Thạc Sĩ Biện pháp quản lý trường tiểu học hòa nhập

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập Quốc tế nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng quyết định mọi thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ con người Việt Nam mới đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
    Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”. Nghị quyết cũng khẳng định “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.
    Nhằm triển khai Nghị quyết XI của Đại hội Đảng, trên cơ sở thực trạng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, dựa vào Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 và Quy hoạch nguồn nhân lực giáo dục giai đoạn 2011-2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đề xuất một số nhiệm vụ nhằm thay đổi căn bản và toàn diện trong công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, góp phần quan trọng đổi mới giáo dục trong giai đoạn tới.
    Năm học 2009 - 2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là: “Đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục”. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã tập trung chỉ đạo tạo bước đột phá mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các đơn vị, trường học. Đổi mới quản lý giáo dục bao gồm nhiều nội dung và nhiều cách thức trong đó việc nâng cao năng lực và tăng cường nhận thức những thay đổi của ngành là một yêu cầu đặt ra.
    Cùng với sự phát triển giáo dục, chúng ta còn thực hiện sự công bằng trong giáo dục. Trong điều kiện đất nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế còn chậm phát triển, chúng ta đã từng bước xây dựng, thực hiện chính sách và biện pháp nhằm giúp đỡ người khuyết tật nói chung, nhất là giúp đỡ trẻ em bị khuyết tật về vật chất, tinh thần, vượt qua khó khăn do khuyết tật gây ra để hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng xã hội. Luật người khuyết tật Số 51/2010/QH12 ngày 29 tháng 6 năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 với nội dung xuyên suốt đó là: Tạo môi trường pháp lý, điều kiện, cơ hội bình đẳng không rào cản đối với người khuyết tật theo hướng bảo đảm quyền của người khuyết tật. Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định về giáo dục hoà nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật ban hành kèm theo quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định tất cả trẻ em, trong đó có trẻ em khuyết tật đều được hưởng giáo dục, được tạo điều kiện để tham gia đầy đủ và phù hợp môi trường giáo dục.
    Một trong những thay đổi của nhà trường những thập kỷ gần đây là giáo dục hoà nhập. Giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật vào các trường bình thường đang là một xu hướng phổ biến trên thế giới nói chung và đặc biệt đang được triển khai ở một số nước có hệ thống giáo dục đặc biệt phát triển. Giáo dục hoà nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ em khuyết tật cùng học với trẻ em bình thường trong trường ngay tại nơi các em sinh sống, nó dựa trên quan điểm xã hội trong việc nhìn nhận trẻ khuyết tật có quyền bình đẳng như những trẻ em bình thường.
    Giáo dục hoà nhập là “hỗ trợ mọi học sinh, trong đó có trẻ khuyết tật, cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội”. Mục tiêu của chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật là đến năm 2015 hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội, trong đó mục tiêu cụ thể là đến năm 2010 bảo đảm 70% trẻ khuyết tật được đi học.
    Trong những năm qua, giáo dục trẻ khuyết tật đã đạt được những thành quả quan trọng về nhiều mặt. Hệ thống quản lý giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành ở 64 tỉnh, thành phố bước đầu đi vào hoạt động. Mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cho giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành và đang phát triển. Các chương trình giáo dục trẻ khuyết tật được xây dựng và triển khai thực hiện. Phương thức giáo dục hoà nhập phù hợp hoàn cảnh nước ta đang ngày càng được áp dụng rộng rãi. Số trẻ khuyết tật đi học ngày càng tăng. Đến nay có gần 390.000 trẻ khuyết tật được đi học trong các trường, lớp hoà nhập và 7.500 trẻ trong các trường chuyên biệt. Giáo dục hoà nhập cũng đứng trước những thời cơ lớn.
    Bên cạnh những thành công nhất định của giáo dục hoà nhập, chúng ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn: đó là số lượng trẻ khuyết tật được đi học còn ở mức hạn chế, chất lượng giáo dục hoà nhập còn chưa cao, chưa đáp ứng được mong muốn của trẻ và gia đình trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một trong những nguyên nhân đó là việc quản lý giáo dục hoà nhập còn nhiều bất cập, còn thiếu kinh nghiệm và đổi mới về quy trình đòi hỏi phải thay đổi cách quản lý.
    Vì những lý do trên Biện pháp quản lý trường tiểu học hòa nhập là một nghiên cứu cần thiết.

    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP 7
    1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. 7
    1.1.1. Điểm qua sự phát triển giáo dục hòa nhập ở Việt Nam . 7
    1.1.2. Những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. 7
    1.2. Một số khái niệm cơ bản. 9
    1.2.1. Quản lý. 9
    1.2.2. Quản lý giáo dục. 12
    1.2.3. Quản lý nhà trường. 13
    1.2.4. Giáo dục hòa nhập. 13
    1.2.5. Quản lý giáo dục hòa nhập. 14
    1.2.6. Học sinh khuyết tật hòa nhập cấp tiểu học. 15
    1.2.7. Biện pháp. 15
    1.3. Quản lý trường tiểu học hòa nhập. 15
    1.3.1. Vị trí, tính chất của trường tiểu học 15
    1.3.2. Vai trò, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường tiểu học hòa nhập. 16
    1.3.3. Những điểm đặc thù trong công tác QL của người Hiệu trưởng trường tiểu học hòa nhập 17
    1.3.4. Mục tiêu quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cấp Tiểu học. 18
    1.3.5. Nguyên tắc quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật cấp Tiểu học 19
    1.3.6. Nội dung quản lý nhà trường hòa nhập 22
    1.3.7. Phương pháp quản lý trường học. 25
    Kết luận chương 1. 29

    Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC HÒA NHẬP Ở CÁC QUẬN NỘI THÀNH HÀ NỘI. 30
    2.1. Vài nét về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật 30
    2.1.1. Qui mô, chất lượng. 30
    2.1.2. Quản lý công tác đào tạo nguồn nhân lực cho GDHN 32
    2.1.3. Quản lý CSVC, thiết bị và công tác nghiên cứu giáo dục TKT 32
    2.2. Thực trạng về quản lý giáo dục hòa nhập trẻ KT tiểu học ở các quận nội thành Hà Nội 33
    2.2.1. Trình độ chuyên môn của CBQL và GV 33
    2.2.2. Nhận thức của Hiệu trưởng, Hiệu phó và giáo viên về giáo dục hòa nhập và quản lý giáo dục hòa nhập. 36
    2.2.3. Tình hình thực hiện việc điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện GDHN trẻ KT 41
    2.2.4. Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác GDHN 45
    2.3. Thực trạng công tác quản lý trường tiểu học hòa nhập ở các quận nội thành Hà Nội 47
    2.3.1. Nhận thức của Hiệu trưởng, Hiệu phó về tầm quan trọng của các biện pháp trong quản lý trường tiểu học hòa nhập. 47
    2.3.2. Tình hình thực hiện các biện pháp quản lý giáo dục hòa nhập của Hiệu trưởng, Hiệu phó các trường tiểu học hòa nhập ở các quận nội thành Hà Nội. 50
    2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý trường tiểu học hòa nhập. 55
    2.4.1. Khó khăn khi thực hiện chức năng nhiệm vụ QL GDHN 57
    2.4.2 Nguyên nhân ảnh hưởngđến hiệu quả QL GDHN của Ban Giám Hiệu 57
    Kết luận chương 2. 58
    Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC HÒA NHẬP 59
    3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp. 59
    3.1.1. Cơ sở pháp lý. 59
    3.1.2. Một số nguyên tắc định hướng cho việc đề xuất các biện pháp QL trường tiểu học hòa nhập 60
    3.2. Các nhóm biện pháp quản lý trường tiểu học hòa nhập. 61
    3.2.1. Quản lý công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các lực lượng GDHN 61
    3.2.2. Quản lý hoạt động dạy học hòa nhập. 64
    3.2.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV dạy hòa nhập. 68
    3.2.4. Quản lý công tác phối hợp với các lực lượng GDHN 69
    3.2.5. Quản lý CSVC và thiết bị dạy học hòa nhập. 71
    3.3. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp. 74
    3.4. Khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp đề xuất 75
    Kết luận chương 3. 80
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 81
    1. Kết luận. 81
    2. Khuyến nghị 82
    2.1. Đối với Sở GD-ĐT Hà Nội 82
    2.2. Đối với Sở Y tế. 82
    2.3. Đối với Ban Giám Hiệu trường tiểu học hòa nhập. 82
    2.4. Đối với giáo viên dạy hòa nhập. 82
    2.5. Đối với phụ huynh trẻ KT và không KT 82
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...