Thạc Sĩ Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường THCS huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường THCS huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

    MỤC LỤC
    Mở đầu 6
    Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN
    MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 13
    1.1.Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề 13
    1.2. Một số khái niệm 17
    1.2.1.Khái niệm quản lý, biện pháp quản lý 17
    1.2.2.Quản lý nhà trường . 25
    1.2.3.Tổ chuyên môn, hoạt động của tổ chuyên môn 29
    1.2.4. Trách nhiệm, quyền hạn của hiệu trưởng, tổ trưởng đối với
    hoạt động tổ chuyên môn . 31
    1.2.5. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng . 36
    1.3.Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn 38
    1.3.1. Chỉ đạo lập kế hoạch tổ chuyên môn trong năm học . 38
    1.3.2. Chỉ đ ạo, tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn 38
    1.3.3. Kiểm tra, đánh giá các hoạt động chuyên môn 44
    1.3.4. Các biện pháp hỗ trợ nhằm góp phần nâng cao chất lượng
    hoạt động tổ chuyên môn . 46
    1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn 47
    1.4.1.Trình độ, năng lực quản lý của hiệu trưởng . 47
    1.4.2.Năng lực chuyên môn của tổ trưởng . 49
    1.4.3. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường 50
    1.4.4.Công tác quản lý, chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo 51
    Kết luận chương 1 53
    Chương 2.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ
    CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ
    SỞ HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH 54
    2.1.Khái quát về tình hình giáo dục huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. 54
    2.1.1.Một số đặc điểm tự nhiên, xã hội . 54
    2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục .
    2.1.3. Các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể .
    54
    58
    2.2.Tổ chuyên môn của các trường THCS huyện Vân Đồn, tỉnh
    Quảng Ninh 60
    2.2.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò của tổ chuyên môn trong
    nhà trường 60
    2.2.2. Năng lực quản lý của tổ trưởng chuyên môn, khả năng tham
    gia các hoạt động của giáo viên trong tổ 61
    2.2.3. Thực trạng chất lượng các hoạt động của tổ chuyên môn các
    trường THCS huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 62
    2.2.4. Thực trạng cơ sở vật chất các trường THCS phục vụ cho
    hoạt động chuyên môn của giáo viên . 67
    2.3. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường
    THCS huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh hiện nay 68
    2.3.1. Khái quát về chất lượng quản lý hoạt động tổ chuyên môn
    của hiệu trưởng các trường THCS huyện Vân Đồn 68
    2.3.2. Nhận thức của cán bộ quản lý và viên về tầm quan trọng của
    quản lý hoạt động tổ chuyên môn . 69
    2.3.3. Thực trạng công tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động
    của tổ chuyên môn 71
    2.3.4. Thực trạng công tác quản lý, điều hành hoạt động tổ chuyên
    môn của Hiệu trưởng theo các văn bản quy định của phòng Giáo dục
    và Đào tạo 72
    2.3.5. Thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn
    của hiệu trưởng 73
    2.3.6. Một số vấn đề trong công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn
    của hiệu trưởng trường THCS huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 83
    Kết lu ận chương 2 . 86
    Chương 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ
    CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS HUYỆN VÂN
    ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH 87
    3.1.Mục tiêu, phương hướng hoạt động của tổ chuyên môn trong nă m
    học 2010-2011 87
    3.2.Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý . 88
    3.2.1.Căn cứ vào mục tiêu chiến lược và giải pháp phát triển giáo
    dục đào tạo đến 2020 88
    3.2.2. Đảm bảo quy chế quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo 90
    3.2.3. Phù hợp với mục tiêu chiến lược của ngành giáo dục huyện
    Vân Đồn . 91
    3.2.4. Phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương 92
    3.2.5.Đảm bảo tính đồng bộ, tính thực tiễn, tính kế thừa, tính khả thi 93
    3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu
    trưởng các trường THCS huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 96
    3.3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về tầm qua n trọng
    và tác dụng thiết thực của hoạt động tổ chuyên môn . 96
    3.3.2. Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn. 99
    3.3.3 Quản lý nề nếp, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn 102
    3.3.4. Kiểm tra các hoạt động của tổ chuyên môn . 104
    3.3.5. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá học sinh . 106
    3.3.6. Kiểm tra việc thực hiện chương trình giảng dạy . 108
    3.3.7 Quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên 109
    3.3.8. Chỉ đạo công tác tự bồi dưỡng của giáo viên 111
    3.3.9 Mối quan hệ giữa các biện pháp . 113
    3.4. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất 113
    3.4.1. Các bước tiến hành khảo nghiệm 113
    3.4.2. Kết quả khảo nghiệm . 115
    kết luận chương 3 . 119
    Kết luận và kiến nghị 120
    Danh mục tài liệu tham khảo 124
    Phụ lục

    MỞ ĐẦU
    1.Lý do chọn đề tài
    Thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học công nghệ, thế kỷ của trí tuệ và cạnh
    tranh thị trường, thế kỷ của bùng nổ thông tin trong đó tri thức chiếm vị trí
    vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay, cách mạng khoa học công nghệ phát
    triển nhanh, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát
    triển lực lượng sản xuất. Trong bối cảnh đó, giáo dục trở thành nhân tố đối
    với sự phát triển kinh tế xã hội.
    Việt nam bước vào thế kỷ XXI với mục tiêu phấn đấu: “Dân giàu,
    nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong thời kỳ hội nhập để
    phát triển kinh tế xã hội, vấn đề quan trọng hàng đầu là sự phát triển nguồn
    lực con người. Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa IX đã nêu
    rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng
    nhất thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH), là điều
    kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển
    xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”[15].
    Giáo dục có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng đối với công cuộc cải
    tạo và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đặc biệt giáo dục là nhân tố
    quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Giáo dục có thể đào tạo nguồn nhân
    lực với trình độ trí tuệ ngang tầm thời đại, tích lũy nguồn chất xám đủ để
    luôn đổi mới sản xuất, nâng cao năng suất lao động, phát triển các hoạt động
    dịch vụ Vì vậy, việc đầu tư cho giáo dục để nâng cao trình độ dân trí, phát
    triển nguồn nhân lực cần được ưu tiên hàng đầu.
    Giáo dục là một lĩnh vực rất quan trọng của đời sống, liên quan đến
    hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Vì vậy, Đảng ta rất quan
    tâm, chú trọng phát triển giáo dục đào tạo. Diễn văn khai mạc Đại hội đại
    biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nêu rõ: Phấn đấu để giáo dục đào tạo
    cùng với khoa học công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, thông qua việc
    đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng
    cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam.
    Để giáo dục thực hiện đựơc sứ mạng của mình thì trước hết cần nâng
    cao chất lượng giáo dục đào tạo. Quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với giáo
    dục đào tạo là tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội
    dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp, hệ thống quản lý giáo
    dục; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa giáo dục; nâng cao chất
    lượng, hiệu quả giáo dục. Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào hoạt
    động dạy và học, phụ thuộc vào phương pháp giáo dục đào tạo, các hoạt động
    và phương pháp quản lý giáo dục và nhiều yếu tố khác. Như vậy, đổi m ới
    quản lý giáo dục là một trong các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục
    đào tạo.
    Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chỉ đạo
    đổi mới công tác quản lý trường học như: đổi mới hệ thống quản lý giáo dục,
    nội dung, phương pháp và hình thức quản lý giáo dục bước đầu đã có những
    tác động tích cực đáng kể đến chất lượng giáo dục; đổi mới quản lý các hoạt
    động của trường phổ thông nói chung, trong trường THCS(THCS) nói riêng
    đã có tác động trực tiếp đến chất lượng giảng dạy và học tập, quyết định đến
    chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.
    Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ chốt tham gia
    các hoạt động giáo dục. Giáo viên trong trường THCS được tổ chức thành tổ
    chuyên môn theo môn học hoặc theo nhóm môn học. Tổ chuyên môn là m ắt xích
    quan trọng trong cơ cấu tổ chức của nhà trường. Hoạt động của các tổ chuyên
    môn quyết đị nh trực tiếp đến sự phát triển của nhà trường và chất lượng dạy học
    của thầy và trò.
    Qua hoạt động của tổ chuyên môn, nhà trường bồi dưỡng chuyên môn
    nghiệp vụ cho giáo viên, nâng cao chất lượng giảng dạy cụ th ể như: xác đị nh
    đúng trọng tâm chương trình môn dạy, bài dạy; bồi dưỡng phương pháp giảng
    dạy và đổi m ới phương pháp gi ảng dạy đáp ứng yêu cầu đổi m ới của nội dung,
    chương trình; bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ thu ật, kỹ năng trong việc ứng dụng
    công nghệ thông tin, sử dụng thiết bị hiện đại vào giảng dạy; bồi dưỡng nghiệp vụ
    kiểm tra, đánh giá theo chuẩn đối v ới cả giáo viên và học sinh. Tổ chuyên môn
    tham mưu cho nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa
    cho học sinh. Hoạt động này vừa có ý nghĩ a giáo dục đạo đức, vừa giúp học sinh
    giao lưu trao đổi ki ến thức để đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà
    trường.
    Chất lượng chuyên môn của trường THCS phụ thuộc rất nhiều vào
    trình độ quản lý của hiệu trưởng đối với các tổ chuyên môn, đối với giáo viên
    và học sinh. Để các tổ chuyên môn hoạt động có chất lượng và hiệu quả thì
    hiệu trưởng phải có năng lực quản lý, điều hành thông qua phó hiệu trưởng,
    các tổ trưởng chuyên môn, đồng thời trực tiếp đến từng giáo viên. Hiệu
    trưởng phải nắm vững chương trình môn học, phương pháp đặc trưng của
    từng môn học, để chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện.
    Để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn trong trường
    THCS, để hoạt động của tổ chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế của
    nhà trường, đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học thì hiệu trưởng cần phải
    có chỉ đạo kịp thời, có biện pháp quản lý nội dung và hình thức hoạt động của
    tổ chuyên môn một cách hợp lý. Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn là một
    trong những nhiệm vụ quan trọng của hiệu trưởng trường THCS. Đề ra
    những biện pháp quản lý tốt sẽ góp phần tháo gỡ những hạn chế về chất
    lượng hoạt động của tổ chuyên môn.
    Vân Đồn là một huyện miền núi hải đảo của tỉnh Quảng Ninh thuộc
    vùng đông bắc của Tổ Quốc. Đến nay, Vân Đồn đã có nhiều thay đổi và đang
    trong giai đọan được đầu tư phát triển. Giao thông đã thuận lợi hơn trước, có
    cầu nối liền huyện đảo với đất liền, hệ thống điện-đường-trường-trạm đã
    được đầu tư cải tạo tương đối khang trang. Kinh tế huyện đảo trong vài năm
    trở lại đây đã phát triển, đời sống được nâng lên, thông tin, văn hóa được cập
    nhật và được nhân dân quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt là mặt bằng dân trí đã
    có những bước tiến đáng kể. Huyện Vân Đồn đạt chuẩn PCGD THCS năm
    2005. Đây là những thuận lợi tạo đà cho giáo dục huyện Vân Đồn phát triển.
    Trong 5 năm trở lại đây, chất lượng giáo dục của huyện Vân Đồn đã có
    những thay đổi rõ rệt. Hàng năm có học sinh đạt giải cấp tỉnh, tham gia thi
    quốc gia, có giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, kết quả giáo dục toàn
    diện được nâng cao dần. Tham quan các huyện thị trong tỉnh để học hỏi kinh
    nghiệm, so sánh đối chiếu với huyện Vân Đồn thì thấy rằng Vân Đồn còn
    một số hạn chế cần khắc phục. Đặc biệt là những hạn chế về hoạt động của tổ
    chuyên môn trong trường THCS. Mặc dù đã có những chỉ đạo đổi mới về nội
    dung hình thức hoạt động tổ chuyên môn nhưng hầu hết các tổ chuyên môn
    tổ chức các hoạt động còn nặng về hình thức hơn nội dung, đảm bảo số lượng
    hơn chất lượng vì thế mà hiệu quả hoạt động chưa cao.
    Qua gần 20 năm làm công tác giảng dạy và quản lý ở trường THCS
    Thị trấn Cái Rồng và công tác tại phòng GD&ĐT huyện Vân Đồn –Tỉnh
    Quảng Ninh, bản thân tôi thấy rõ vai trò quan trọng của hiệu trưởng đối với
    hoạt động của các tổ chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục
    trong nhà trường. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng hoạt động tổ
    chuyên môn của các trường THCS huyện Vân Đồn-Tỉnh Quảng Ninh nhằ m
    đề ra các biện pháp quản lý phù hợp với yêu cầu của giáo dục trong thời kỳ
    đổi m ới là vấn đề cấp thiết sớm được nghiên cứu và làm sáng tỏ.
    Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn vấn đề: “Biện pháp quản lý
    hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường THCS huyện Vân Đồn,
    tỉnh Quảng Ninh” để nghiên cứu với hy vọng góp phần vào việc quản lý
    nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường THCS huyện Vân Đồn
    đáp ứng yêu cầu của xã hội.
    2.Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động của tổ
    chuyên môn của hiệu trưởng các trường THCS huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng
    Ninh, đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng
    hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường này.
    3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1.Khách thể nghiên cứu
    Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong trường THCS
    3.2.Đối tượng nghiên cứu
    Biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn của hiệu trưởng
    trường THCS.
    4.Giả thuyết khoa học
    Chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THCS huyệ n
    Vân Đồn hiện nay đã từng bước được nâng cao, song còn có những hạn chế
    nhất định. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, một trong các
    nguyên nhân cơ bản đó là do các biện pháp quản lý của hiệu trưởng chưa phù
    hợp. Nếu xây dựng được các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đồng bộ, phù
    hợp thì sẽ nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS
    huyện Vân Đồn.
    5.Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1.Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về hoạt động của tổ chuyên
    môn và quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THCS.
    5.2.Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn ở
    các trường THCS huyện Vân Đồn, các biện pháp quản lý của hiệu trưởng
    các trường này.
    5.3.Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của
    hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn ở
    các trường THCS huyện Vân Đồn.
    6. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng các biện pháp quản lý
    hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng bốn trường THCS huyện Vân Đồn,
    tỉnh Quảng Ninh trong thời gian 5 năm từ năm học 2005-2006 đến nay.
    7.Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
    Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan làm cơ sở lý
    luận cho đề tài.
    7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    7.2.1.Phương pháp điều tra viết
    Trưng cầu ý kiến của hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên về
    thực trạng hoạt động tổ chuyên môn, việc quản lý chỉ đạo hoạt động chuyên
    môn của hiệu trưởng các trường THCS trong phạm vi nghiên cứu.
    7.2.2.Phương pháp quan sát
    Quan sát để biết được nội dung và hình thức các hoạt động của tổ
    chuyên môn như: Dự giờ, thăm lớp, dự hội nghị chuyên đề, hội thảo, ngoại
    khóa . nắm bắt được các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn mà
    hiệu trưởng các trường THCS đã dùng. Sơ bộ đánh giá chất lượng hoạt động
    và tính hiệu quả của các biện pháp đó.
    7.2.3.Phương pháp phỏng vấn
    Phỏng vấn hiệu trưởng các trường THCS, phó hiệu trưởng phụ trách
    chuyên môn, tổ trưởng các tổ chuyên môn, giáo viên các trường để làm rõ
    thêm thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng.
    7.2.4.Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
    Trao đổi và tham khảo ý kiến chuyên gia để đánh giá thực trạng công
    tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn và tư vấn các biện pháp quản lý của
    hiệu trưởng trường THCS huyện Vân Đồn đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.
    7.2.5.Phương pháp tổng kết thực tiễn
    Tổng kết các kết quả thu được từ thực tiễn để đề xuất các biện pháp
    quản lý, khẳng định tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt
    động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THCS huyện Vân Đồn.
    7.3.Phương pháp thống kê toán học
    Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý, phân tích các số liệu
    từ các phiếu thu được, mô tả, suy luận và kiểm định tính ý nghĩa cũng như
    mối tương quan giữa các yếu tố trong quá trình nghiên cứu.
    8. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý và nâng cao chất lượng hoạt
    động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường trung học cơ sở
    Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của
    hiệu trưởng các trường THCShuyện Vân Đồn – Quảng Ninh
    Chương 3: Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của
    hiệu trưởng trường THCS huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

    Chương 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
    CỦA HIỆU TRƯỞNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
    1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Nghiên cứu về quản lý hoạt động của tổ chuyên môn của người hiệ u
    trưởng không phải là vấn đề mới mà là vấn đề đã được nghiên cứu có cơ sở
    pháp lý và cơ sở lý luận từ quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công
    tác tổ chức cán bộ, công tác xây d ựng phát triển đội ngũ. Đại hội Đại biểu
    toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định cần phải
    xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, có cơ cấu hợp lý, chất lượng tốt, nhất là
    đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế tiếp vững vàng. Có cơ chế, chính sách đảm bảo
    phát hiện, đánh giá, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ
    xứng đáng những người có đức, có tài
    Mục tiêu của nền giáo dục hiện nay không chỉ là giáo dục và đào tạo ra
    thế hệ tương lai có kiến thức, mà các thế hệ “ra lò” từ giáo dục phải được
    đào tạo toàn diện cả về đức-trí-thể-mĩ, có kĩ năng sống, thích ứng tốt với
    hoàn cảnh và đặc biệt là linh hoạt, m ềm dẻo, sáng tạo trong ứng xử và giả i
    quyết các vấn đề. Để làm tốt nhiệm vụ đó thì các nhà quản lý phải tìm ra các
    giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, đổi mới công tác
    quản lý trong nhà trường trong đó có quản lý hoạt động tổ chuyên môn. Cải
    tiến nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đối với tổ chuyên môn để thông
    qua đó tác động tích cực vào quá trình nâng cao chất lượng giáo dục.
    Quản lý hoạt động chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy học trong
    các nhà trường nói chung là một vấn đề rất cần thiết và được nhiều người
    quan tâm. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đứng trên các góc
    độ khác nhau để tìm ra các biện pháp quản lý chuyên môn nhưng đều có mục
    đích chung là nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường. Có thể kể ra
    nhiều công trình nghiên cứu gần với đề tài theo các nhóm sau đây:
    Nhóm1: Các công trình nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động dạy
    học cấp phổ thông(Tiểu học, THCS, THPT).
    Đây là hướng nghiên cứu mà thực trạng có thể được đánh giá một cách
    rõ ràng và việc xác định nguyên nhân của những hạn chế hầu như không gặp
    khó khăn, nên các tác giả tập trung nghiên cứu theo hướng này nhiều nhất. Các
    đề tài nghiên cứu theo hướng này có những đặc điểm cơ bản như sau:
    + Chủ thể quản lý hoạt động dạy học được đề cập đến trong các công
    trình nhiều nhất là hiệu trưởng các trường phổ thông, tiếp đến là trưởng, phó
    các phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục trung học của sở Giáo dục và
    đào tạo.
    + Có thể tìm thấy trong các đề tài này những đánh giá thực trạng rất sát
    thực về việc quản lý hoạt động dạy học của các nhà trường phổ thông. Từ
    những đánh giá đó các tác giả cũng đã cơ bản tìm ra nguyên nhân của những
    hạn chế trong công tác quản lý. Tham khảo các công trình này ít, nhiều cũng
    thấy quản lý hoạt động dạy học của một nhà trường, trực tiếp hơn nữa là quản
    lý hoạt động dạy học của tổ chuyên môn và của giáo viên chính là một mảng
    công việc của quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường.
    + Các công trình đã đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học có
    tính hiệu quả cao. Nếu nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động dạy học của tổ
    chuyên môn có thể dựa vào đó để đề xuất tiếp các biện pháp mang tính đồng
    bộ và phù hợp. Đi theo hướng nghiên cứu này có thể kể đến các công trình như:
    1. Phạm Thị Lan Hương: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu
    trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo-Vĩnh Phúc, 2006.
    2. Bùi Thị Thanh Thi: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu
    trưởng các trường THCS huyện Yên Lập -tỉnh Phú Thọ, 2007.

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Afanaxev (1997), Con người trong quản lý xã hội, tập 2. NXB Khoa học
    xã hội, Hà Nội.
    2. Đặng Quốc Bảo (1997), Khái niệm về quản lý giáo dục và chức năng
    quản lý giáo dục, Tạp chí phát triển giáo dục, Hà Nội.
    3. Đặng Quốc Bảo (2008), Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục, Đề
    cương bài giảng cho học viên cao học chuyên ngành QLGD, Hà Nội.
    4. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40 – CT/TƯ về việc xây
    dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà
    Nội.
    5. Ban khoa giáo trung ương (2002), Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi
    mới, chủ trương, thực hiện, đánh giá, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
    6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Điều lệ trường phổ thông, NXB Giáo dục,
    Hà Nội.
    7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp
    luật về giáo dục và đào tạo, NXB Giáo dục, Hà Nội.
    8. Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường (2007), NXB Chính trị
    Quốc gia, Hà Nội.
    9. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002.
    10. Nguyễn Quốc Chí (2003), Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục
    (Tập bài giảng cao học quản lý), Hà Nội.
    11. Phạm Khắc Chương (2004), Lí luận quản lý giáo dục đại cương, Giáo
    trình dùng cho học viên cao học Quản lý giáo dục.
    12. Nguyễn Bá Dương (1999), Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo.
    NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    13. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của Khoa học quản lý, Nhà xuất bả n
    Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCHTƯ
    Đảng khóa VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
    thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
    thứ X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    17.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện hội nghị lần thứ ba BCHTW
    khóa X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng
    Ninh lần thứ IX, Quảng Ninh.
    19. Điều lệ trường THCS, THPT và trường Phổ thông có nhiều cấp học (Ban
    hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/04/2007 của
    Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
    20. Giáo trình quản lý hành chính nhà nước (2000). NXB Giáo dục, Hà Nội.
    21. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục,
    Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội.
    22. Vũ Ngọc Hải (2006), Tập bài giảng Quản lý Nhà Nước về giáo dục, Hà Nội.
    23. Bùi Minh Hiền (2004), Lịch sử giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học
    sư phạm, Hà Nội.
    24. Bùi Minh Hiền (Chủ biên) (2006), Quản lý giáo dục, NXBĐHSP, Hà Nội.
    25. Hà Sĩ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học, NXB Giáo dục,
    Hà Nội.
    26. M.I. Kônđacôp (1993),Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục,
    Trường CBQL Giáo dục Hà Nội và Viện Khoa học giáo dục.
    27. Kinh nghiệ m của các quốc gia. Chiến lược phát triển giáo dục trong thế
    kỷ XX NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.
    28. Trần Kiểm (1997), Quản lý Giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo
    dục, Hà Nội.
    29. Trần Kiểm (2003), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông. NXB Đại
    học quốc gia, Hà Nội.
    30. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục. NXB Giáo dục, Hà Nội.
    31. Trần Kiểm (2007), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, Nhà xuất
    bản Đại học sư phạm, Hà Nội.
    32. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý Giáo dục,
    NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
    33. Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich (1992), Những vấn đề
    cốt lõi của quản lý. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
    34. Đặng Bá Lãm (1999), Chính sách và kế hoạch trong quản lý giáo dục,
    Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
    35. Đặng Bá Lãm (2003), Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ
    XXI chiến lược phát triển, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
    36. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng giáo dục, Nhà xuất bản
    Đại học Quốc gia, Hà Nội.
    37. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Tâm lý học quản lý, Tập bài giảng cao học
    quản lý, Hà Nội.
    38. K.Marx và F. Engels, Các Mác và ăng Ghen toàn tập, tập 23. NXB
    Chính trị Quốc gia, Hà nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...