Luận Văn Biện pháp quản lý thiết bị dạy học của hiệu trưởng trường trung học cơ sở nguyễn du – thị xã bà rịa

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN A
    MỞ ĐẦU

    I. Lý do chọn đề tài
    1. Lý do khách quan
    Bất cứ ở giai đoạn lịch sử nào, GD-ĐT luôn chiếm vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mổi cá nhân, tập thể, công đồng, dân tộc và cả nhân loại. Từ xa xưa các học giả, các nhà lãnh đạo, quản lý ở trong nước và trên thế giới đã từng bàn luận rất nhiều về vấn đề này. Đặc biệt trong bối cảnh thế giới hiện nay, nhiều quốc gia dân tộc đang tích cực chuyển sang giai đoạn phát triển nền kinh tế mới – kinh tế tri thức, vấn đề GD-ĐT càng được coi trọng. Vai trò của GD-ĐT được nhận thức và hành động một cách sâu sắc và toàn diện.
    .
    tiết thực hành, GV thiếu người trợ giúp, gây ra biết bao nhiêu khó khăn.
    II. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Đề tài: “BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN DU – THỊ XÃ BÀ RỊA – TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU – NĂM

    CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN DU – THỊ XÃ BÀ RỊA
    NĂM HỌC: 2006 – 2007

    I. Lập kế hoạch mua sắm, trang bị, tiếp nhận, phân phối trang thiết bị dạy học theo đúng quy định hiện hành của nhà nước, phù hợp với chương trình giáo dục
    1. Thực trạng
    Vào đầu năm học Hiệu trưởng nhà trường yêu cầu các nhóm bộ môn kiểm trả trang thiết bị dạy học của bộ môn mình (về số lượng, chất lượng).
    Mỗi bộ môn lên kế hoạch thực hành thí nghiệm cho từng học kỳ (thời gian thực hành, các phương tiện cần thiết để thực hành: cái nào đã có cái nào cần phải mua thêm, )
    Sắp xếp các trang thiết bị phù hợp với thời gian dạy (cái nào dạy trước để ở ngoài, cái nào dạy sau để ở trong). Mỗi học kỳ sắp xếp một lần.
    Lập tờ trình xin cấp lại các trang thiết bị đã bị hư, trang thiết bị còn thiếu.
    Nhà trường chưa xây dựng được kế hoạch tăng cường trang bị thêm thiết bị dạy học như: kế hoạch mua sắm, sưu tầm, tự làm,
    2. Phân tích nguyên nhân
    - Việc kiểm tra chỉ là hình thức: thiết bị môn nào thì giáo viên môn đó tự đem ra sắp xếp theo trình tự chương trình giảng dạy của mình. Xem lại chất lượng, sửa chữa những thiết bị hư có thể sửa được, những cái nào hỏng nặng thì đem bỏ.
    - Vì không có cơ sở vật chất nên các trang thiết bị được mua chủ yếu để phục vụ cho từng tiết học: pin, tôm, cá, hoa, Vì nếu có mua sắm thêm cũng không biết để vào đâu.

    PHẦN C
    KẾT LUẬN

    I. Kết luận chung
    Thiết bị dạy học vừa là nguồn tri thức, vừa là phương tiện chứa đựng, truyền tải thông tin và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, tích cực hóa quá trình nhận thức, kích thích hứng thú phát triển trí tuệ, kỹ năng thực hành của học sinh. Thiết bị giáo dục nằm trong mối quan hệ với các thành tố khác của quá trình giáo dục đó là mục tiêu – phương pháp – phương tiện (thiết bị dạy học). Vì vậy bên cạnh những trang thiết bị dạy học truyền thống chúng ta phải tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ của khoa học – công nghệ hiện đại, nhất là sự phát triển công nghệ thông tin để phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập.
    Trang thiết bị dạy học là tài sản của nhà nước giao cho nhà trường quản lý và sử dụng. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, vì thế hiệu trưởng nhà trường cần phải xây dựng được kế hoạch cụ thể, phải biết cách tổ chức thực hiện và phải kiểm tra chặt chẽ để đánh giá cũng như rút ra những kinh nghiệm từ công việc, từ thực tế. Ở trường trung học cơ sở Nguyễn Du công tác quản lý trang thiết bị ở những năm học trước chưa được xem trọng do không có trường sở. Trong năm học 2006-2007 Hiệu trưởng nhà trường đã có một số cải tiến trong quản lý trang thiết bị ở chỗ là đã có kế hoạch chỉ đạo rõ ràng, cụ thể, có sự phân công trách nhiệm cho từng bộ phận, từng cá nhân, hàng tháng các tổ chuyên môn đều có báo cáo cụ thể về công tác bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học.
    Công tác quản lý trang thiết bị của trường cần được Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, dù đó là một công việc nhỏ, các nhà quản lý đã khẳng định “Quản lý mà không kiểm tra là không phải quản lý” hoạt động kiểm tra của Hiệu trưởng giữ một vai trò hết sức quan trọng, nó luôn là động lực

    MỤC LỤC

    PHẦN A: Mở đầu
    I. Lý do chọn đề tài
    II. Nhiệm vụ nghiên cứu
    III. Phạm vi nghiên cứu
    IV. Phương pháp nghiên cứu .
    PHẦN B: Nội dung
    Chương I: Cơ sở pháp lý và cơ sở lý luận của đề tài
    1. Khái niệm
    2. Cơ sở lý luận .
    3. Vị trí vai trò của thiết bị dạy học .
    4. Cơ sở pháp lý
    5. Nội dung quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng .
    Chương II: Thực trạng việc quản lý trang thiết bị dạy học của hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Du – thị xã Bà Rịa – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm học 2006 – 2007.
    I. Đặc điểm tình hình .
    II. Đánh giá chung về thực trang
    Chương III: Một số biện pháp quản lý trang thiết bị dạy học của Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Du – thị xã Bà Rịa – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm học 2006 – 2007
    I. Lập kế hoạch
    II. Công tác tổ chức .
    III. Kiểm tra đánh gái
    PHẦN C: Kết luận
    I. Kết luận chung .
    II. Bài học kinh nghiệm .
    III. Kiến nghị .






    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1. Giáo trình phục vụ quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật ở trường phổ thông

    2. Tạp chí giáo dục

    3. Báo giáo dục thời đại

    4. Chỉ thị số 15/CT – BGD&ĐT ngày 11/9/1993 của Bộ GD&ĐT về việc xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật trường học
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...