Thạc Sĩ Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Cô Tô tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiệ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Cô Tô tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay​​


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Xác định được tầm quan trọng chiến lược của giáo dục và đào tạo đối với tương lai của đất nước, Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Theo đó, vai trò của đội ngũ giáo viên - nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và đào tạo đặc biệt được đề cao.
    Đối với sự nghiệp giáo dục miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, Hải đảo Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đầu tư quan tâm để giúp giáo dục vùng dân tộc miền núi, biên giới hải đảo bình đẳng với giáo dục miền xuôi.
    Trường THPT Cô Tô được đặt tại thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh, Trường đã đạt được một số thành tích đáng ghi nhận. Trường đã có giáo viên, học sinh giỏi cấp tỉnh, tỉ lệ học sinh thi đỗ các trường đại học, cao đẳng chính quy ngày càng tăng Chất lượng đội ngũ GV ngày càng được nâng lên, năng lực chuyên môn của nhiều giáo viên được khẳng định. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chất lượng đội ngũ giáo viên của trường vẫn còn nhiều bất cập: giáo viên còn thiếu về số lượng, không phù hợp về cơ cấu (thiếu giáo viên Giáo dục quốc phòng, Tin học, Thể dục; thừa giáo viên Tiếng Anh); năng lực chuyên môn của bộ phận giáo viên còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng kịp thời với những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay.
    Trước những bất cập trên, phát triển đội ngũ giáo viên của trường đã trở thành nhiệm vụ cấp thiết cần các giải pháp để khắc phục ngay nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho địa phương, đất nước. Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lý PT ĐNGV trường THPT Cô Tô đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    - Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ giáo viên và công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT.
    - Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý PT ĐNGV trường THPT Cô Tô.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    - Đề tài giới hạn nghiên cứu các biện pháp có liên quan trực tiếp đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên bao gồm: quy hoạch phát triển, đào tạo bồi dưỡng và tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên.
    - Các số liệu điều tra sẽ lấy từ năm 2006 đến năm 2010.
    5. Giả thuyết khoa học
    Nếu áp dụng triệt để và đồng bộ các biện pháp: quy hoạch, bồi dưỡng và tạo động lực, môi trường làm việc cho giáo viên phù hợp với trình độ phát triển của đội ngũ giáo viên trường THPT Cô Tô cũng như đặc điểm phát triển của nhà trường và môi trường giáo dục ở địa phương thì đội ngũ giáo viên của nhà trường sẽ phát tiển về số lượng, chất lượng, ổn định về cơ cấu, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý PT ĐNGV THPT
    - Phân tích và đánh giá thực trạng về ĐNGV, biện pháp quản lý PT ĐNGV trường THPT Cô Tô.
    - Đề xuất những biện pháp quản lý phát triển ĐNGV trường THPT Cô Tô.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    Gồm phương pháp nghiên cứu lý luận; phương pháp điều tra; phương pháp tổng kết kinh nghiệm; phương pháp chuyên gia; phương pháp thống kê toán học.
    8. Những điểm mới của đề tài
    Đề xuất được 06 biện pháp quản lý PT ĐNGV THPT của một huyện biên giới - hải đảo trong giai đoạn hiện nay.
    9. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
    Đề tài gồm 3 Phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận, khuyến nghị.
    Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý của việc quản lý PT ĐNGV THPT
    Chương 2. Thực trạng quản lý PT ĐNGV trường THPT Cô Tô
    Chương 3. Những biện pháp quản lý PT ĐNGV trường THPT Cô Tô.
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
    4. Phạm vi nghiên cứu 3
    5. Giả thuyết khoa học 4
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
    7. Phương pháp nghiên cứu 4
    7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 4
    7.2. Phương pháp điều tra 5
    7.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 5
    7.4. Phương pháp chuyên gia 5
    7.5. Phương pháp thống kê toán 5
    8. Những điểm mới của đề tài 5
    9. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu 5
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 6
    1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6
    1.2. Một số khái niệm cơ bản 8
    1.2.1. Quản lý và chức năng quản lý 8
    1.2.2. Quản lý nhà trường 11
    1.2.3. Phát triển đội ngũ giáo viên 12
    1.2.4. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trung học phổ thông 13
    1.3. Một số yêu cầu về phát triển đội ngũ giáo viên trong đổi mới giáo dục THPT hiện nay 15
    1.3.1. Vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên THPT 15
    1.3.2. Yêu cầu về phát triển đội ngũ giáo viên THPT 17
    1.4. Những nội dung cơ bản của quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trung học phổ thông 19
    1.4.1. Xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên THPT 20
    1.4.2. Quản lý bồi dưỡng, khuyến khích tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV 21
    1.4.3. Quản lý tuyển chọn giáo viên 22
    1.4.4. Quản lý thực hiện chính sách đối với đội ngũ GV 22
    1.4.5. Thanh tra, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ của ĐNGV 23
    1.5. Các nhân tố tác động đến quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông 23
    1.5.1. Trình độ phát triển của đội ngũ giáo viên 23
    1.5.2. Đặc điểm của nhà trường và môi trường giáo dục địa phương 24
    1.5.3. Phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý GD 24
    1.5.4. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác phát triển đội ngũ GV 25
    Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT CÔ TÔ HUYỆN CÔ TÔ - TỈNH QUẢNG NINH 27
    2.1. Khái quát về trường THPT Cô Tô huyện Cô Tô tỉnh Quảng Ninh 27
    2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển 27
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường hiện nay 28
    2.1.3. Chất lượng giáo dục trong những năm gần đây (từ năm học 2005 - 2006 đến năm học 2009 - 2010) 29
    2.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên của trường THPT Cô Tô 30
    2.2.1. Về phẩm chất đội ngũ giáo viên 30
    2.2.2. Về số lượng giáo viên 31
    2.2.3. Về cơ cấu đội ngũ giáo viên 33
    2.2.4. Về trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn 37
    2.3. Thực trạng quản lý phát triển ĐNGV của hiệu trưởng trường THPT Cô Tô (từ năm học 2005 -2006 đến năm học 2009-2010) 41
    2.3.1. Về công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển và tuyển dụng đội ngũ giáo viên 41
    2.3.2. Về công tác bố trí và sử dụng giáo viên 42
    2.3.3. Về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 42
    2.3.4. Về các chính sách đãi ngộ giáo viên 43
    2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh 44
    2.4.1. Thuận lợi 44
    2.4.2. Khó khăn 45
    2.4.3. Những mặt mạnh 45
    2.4.4. Những mặt yếu 45
    2.4.5. Nguyên nhân và hướng khắc phục 46
    Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔ TÔ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC THPT HIỆN NAY 48
    3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 48
    3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ 48
    3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn 48
    3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi 49
    3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Cô Tô 49
    3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên 49
    3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên 54
    3.2.3. Biện pháp 3: Bổ sung và tuyển chọn giáo viên nh»m hoàn thiện cơ cấu đội ngũ giáo viên theo sự đổi mới chương trình 61
    3.2.4. Biện pháp 4: Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên, động viên giáo viên tình nguyện ở lại huyện đảo công tác 63
    3.2.5. Biện pháp 5: Khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng 66
    3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra, đánh giá chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên 68
    3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 71
    3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 72
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 79
    1. Kết luận 79
    2. Khuyến nghị 80
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...