Luận Văn Biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1.Lý do chọn đề tài
    Đất nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ rõ: "Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người" [1;1].
    Giáo dục và đào tạo là vấn đề then chốt của xã hội. Nghị quyết Trung ương II khoá VIII của Ban chấp hành Trung Ương Đảng khẳng định “Muốn tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” [12, tr.50].
    Đại hội X của Đảng (2006) tiếp tục chỉ rõ nhiệm vụ: “Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh con người Việt Nam” [13, tr 106]
    “ Con người là trung tâm của chiến lược phát triển đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân. Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập thể lao động. Các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo, xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Đơn vị sản xuất, công tác, học tập, chiến đấu phải là môi trường rèn luyện phong cách làm việc có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng xuất và hiệu quả cao, bồi đắp tình bạn, tình đồng chí, đồng đội, hình thành nhân cách con người và nền văn hóa Việt Nam” [14, tr.76,77].
    Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân học tập suốt đời ” [14, tr.77]
    Nước ta đang đứng trước một thách thức lớn: Đến năm 2020 phải cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trước mắt phải rút ngắn được khoảng cách về trình độ sản xuất và đời sống xã hội so với các nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới. Để có thể đạt được điều này thì việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
    Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục nhằm hình thành nhân cách cho họ. [28, tr.22]
    Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người được giáo dục lí tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ thông qua hoạt động và giao lưu”. [28, tr.22]
    Giáo dục được hiểu là một hiện tượng xã hội mà bản chất là sự tiếp nối kinh nghiệm xã hội- lịch sử qua các thế hệ. Giáo dục có mục tiêu, nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức xác định. Mục tiêu cuối cùng của giáo dục nhằm phát triển toàn diện người được giáo dục. Sự phát triển toàn diện nhân cách đó bao hàm sự phát triển về thể chất, tâm lý và các năng lực thực tiễn.
    Như vậy, nhiệm vụ rất quan trọng của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực làm sao đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong thời kỳ mới hiện nay, đồng thời phù hợp với xu thế toàn cầu hóa lực lượng sản xuất, với yêu cầu người lao động phải được đào tạo trình độ đạt chuẩn. Chính vì thế, ngoài nhiệm vụ trang bị những kiến thức cơ bản, các nhà trường phải có những hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh.
    Thực hiện Nghị quyết của Đảng, chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm tạo ra những con người có học vấn cao để hội nhập với thế giới đòi hỏi ngành giáo dục nói chung và giáo dục học nói riêng phải đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cả về tri thức khoa học và khả năng vận dụng những tri thức đó vào cuộc sống, đồng thời phải có tính sáng tạo, tự chủ trong học tập để trau dồi kiến thức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
    Nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của nhà trường, đây chính là điều kiện để nhà trường tồn tại và phát triển. Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình nằm trong Hệ thống giáo dục Quốc dân, là một cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Hòa Bình đa dạng với các loại nghề nhằm đào tạo tại chỗ đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của tỉnh nhà, góp phần tăng tiềm lực cán bộ khoa học, kỹ thuật cho địa phương.
    Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của địa phương và của Nhà trường như: mục tiêu, nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học, giáo viên, học sinh và bao trùm lên toàn bộ nhà trường là yếu tố quản lý giáo dục, trong đó công tác quản lý sinh viên giữ vai trò rất quan trọng.
    Với mong muốn góp phần xây dựng Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình ngày càng phát triển, chúng tôi chọn đề tài: Biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình.
    2.Mục đích nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho SV ở trường CĐSP Hòa Bình
    3.Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để thực hiện các mục đích đề ra, luận văn tập trung triển khai các nhiệm vụ nhiên cứu dưới đây:
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý sinh viên nội trú của các trường Cao đẳng.
    - Nghiên cứu thực trạng SV nội trú và công tác quản lý SV nội trú của trường CĐSP Hòa Bình
    - Đề xuất một số biện pháp quản lý SV nội trú tại trường CĐSP Hòa Bình.
    4.Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    4.1.Khách thể nghiên cứu:
    Công tác quản lý sinh viên trong các trường Cao đẳng.
    4.2.Đối tượng nghiên cứu:
    Công tác quản lý SV nội trú của trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình.
    5.Giả thuyết khoa học
    Nếu tìm ra được những biện pháp quản lý SV nội trú của trường CĐSP Hòa Bình phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác quản lý của nhà trường như đã xác định trong đề tài thì công tác quản lý SV nội trú của trường sẽ có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho SV.


    6.Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý SV nội trú của trường CĐSP Hòa Bình đối tượng là SV hệ Cao đẳng chính quy.
    7.Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
    7.1.Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    Phân tích, khái quát các tài liệu nghiên cứu lý luận và các văn bản nghị quyết của Nhà nước và các quy chế, quy định của ngành giáo dục và đào tạo có liên quan đến đề tài.
    7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
    Để tìm hiểu sinh viên nội trú ở trường CĐSP Hòa Bình, chúng tôi xây dựng các mẫu phiếu hỏi ý kiến đối với cán bộ quản lý nhà trường; giảng viên; sinh viên và một số đối tượng liên quan đến việc quản lý sinh viên. Trên cơ sở những thông tin thu được từ những phiếu xin ý kiến, chúng tôi tập hợp phân tích thực trạng, chỉ ra những mặt mạnh và những hạn chế trong công tác quản lý sinh viên nội trú của nhà trường; trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp quản lý nhằm tăng cường hiệu quả công tác này.
    7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
    Tiến hành phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với CBQL, GV, và sinh viên nhằm thu thập thêm thông tin bổ sung cho phần thực trạng.
    7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
    Nghiên cứu tổng kết thực tiễn việc quản lý SV nội trú ở trường CĐSP Hòa Bình trong những năm gần đây, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc quản lý này đạt hiệu quả.
    7.3. Phương pháp thống kê toán học
    Dùng phương pháp thống kê toán học để tổng hợp số liệu thu được từ phiếu hỏi, tính tỷ lệ % để phân tích, so sánh, đánh giá cho chính xác.
    8.Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày thành 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
    Chương 2. Thực trạng SV nội trú và công tác quản lý SV nội trú của trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình.
    Chương 3. Một số biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...