Tiểu Luận Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trong trường THCS, hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn là một hoạt động thiết yếu, chủ lực cho tất cả hoạt động giáo dục. Vai trò quản lý của tổ trưởng góp phần không ít vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Mọi công tác chuyên môn được bàn bạc, thống nhất và đi đến việc thực hiện đều phải qua các sinh hoạt định kỳ (hoặc đột xuất) giữa các thành viên trong tổ nhằm đảm bảo hiệu quả đúng theo mọi tiến độ của kế hoạch năm học đã được xây dựng.
    Theo kết luận của Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương khóa IX “về tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục-đào tạo, khoa học công nghệ từ nay đến năm 2005 và 2010” đảng nhấn mạnh: tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, trước hết là nâng cao đội ngũ giáo viên, thực hiện giáo dục toàn diện ”. Đội ngũ nhà giáo là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục, do đó việc xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của sự nghiệp giáo dục là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của sự nghiệp giáo dục. Và một trong việc xây dựng ấy là hoạt động chuyên môn của tổ bộ môn trong nhà trường.

    B. NỘI DUNG
    1. Tình hình nhân sự, đặc điểm:

    Trường Phan Bội Châu thuộc hệ bán công và năm học 2007-2008 trường trung học cơ sở bán công Phan Bội Châu có 3 hệ thống giáo dục cùng tồn tại một lúc do bối cảnh “lịch sử”: khối 8,9 hệ bán công; khối 7 hệ công lập; khối 6 công lập tự chủ tài chính với một số lượng học sinh khá đông trên hơn 2000 em với các dạng lớp: 1 buổi - 2 buổi – bán trú. Có thể nói, việc giảng dạy bộ môn văn – bộ môn cơ bản với một đối tượng khá nhiều “màu sắc” như thế, quả là một việc không dễ dàng chút nào.
    Xuất phát từ tình hình thực tế trên để đáp ứng nhu cầu giảng dạy bộ môn đội ngũ thầy cô giáo cũng “đa dạng” theo các em. Ngoài nguồn giáo viên biên chế nhà trường phải hợp đồng và thỉnh giảng thêm một số giáo viên mới từ các trường khác. Do vậy việc điều hành quản lí giáo viên để thực hiện công tác chuyên môn theo kế hoạch từng tuần, từng tháng, từng học kì của tổ bộ môn là một việc đòi hỏi sự năng động, sáng tạo của người tổ trưởng.
    2. Những thuận lợi – khó khăn trong hoạt tổ:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...