Thạc Sĩ Biện pháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chín

Thảo luận trong 'Khoa Học Xã Hội' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 23/9/11.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1- Lý do lựa chọn đề tài
    1.1- Công tác giáo dục lý luận chính trị có vai trò hết sức quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ đó lại càng quan trọng hơn khi đất nước ta đang trên đà phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, chúng ta đang tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại chưa có tiền lệ trong lịch sử phát triển của các nước trên thế giới, thuận lợi là cơ bản nhưng khó khăn, thách thức cũng rất lớn. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch ngày càng ráo riết chống phá cách mạng nước ta bằng nhiều thủ đoạn, âm mưu thâm độc; nhiều vấn đề mới nảy sinh cần phải có sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Trong bối cảnh như vậy, việc quản lý thực hiện chương trình giáo dục LLCT tại các TTBDCT cấp huyện nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, nâng cao cảnh giác cách mạng, chống “diễn biến hoà bình” cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở, đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ mới là nhiệm vụ rất nặng nề, có ý nghĩa chính trị lớn lao.
    1.2- Sau khi có Quyết định 100-QĐ/TW ngày 03 tháng 6 năm 1995 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VII), TTBDCT cấp huyện của các tỉnh trong cả nước đã lần lượt được ra đời, đi vào hoàn thiện mô hình và hoạt động từng bước có hiệu quả, đóng góp không nhỏ vào nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho địa phương, cơ sở. Nhiều chương trình bồi dưỡng, các chỉ thị, nghị quyết, các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được tổ chức thực hiện tại các trung tâm đã góp phần giải quyết kịp thời những vướng mắc ở cơ sở trong công tác xây dựng Đảng. Các TTBDCT đã trở thành địa chỉ khá tin cậy trong việc phát huy vai trò là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của cấp uỷ cơ sở.
    Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy trong thời kỳ đất nước đổi mới mạnh mẽ, yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý, xây dựng, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ từ Trung ương đến địa phương, trong đó đội ngũ cán bộ cơ sở có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Mô hình hoạt động của TTBDCT cấp huyện sau hơn 10 năm hoạt động đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế, chưa phát huy tốt vai trò của mình; chất lượng hoạt động, sức thu hút của Trung tâm với người học chưa cao; có chương trình còn lạc hậu so với thực tiễn, trùng lắp, chưa phù hợp với đối tượng, chưa theo kịp trình độ nhân thức chung của xã hội; tính liên đảng viên vào hoạt động thực tiễn ở cơ sở chưa được nhiều; tính định hướng, tính chiến đấu, tính thuyết phục và hiệu quả quản lý thực hiện chương trình giáo dục LLCT chưa cao; cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chắp vá, . Những yếu kém này đòi hỏi phải sớm được khắc phục để các TTBDCT cấp huyện có thể đảm nhiệm tốt nhiệm vụ của mình trong giai đoạn cách mạng mới.
    1.3- Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 09 TTBDCT cấp huyện với số lượng cán bộ công chức là 41 người, trong đó cán bộ quản lý là 18 người; số cán bộ hợp đồng là 06 người (theo số liệu báo cáo tính đến 31/12/2007). Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý tại các TTBDCT trong tỉnh đều được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; có phẩm chất đạo đức tốt, phát huy được năng lực trong công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mặc dù vậy, công tác quản lý thực hiện chương trình giáo dục LLCT tại các TTBDCT cấp huyện trong tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ và thống nhất; công tác quy hoạch cán bộ làm lãnh đạo, quản lý các trung tâm chưa được rõ nét, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn cách mạng mới. Để làm tốt hơn nữa công tác giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở cơ sở đáp ứng nhu cầu của thời kỳ mới, chúng ta cần nghiên cứu và đề xuất những biện pháp khả thi để quản lý thực hiện chương trình giáo dục LLCT tại các TTBDCT cấp huyện trong tỉnh.

    MỤC LỤC


    Trang
    MỞ ĐẦU 5
    1- Lý do lựa chọn đề tài 5
    2- Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7
    3- Mục đích nghiên cứu 8
    4- Khách thể và đối tượng nghiên cứu 8
    5- Giả thuyết khoa học 8
    6- Nhiệm vụ nghiên cứu 8
    7- Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 9
    8- Phương pháp nghiên cứu 9
    9- Những đóng góp mới của đề tài 10
    10- Cấu trúc luận văn 10

    Chương 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHưƠNG TRÌNH GIÁO DỤC LLCT TẠI TTBDCT CẤP HUYỆN
    1.1- Một số khái niệm cơ bản 11
    1.2- Ý nghiã của việc quản lý thực hiện chương trình giáo 22
    dục LLCT tại các TTBDCT cấp huyện
    1.3- Đặc điểm của công tác quản lý thực hiện chương 31
    trình giáo dục LLCT tại TTBDCT cấp huyện
    Chương 2
    THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHưƠNG TRÌNH GIÁO DỤC LLCT TẠI TTBDCT CẤP HUYỆN
    TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY
    2.1- Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả 35 quản lý thực hiện chương trình giáo dục LLCT tại các TTBDCT
    2.2- Thực trạng quản lý thực hiện chương trình giáo dục 45
    LLCT tại các TTBDCT
    2.3- Đánh giá tổng quát 62

    Chương 3
    MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LưỢNG, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHưƠNG TRÌNH GIÁO DỤC LLCT TẠI TTBDCT CẤP HUYỆN TỈNH THÁI NGUYÊN
    TRONG THỜI GIAN TỚI
    3.1- Những quan điểm cơ bản định hướng cho việc đề xuất 68
    các biện pháp
    3.2- Một số biện pháp cụ thể 75
    3.3- Mối quan hệ giữa các biện pháp 89
    3.4- Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 92
    KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 96
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
    PHẦN PHỤ LỤC 105 .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...