Thạc Sĩ Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường đại học An Ninh Nhân Dân

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường đại học An Ninh Nhân Dân​
    Information

    MS: LVQLGD068
    SỐ TRANG: 108
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2010


    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Từ những năm 1947, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” [30, tr30], Bác Hồ đã khẳng
    định “cách học tập, phải lấy tự học làm cốt, phải biết tự động học tập ”. Tự học là phương
    thức cơ bản để người học tiếp cận và chiếm lĩnh hệ thống tri thức phong phú và thiết thực.
    Chỉ có tự học thì giáo dục đào tạo mới thành công, đó chính là tính khách quan, vấn đề có
    tính nguyên tắc của quá trình giáo dục đào tạo.
    Nhận thức rõ vai trò của giáo dục trong quá trình hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước
    ta đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, là gốc rễ của sự phát triển xã hội, đầu tư cho
    giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Để đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong xu thế phát triển
    của nền kinh tế tri thức, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đổi mới giáo dục toàn diện,
    trong đó đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), đặc biệt chú trọng đến hướng dẫn cho người
    học phương pháp tự học, tự nghiên cứu, để họ có thể “học tập suốt đời”.
    Điều này một lần nữa được cụ thể hóa trong luật Giáo dục năm 2005: “Phương pháp
    đào tạo trình độ đại học, cao đẳng phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập,
    năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, tạo điều kiện cho người học tham
    gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng” [ 11, tr 45].
    Tuy nhiên, giai đoạn học tập ở nhà trường chỉ là một giai đoạn rất ngắn đối với mỗi
    người, mà việc học là việc lâu dài, suốt đời như Lênin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”.
    Chính vì vậy, quá trình giáo dục đào tạo không chỉ giáo dục kiến thức mà còn phải biết giáo
    dục phương pháp tự học và hình thành tư duy tự học cho người học. Mặt khác, kết quả học
    tập của người học được phản ánh bằng hiệu quả của hoạt động tự học của người học. Thước
    đo chất lượng giáo dục đào tạo lại chính là kết quả học tập của người học. Do đó, quá trình
    giáo dục đào tạo cần phải biết nâng cao hiệu quả hoạt động tự học cho người học.
    Nhận thức được tầm quan trọng của tự học đối với chất lượng của quá trình giáo dục
    đào tạo, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học An ninh nhân dân (ĐH ANND) trong thời
    gian qua đã quan tâm tổ chức quản lí tốt hoạt động tự học của SV nhà trường. Từ đó, đã đem
    lại nhiều kết quả khả quan như nhiều SV đã biết nghiên cứu khoa học và đã có công trình đạt
    giải nghiên cứu khoa học do Bộ Giáo dục - đào tạo (GD - ĐT) và Thành đoàn TP. HCM tổ
    chức, đã có nhiều sáng kiến, cải tiến trong học tập, kết quả học tập đã được nâng lên Tuy
    nhiên, quá trình tổ chức các biện pháp quản lí hoạt động tự học của SV còn gặp những khó
    khăn, bộc lộ những hạn chế cũng như chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến hiệu quả đạt
    được chưa cao, xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.
    Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện các biện pháp quản lí hoạt
    động tự học của SV do Trường ĐH ANND đã tiến hành để đưa ra những biện pháp quản lí
    nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của SV, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
    đào tạo của Nhà trường là một vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
    Từ những lí do trên, tác giả chọn vấn đề “Biện pháp quản lí hoạt động tự học của
    sinh viên trường Đại học An ninh nhân dân” làm đề tài luận văn thạc sĩ.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Nghiên cứu đề tài nhằm mô tả thực trạng công tác quản lí hoạt động tự học của SV và
    đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này ở Trường ĐH ANND.


    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    Khách thể: Công tác quản lí hoạt động học tập của SV của Hiệu Trưởng trường ĐH
    ANND.
    Đối tượng: Công tác quản lí hoạt động tự học của SV của Hiệu Trưởng trường ĐH
    ANND.

    4. Giả thuyết nghiên cứu

    Các biện pháp quản lí HĐTH của SV Trường ĐH ANND đã được thực hiện tương đối
    tốt ở một số mặt và đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, quá trình triển khai các
    biện pháp này còn có những khiếm khuyết, hạn chế cần được nghiên cứu tổng kết, rút kinh
    nghiệm, bổ sung, điều chỉnh. Khi xây dựng được các biện pháp quản lí phù hợp đối với hoạt
    động tự học của SV thì chất lượng đào tạo của Trường ĐH ANND sẽ được nâng lên, do
    HĐTH của SV có hiệu quả hơn.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    - Nghiên cứu lí luận về hoạt động tự học, quản lýhoạt động tự học để xây dựng cơ sở lý
    luận cho đề tài.
    - Mô tả thực trạng hoạt động tự học và công tác quản lí hoạt động tự học, đồng thời
    phân tích, đánh giá nguyên nhân của thực trạng trên tại trường Đại học ANND.

    - Đề xuất các biện pháp quản lí nhằm cải thiện thực trạng.

    6. Giới hạn đề tài

    Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác quản lí hoạt động tự học của SV hệ chính qui tập
    trung tại trường của Hiệu Trưởng Trường ĐH ANND trong những năm gần đây (từ năm
    2005 đến nay).


    7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

    * Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
    nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm hệ thống - cấu trúc, lịch sử - logic và
    thực tiễn.
    * Phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích, tổng hợp, qui nạp, diễn dịch, mô hình
    hóa, khái quát hóa.
    - Phương pháp nghiên cứu thực tế:
    + Quan sát sư phạm: trên cơ sở quan sát đối tượng khảo sát dưới sự tác động của các
    biện pháp quản lí để đánh giá thực tiễn kết quả của các biện pháp đã triển khai.
    + Điều tra xã hội học: trên cơ sở xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến của đối tượng khảo
    sát, chọn mẫu khảo sát để thu thập số liệu, tư liệu và ý kiến về thực trạng công tác quản lí
    HĐTH và ý kiến đánh giá về các giải pháp mà đề tài đưa ra.
    - Phương pháp toán thống kê: trên cơ sở xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, dùng phần mềm
    tin học về toán thống kê để xử lý số liệu đã thu thập được.

    8. Đóng góp mới của đề tài

    - Đưa ra một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí HĐTH của
    sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học ANND.
    - Có thể làm tài liệu tham khảo cho các trường đại học khác trong ngành Công an
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...