường đã “biết nghe, biết nói” tiếng Việt song vẫn chưa thật sự thành thạo và thực tế hoạt động nói năng của các em vân còn nhiều hạn chế. Và chương trình mới môn Tiếng Việt 1 yêu cầu giáo viên khi dạy phải đảm bảo mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh đầy đủ 4 kỹ năng. Trong đó kỹ năng nói được luyện tập kết hợp trong các kỹ năng đọc, nghe, viết. Điển hình là trong tiết 2 của một bài học vần hay tập đọc có hẳn 1 hoạt động riêng cho phần luyện nói. Việc rèn kỹ năng nói đã giúp cho trẻ có khả năng giao tiếp, biết ứng xử và nhận xét sự vật, sự việc trên những nhận thức riêng, bằng sự cảm nhận ngây ngô của con mắt trẻ thơ. Vì thế, để học sinh luyện nói lưu loát, đạt hiệu quả, giáo viên cần phải có cách tổ chức dạy để khơi gợi, kích thích học sinh có hứng thú bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của mình nhằm phát huy kỹ năng nói của các em, nhằm giúp trẻ sớm có tính cách mạnh dạn, cởi mở và tự tin hơn trong quá trình giao tiếp. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “ Biện pháp rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 1 qua phân môn học vần” này để nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu.
    - Củng cố kiến thức của bản thân. Qua đó thấy được những tồn tại trong giảng dạy phân môn học vần ở trường tiểu học hiện nay về việc luyện nói cho học sinh.
    - Nâng cao chất lượng rèn kĩ năng nói cho học sinh.
    - Đưa ra một số phương pháp giúp học sinh luyện nói được tốt hơn.
    3. Phạm vi nghiên cứu.
    - Việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học là rất cần thiết bởi vì nó nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Song đề tài này chỉ thưc hiện nghiên cứu trong phạm vi rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 1 qua phân môn học vần.
    4. Phươmg pháp nghiên cứu.

    - Đọc các tài liệu, tập đọc, tài liệu dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học, các tạp chí giáo dục Tiểu học, chuyên san.
    - Quan sát, tìm hiểu, phân tích.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...