Tiểu Luận Biện pháp rèn kỹ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh Tiểu học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I/ ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
    Chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học luôn coi nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng nhằm: “Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh”.
    Học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt, các em sẽ cảm nhận được nhiều nét đẹp của văn thơ, được phong phú thêm về tâm hồn, nói – viết Tiếng Việt thêm trong sáng và sinh động. Có năng lực cảm thụ văn học tốt giúp các em viết văn tốt hơn, bài văn dễ đi sâu vào lòng người đọc.
    Để đánh giá kết quả học tập của học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở Tiểu học, trong các đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt bậc Tiểu học, ngoài những bài tập về đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, bài kiểm tra còn có một bài tập về cảm thụ văn học. Chính vì vậy, việc rèn luyện để nâng cao năng lực cảm thụ văn học là một nhiệm vụ rất cần thiết đối với học sinh Tiểu học. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó tôi đã mạnh dạn đưa ra “Biện pháp rèn kỹ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh ở bậc Tiểu học”.
    II/ THỰC TRẠNG:
    * Từ những ngày đầu cắp sách tới trường, được nghe kể chuyện, được đọc những câu thơ, bài văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt các em học sinh đã được trau dồi từng bước về cảm thụ văn học. Tuy vậy, nhiều học sinh còn chưa hình dung được thế nào là cảm thụ văn học, chưa biết rõ những yêu cầu rèn luyện về cảm thụ văn học ở Tiểu học.
    Nhiều học sinh chưa có hứng thú khi học môn Tiếng Việt đặc biệt các em rất ngại viết bài cảm thụ văn học. Trong các đề kiểm tra, đề thi (nhất là đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt) bậc Tiểu học có bài dạng cảm thụ văn học là học sinh lúng túng khi làm bài.
    * Khảo sát thực tế: Ngay từ đầu năm học, sau khi tôi được Ban Giám hiệu phân công chủ nhiệm, giảng dạy lớp 4A, tôi đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế của lớp tôi qua bài: Kết thúc bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão”, nhà thơ Đặng Hiển viết:
    “Thế rồi cơn bão qua
    Bầu trời xanh trở lại
    Mẹ về như nắng mới
    Sáng ấm cả gian nhà”
    Theo em, hình ảnh nào đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên? Vì sao?
    Với số lượng là 25 học sinh của lớp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...