Thạc Sĩ Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Y tế tỉnh Quảng Ninh (2010-2015)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Y tế tỉnh Quảng Ninh (2010-2015)

    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 2.1. Thống kê cơ sở vật chất Nhà trường
    Bảng 2.2. Cơ cấu ĐNGV trường CĐYTQN
    Bảng 2.3. Số lượng cán bộ hợp đồng thỉnh giảng và hợp đồng
    Bảng 2.4. Thống kê giờ giảng năm học 2008-2009
    Bảng 2.5. Cơ cấu ĐNGV theo trình độ đào tạo
    Bảng 2.6. Cơ cấu ĐNGV theo chức danh chuyên môn
    Bảng 2.7. Cơ cấu ĐNGV theo độ tuổi
    Bảng 2.8. Cơ cấu ĐNGV theo giới tính
    Bảng 2.9. Số lượng GV tiếp nhận từ các đơn vị sự nghiệp
    Bảng 2.10. Số lượng GV tuyển dụng qua các năm
    Bảng 2.11. Số lượng GV kiêm nhiệm
    Bảng 2.12. Thống kê số lượng GV được đào tạo qua các năm
    Bảng 2.12. Thống kê đánh giá GV qua các năm học
    Bảng 2.13. Tổng hợp trưng cầu ý kiến HSSV về HĐ giảng dạy của GV
    Bảng 2.14. Thống kê Thi đua - Khen thưởng GV
    Bảng 2.15. Thống kê số GV giỏi các cấp

    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
    Sơ đồ 1. Phát triển nguồn nhân lực
    Sơ đồ 2. Cơ cấu tổ chức trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh
    Sơ đồ 3. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý.
    Biểu đồ 2.1. Thống kê số lượng GV trường CĐYTQN
    Biểu đồ 2.2. Cơ cấu ĐNGV theo giới tính

    MỞ ĐẦU
    I. Lý do chọn đề tài
    Việc đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo
    toàn diện phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó đổi mới công tác quản lý
    giáo dục đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Trong Chiến lược phát triển
    giáo dục 2001-2010, đã nhận định rằng: “Trong thời gian vừa qua, quản lý là
    một khâu yếu và là nguyên nhân của những yếu kém khác trong giáo dục
    nước ta” [4]. Vì vậy, trong các giải pháp chiến lược phát triển giáo dục của
    thập niên tới, đổi mới quản lý giáo dục (QLGD) được coi là khâu đột phá.
    Trong công tác đổi mới QLGD các trường đại học, cao đẳng hiện nay,
    phát triển đội ngũ giảng viên (ĐNGV) đóng một vai trò quan trọng đặc biệt,
    vì chất lượng giáo dục chỉ đạt được khi có một đội ngũ cán bộ , giáo viên đủ
    về số lượng, cơ cấu và chất lượng.
    Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh (CĐYTQN), tiền thân là trường
    Trung cấp Y tế Quảng Ninh được thành lập năm 1960, qua 50 năm xây dựng
    và phát triển đã thu được nhiều thành quả đáng trân trọng. Cùng với sự phát
    triển của nhà trường, ĐNGV trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh cũng đã được
    tăng cường về nhân lực và được nâng cao về trình độ. Tuy nhiên, công tác
    quản lý giảng viên (GV) trong nhà trường thời gian qua còn chưa đồng bộ và
    còn một số hạn chế. Những năm học tới đây, Trường tiếp tục gánh vác nhiệm
    vụ của một cơ sở đào tạo hàng năm cung cấp cho các vùng trong tỉnh và các
    tỉnh bạn đội ngũ cán bộ y tế có trình độ trung cấp, cao đẳng phục vụ công tác
    bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tháng 9/2009, UBND tỉnh Quảng
    Ninh đã có công văn cho phép Trường Đại học Y Hà Nội liên kết với Trường
    Cao đẳng y tế Quảng Ninh mở các lớp đào tạo đại học và sau đại học.
    Mặt khác, qua khảo sát gần đây về nhu cầu đào tạo những năm tiếp
    theo, số lượng học sinh - sinh viên vào trường tiếp tục gia tă ng; yêu cầu của
    các nhà tuyển dụng về chất lượng nguồn lực ngày càng cao hơn cả về trình độ
    chuyên môn và phẩm chất đạo đức.
    Trước tình hình mới và nhiệm vụ mới, bên cạnh việc tăng cường đầu tư
    cơ sở vật chất, nhà trường rất quan tâm xúc tiến việc củng cố và phát triển
    ĐNGV nhằm đáp ứng tốt mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo. Song, để phát triển
    ĐNGV cần phải nghiên cứu, xác lập được những giải pháp tích cực, đồng bộ
    phù hợp với đặc thù, tình hình của đơn vị mới có thể khắc phục được tình
    trạng khó khăn hiện tại về quản lý đội ngũ và phát triển đội ngũ.
    Từ những lý do trên đây, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu vấn đề: "Biện
    pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Y tế tỉnh
    Quảng Ninh (2010-2015)" làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý
    giáo dục.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn công tác quản lý nhà trường,
    đề tài nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng
    viên ở trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh (2010-2015).
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để thực hiện Mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung vào các nhiệm vụ:
    3.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận của các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV
    trong các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng.
    3.2. Xác định thực trạng các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV ở trường
    CĐYTQN.
    3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển ĐNGV của trường
    CĐYTQN (2010-2015).
    4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng
    Y tế Quảng Ninh.
    4.2. Khách thể nghiên cứu
    Hoạt động quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Y tế
    Quảng Ninh.
    5. Giả thuyết khoa học
    Công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Y tế
    Quảng Ninh vẫn tồn tại một số hạn chế cần phải được nghiên cứu khắc phục.
    Đội ngũ giảng viên sẽ đủ về số lượng và cơ cấu, mạnh về chất lượng, đáp ứng
    yêu cầu công tác đào tạo ngày càng phát triển trong giai đoạn trước mắt và
    thời gian tới, nếu xác lập được các biện pháp quản lý phù hợp với các cơ sở
    lý luận quản lý giáo dục và tình hình thực tế của Trường Cao đẳng Y tế
    Quảng Ninh.
    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp quản lý
    phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh giai đoạn
    2010-2015.
    - Về địa bàn nghiên cứu: Các nghiên cứu được triển khai tại trường
    Cao đẳng Y tế Quảng Ninh.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
    Sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát
    hoá các vấn đề lý luận về quá trình quản lý các hoạt động của giảng viên làm
    cơ sở cho việc xây dựng các khái niệm công cụ và xây dựng khung lý thuyết
    cho vấn đề nghiên cứu.
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp quan sát:
    Quan sát hoạt động quản lý phát triển đội ngũ giảng viên của Ban Giám
    hiệu, của các khoa/ phòng và tổ chuyên môn.
    - Phương pháp điều tra:
    Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra của Phiếu trưng cầu ý kiến đối với
    nhiều loại khách thể: Cán bộ quản lý cấp khoa, phòng và giảng viên về số
    lượng, chất lượng giảng viên và quản lý phát triển đội ngũ giảng viên. Trưng
    cầu ý kiến sinh viên về chất lượng giảng viên.
    - Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn một số cán bộ quản lý, giảng viên
    và sinh viên nhà trường về các hoạt động quản lý giảng viên, về các biện pháp
    để phát triển đội ngũ giảng viên.
    - Phương pháp chuyên gia:
    Tiếp xúc với một số cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên giỏi để tìm
    kiếm các kết luận trong việc đánh giá thực trạng và tranh thủ ý kiến của họ
    trong việc đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên.
    7.3. Phương pháp xử lý số liệu
    Sử dụng toán thống kê để xử lý các các số liệu thu được .
    8. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và kiến nghị, luận văn có 3 chương:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc xác lập các biện
    pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên.
    - Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý phát triển đội ngũ giảng viên
    trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh.
    - Chương 3: Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường
    Cao đẳng Y tế Quảng Ninh (2010-2015).

    Chương 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC QUẢN LÝ
    PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG
    1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam
    Giáo dục (bao gồm cả các hoạt động đào tạo nghề nghiệp) là một hoạt
    động cơ bản của xã hội. Trình độ dân trí được các nước coi như vốn căn bản
    để phát triển đất nước. Do đó, bất cứ quốc gia, dân tộc nào trên thế giới muốn
    phát triển, cũng quan tâm trước hết đến phát triển giáo dục như là một “quốc
    sách” về phát triển nguồn nhân lực nói riêng, về phát triển con người và kinh
    tế - xã hội nói chung.
    Ở Việt Nam, ngay từ những năm 70- 80 của thế kỉ XX, nhận thức được
    vai trò giáo dục là “quốc sách hàng đầu” đối với sự phát triển của đất nước,
    Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam các kỳ VIII, IX, X trong giai đoạn đổi mới
    đều nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là nâng cao
    chất lượng đội ngũ giáo viên các bậc học, trong đó có đội ngũ giảng viên các
    trường ĐH,CĐ nói riêng.
    Là một lực lượng tiên tiến trong đội ngũ trí thức nước nhà, giảng viên
    các trường đại học, cao đẳng hiện đã và đang đóng vai trò rất quan trọng
    trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với
    chức năng đào tạo và bồi dưỡng trí tuệ cho người học, xây dựng cơ sở lý luận
    và giải pháp công nghệ cho công tác lãnh đạo và quản lý đất nước, họ là lực
    lượng quyết định đối với việc thực hiện mục tiêu của giáo dục đại học: Đào
    tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, nguồn năng lực trí tuệ, sáng tạo, có
    năng lực thích ứng cao, có khả năng tìm việc làm và tạo việc làm, đáp ứng
    mọi yêu cầu của xã hội cả về nhân cách và tài năng.
    Để có được ĐNGV mạnh, đủ tiêu chuẩn thì công tác quản lý phát triển
    ĐNGV phải là trọng tâm hàng đầu của các nhà quản lý GDĐH.
    Quản lý phát triển ĐNGV ở Việt Nam đang là một vấn đề được các nhà
    khoa học đặc biệt quan tâm. Đã có nhiều công trình tiêu biểu của các nhà
    nghiên cứu Đặng Quốc Bảo, Vũ Ngọc Hải, Bùi Minh Hiền, Trần Kiểm,
    Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Thị Mỹ Lộc .
    Ngoài ra, một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục cũng
    đề cập đến vấn đề này:
     Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề ở trường
    KTCN Thanh Hoá giai đoạn 2005- 2010, của Nguyễn Cao Thắng;
     Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Thuận Thành Bắc Ninh giai đoạn 2005- 2010, của Lê Đình Thanh;
     Một số biện pháp xây đựng đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng
    Thống Kê, của Nguyễn Đình Dũng;
    .
    Tuy nhiên, cho đến thời điểm này còn chưa có công trình nào nghiên
    cứu về phát triển đội ngũ giảng viên trong loại hình trường cao đẳng y tế địa
    phương hiện nay. Đặc biệt, chưa có luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục nghiên
    cứu về quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Y tế Quảng
    Ninh.
    1.2. Các khái niệm cơ bản
    1.2.1. Quản lý giáo dục
    Quản lý giáo dục (QLGD) được hiểu là hoạt động quản lý trong lĩnh
    vực giáo dục và đào tạo, trong đó bao gồm quản lý quá trình dạy và học diễn
    ra ở các cơ sở giáo dục khác nhau.
    Theo Trần Kiểm [19, tr.10], QLGD có thể được hiểu ở các cấp độ khác
    nhau, tuỳ theo việc xác định đối tượng quản lý.
    - Đối với cấp vĩ mô:
    + QLGD được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục
    đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) đến tất cả các mắt xích
    của hệ thống giáo dục (từ cấp cao nhất là hệ thống GD quốc dân, tới
    các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và
    hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội
    đã đặt ra cho ngành giáo dục.
    + Cũng có thể định nghĩa Quản lý giáo dục là hoạt động tự giác
    của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh,
    giám sát một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực,
    vật lực,tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục và yêu cầu
    phát triển KT-XH. Chủ thể quản lý của cấp độ vĩ mô là cơ quan
    quản lý nhà nước về giáo dục.
    - Đối với cấp vi mô:
    + QLGD ở cấp vi mô (cấp cơ sở) được hiểu là hệ thống những
    tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống,
    hợp quy luật) của chủ thể quản lý một cơ sở giáo dục đến tập thể
    giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các
    nguồn lực xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất
    lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường (của cơ sở),
    nhằm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch, chương trình GD-ĐT đã các
    cấp trên đề ra. QLGD chính là thực hiện các chức năng quản lý
    trong công tác giáo dục.
    Chức năng quản lý là dạng hoạt động cơ bản mà thông qua đó chủ thể
    quản lý tác động lên khách thể nhằm đạt những mục tiêu xác định. Quản lý có
    4 chức năng cơ bản, đó là chức năng hoạch định ( lập kế hoạch), chức năng tổ
    chức, chức năng chỉ đạo (điều hành) và chức năng kiểm tra.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2005), Chỉ thị 40/CT-TƯ v/v nâng cao chất
    lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD.
    2. Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (1995), Quyết định số 538/QĐ-TCCB-CP
    ngày 18 tháng 12 năm 1995 quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch
    công chức bậc đại học.
    3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Điều lệ trường Cao đẳng (Ban hành kèm
    theo Thông tư số 14/2009/TT-BGD&ĐT).
    4. Chính Phủ (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010.
    5. Chính phủ, Nghị định 116/2003/NĐ-CP v/v tuyển dụng, sử dụng và quản lý
    cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
    6. Chính Phủ, Nghị định 35/2005/NĐ-CP v/v xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.
    7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới: về văn
    hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, giáo dục, đào tạo, NXB Chính trị Quốc gia.
    8. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán
    bộ Quản lý giáo dục.
    9. Đặng Quốc Bảo (2006), Phát triển con người, và chỉ số phát triển con
    người: một số kiến giải lý luận và thực tiễn trong bối cảnh kinh tế - xã hội
    hiện nay ở Việt Nam, Tài liệu giảng dạy cho khóa Cao học Quản lý giáo dục.
    10. Vũ Dũng (2006), Giáo trình tâm lý học quản lý, NXB Đại học Sư phạm.
    11. Phạm Khắc Chương (2007), Một số luận thuyết khoa học Quản lý giáo dục,
    Bài giảng cho lớp Cao học Quản lý giáo dục
    12. Hồ Ngọc Đại (2006), Giải pháp phát triển giáodục, NXB Giáo dục.
    13. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình tâm lý học
    lãnh đạo, quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    14. Vũ Ngọc Hải (2006), Quản lý Nhà nước về giáo dục, Tập bài giảng cho các
    khóa Cao học về Khoa học giáo dục.
    15. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2009), Quản lý giáo dục,
    NXB Đại học Sư phạm.
    16. Nguyễn Văn Hộ (2007), Xu hướng phát triển giáo dục, Tài liệu dùng cho
    học viên Cao học QLGD.
    17. Nguyễn Văn Hộ (2007), Triết lý giáo dục, Tài liệu dùng cho học viên Cao
    học QLGD.
    18. Nguyễn Văn Hộ (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, giáo trình
    dùng cho các lớp cao học thạc sỹ.
    19. Trần Kiểm (2009), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục,
    NXB Đại học Sư phạm.
    20. Trần Kiểm (2006), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, NXB Đại học
    Sư phạm.
    21. Phạm Hồng Quang (2006), Hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục của
    sinh viên sư phạm, NXB Đại học Sư phạm.
    22. Phạm Hồng Quang (2006), Môi trường giáo dục, NXB Giáo dục.
    23. Phạm Hồng Quang (2007), Nghiên cứu khoa học giáo dục - một số vấn đề lý
    luận và thực tiễn, Tài liệu tham khảo cho sinh viên Đại học Sư phạm - Đại
    học Thái Nguyên.
    24. Phạm Hồng Quang (2005), Quản lý và phát triển môi trường giáo dục, Tài
    liệu dùng cho học viên Cao học chuyên ngành QLGD.
    25. Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo
    dục, NXB Chính trị quốc gia.
    26. Quyết định 1702/2006/QĐ-UBND ngày 19/6/2006 của UBND tỉnh Quảng
    Ninh "V/v phê duyệt Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
    và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2006-2010"
    27. Trần Quốc Thành (2007), Khoa học quản lí, Đề cương bài giảng dành cho
    học viên cao học chuyên ngành QLGD.
    28. Thông tư 10/2004/TT-BNV ngày 19 tháng 02 năm 2004 của Bộ Nội vụ v/v
    Hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày
    10/3/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công
    chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
    29. Nguyễn Thị Tính (2007), Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục - Đào
    tạo, Đề cương bài giảng Thạc sỹ Quản lý giáo dục, Thái Nguyên.
    30. Hoàng Văn Tuấn, Các quy tắc hay trong giao tiếp. NXB Thanh niên 1996.
    31. Mạc Văn Trang - Trần Thị Bạch Mai (1998), Quản lý nhân sự trong giáo
    dục đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục
    32. Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh, Quyết đinh số 165/QĐ-CĐYT ngày 01
    tháng 04 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường CĐYTQN "v/v ban hành Quy
    chế chi tiêu nội bộ áp dụng trong Trường CĐYTQN".
    33. Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần
    thứ II.
    34. Từ điển Tiếng Việt (2001), NXB Đà Nẵng.
    35. Từ điển Giáo dục (2001), NXB từ điển Bách khoa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...