Thạc Sĩ Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non Thành phố Thái N

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 11/11/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người. Ngôn ngữ là kho tàng trí tuệ của loài người. Nó chứa đựng và làm sống dậy những thành tựu do xã hội loài người dựng lên. Ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi sự suy nghĩ, là công cụ của tư duy. Vốn từ ngữ của cá nhân phản ánh năng lực tư duy, năng lực trí tuệ của cá nhân đó. Chính vốn từ đã mở rộng tầm hiểu biết của cá nhân và hiện thực. Trẻ em có nhu cầu rất lớn trong nhận thức thế giới xung quanh. Khi đã có một vốn ngôn ngữ nhất định, trẻ sử dụng ngôn ngữ như phương tiện biểu hiện nhận thức của mình. Rõ ràng ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ. Thông qua ngôn ngữ, trẻ nhận thức được về thế giới xung quanh một cách sâu rộng, rõ ràng và chính xác. Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực, sáng tạo trong hoạt động trí tuệ. Chính vì vậy, trong công tác giáo dục thế hệ măng non của đất nước, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ nhỏ. Ngôn ngữ đã góp phần đào tạo các cháu trở thành những con người phát triển toàn diện. Ngôn ngữ là công cụ phát triển tâm lý cao nhất của con người. Đối với trẻ thơ ngôn ngữ có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển cơ sở ban đầu của nhân cách, còn là phương tiện điều khiển điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực, phương tiện làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ, đáp ứng nhu cầu giao tiếp với mọi người xung quanh Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non đó là phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ làm giàu vốn từ vựng, dạy trẻ phát âm đúng giúp trẻ nắm được các quy tắc tiếng việt, dạy trẻ cách diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, ý nghĩa của mình. Công việc phải được tiến hành trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở nhà trẻ và trường mầm non Ngành giáo dục mầm non ở Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng đã tự khẳng định mình với những thành tựu đáng kể, trong đó có những thành tựu trong việc giáo dục tiếng mẹ đẻ cho trẻ. Thực tiễn cho thấy giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở các trường mầm non chưa được quan tâm thích đáng, đặc biệt là ở các trường lớp mẫu giáo .
    Chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ từ 3 đến 6 tuổi hiện hành chưa đề cập đến phần phát triển như là một phần độc lập. Nội dung phát triển ngôn ngữ còn chung chung và được lồng ghép trong các hoạt động khác.
    2
    Trong cuốn Giáo dục học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội nhà giáo dục học E.I.TIKHÊ EVA người Liên Xô đã khẳng định: “Ngôn ngữ là công cụ để tư duy,là chìa khóa để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức dân tộc của nhân loại. Do vậy, ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với con người, đặc biệt là giai đoạn đầu của mỗi người, nên việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ phải bắt đầu từ rất sớm”[21] Xuất phát từ thực tiễn, với nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề chuẩn bị ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi trước khi bước vào lớp 1, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non nói riêng và chất lượng giáo dục mầm non nói chung tại địa phương.
    2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non tại địa phương.
    3. Khách thể và đối tượng
    3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở các trường mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên. 4. Giả thuyết khoa học
    Trong thời gian qua, hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG 5 tuổi ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục còn bộc lộ những hạn chế, bất cập do các nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân biện pháp quản lý chưa phù hợp. Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG 5 tuổi một cách khoa học, đồng bộ, khả thi, phù hợp hơn với thực tiễn của nhà trường và người học, cũng như đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động phát triển ngôn ngữ, sẽ nâng cao được hiệu quả phát triển ngôn ngữ trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, góp phần nâng cao chất lượng GD MN ở địa phương.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Hệ thống hóa Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non.
    3
    5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá Thực trạng hoạt động phát triển ngôn ngữ và quản lý hoạt động phát triển giáo dục ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên. 6. Phạm vi giới hạn nghiên cứu
    6.1. Về nội dung nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non Thành phố Thái Nguyên 6.2. Về chủ thể quản lý Hiệu trưởng các trường mầm non. Phó hiệu trưởng các trường mầm non Tổ trưởng các trường mầm non 6.3. Về địa bàn nghiên cứu - Nghiên cứu tại 7 trường mầm non cụm phía Bắc Thành phố Thái Nguyên: + Trường mầm non Tân Long + Trường mầm non Quan Triều +Trường mầm non Điện Lực + Trường mầm non Phúc Hà + Trường mầm non Cao Ngạn + Trường mầm non Quang Vinh + Trường mầm non Giấy Hoàng Văn Thụ 6.4. Về khách thể khảo sát - Nghiên cứu ở 7 trường mầm non - Hiệu trưởng: 7 đồng chí - Phó hiệu trưởng: 11 đồng chí - Tổ trưởng chuyên môn: 7 đồng chí - Giáo viên: 193 đồng chí - Học sinh: 4023 em học sinh lớp 5 tuổi 6.4. Về thời gian nghiên cứu - Nghiên cứu trong năm học 2-13-2014
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Các Phương pháp nghiên cứu lý luận:
    Đọc, phân tích, hệ thống hóa và khái quát các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
    4
    Nghiên cứu tài liệu về quản lý, tài liệu liên quan đến hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non, lài liệu về tổ chức hoạt động ngôn ngữ ở các trường mầm non và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống tài liệu để xây dựng khung lý luận làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát Quan sát các biểu hiện của hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi; đổi mới phương pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ của giáo viên quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi của cán bộ quản lý, các biểu hiện về thái độ và hành động của GV và CBQL trong quá trình quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi và thực hiện quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi qua đó đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi và quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non. 7.2.2. Phương pháp điều tra Để điều tra thực trạng biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non, Chúng tôi sử dụng các bảng điều tra dành cho các đối tượng: giáo viên và cán bộ quản lý. Mục đích: Tìm hiểu thực trạng của giáo viên về: - Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non. - Mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non thành phố Thái nguyên; và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non thành phố Thái nguyên. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
    Bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu thập được thông qua phương pháp điều tra. Qua đó tìm hiểu thêm những biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non thành phố Thái nguyên. Những thông tin này có giá trị là căn cứ để nhận xét, khẳng định chính xác hơn thực trạng biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi của giáo viên. Ngoài ra, có thể tìm hiểu thêm các nhân tố ảnh hưởng tới thực trạng đó cũng như những khuyến nghị của họ. Đồng thời những thông tin này cũng giúp cho nhà nghiên cứu có thêm căn cứ để khẳng định tính trung thực, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.
    5
    7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục Từ kết quả hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi, phân tích làm rõ hiệu quả quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non của Thành phố Thái Nguyên. 7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Sử dụng phương pháp toán học thống kê giúp ta xử lý các dữ liệu, các thông tin trong quá trình nghiên cứu, điều tra thu thập được. Nhờ đó ta xác định được kết quả một cách khách quan các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non theo đúng chương trình giáo dục mầm non Giúp so sánh số liệu, thông tin trong quá trình điều tra thu thập qua các năm
    8. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và khái niệm đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non. Chương 2: Thực trạng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên.

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG . v
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vi
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Khách thể và đối tượng . 2 4. Giả thuyết khoa học 2
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 6. Phạm vi giới hạn nghiên cứu 3
    7. Phương pháp nghiên cứu 3
    8. Cấu trúc của luận văn 5
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON . 6
    1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6
    1.2. Hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 8
    1.2.1. Khái niệm về ngôn ngữ . 8
    1.2.2. Chức năng ngôn ngữ của trẻ mầm non . 11
    1.2.3. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mầm non . 13
    1.2.4. Hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non . 14
    1.3. Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non . 16
    1.3.1. Khái niệm 16
    1.3.2. Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non 21
    1.3.3. Nội dung quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi của hiệu trưởng trường mầm non 23
    1.3.4. Cơ sở pháp lý về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi trường mầm non 31
    iv
    1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi của người hiệu trưởng trường mầm non trong giai đoạn hiện nay . 34
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 38
    Chương 2: THNGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON CỦA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 40
    2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội của Thành phố Thái Nguyên . 40
    2.1.1. Đặc điểm địa hình, vị trí địa lý, dân số, truyền thống, bản sắc văn hoá, sự kinh tế của Thành phố Thái Nguyên . 40
    2.1.2. Tình hình giáo dục mầm non Thành phố Thái Nguyên . 42
    2.1.3.Thái Nguyên 44
    2.1.4 . 48
    5 tuổi ở trường mầm non Thành phố Thái Nguyên . 51
    5 tuổi ở trường mầm non Thành phố Thái Nguyên 52
    2.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non 61
    2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên . 73
    2.3.1. Những mặt mạnh và nguyên nhân . 73
    2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân . 74
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 77
    Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 78 78
    3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ 78
    3.1.2. Đảm bảo tính khoa học, sáng tạo . 78
    3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa và hướng đích . 78
    3.1.4. Đảm bảo tính khả thi và phổ biến có hiệu quả. . 78 78
    v
    3.2.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi của hiệu trưởng, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh . 79
    3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ về số lượng và mạnh về chất lượng đáp ứ . 83
    phương pháp hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi tại trường mầm non 86
    3.2.4. Biện pháp 4: Thường xuyên kiểm tra, quản lý giáo viên thực hiện quy chế chuyên môn, xây dựng các tiêu chí đánh giá giáo viên về hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non 89
    3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tập trung quản lý sử dụng có hiệu quả trang thiết bị dạy học, tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non. 93
    3.2.6. Biện pháp 6: Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, phát huy các tiềm năng từ xã hội hoá giáo dục cho hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non . 95 96
    3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp . 97
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 99
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 100
    1. Kết luận . 100
    1.1. Về lý luận . 100
    1.2. Về thực tiễn 100
    2. Khuyến nghị 102
    2.1.- 102
    2.2. Đối với hiệu trưởng các nhà trường 102
    2.3. Đối với giáo viên . 102
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
    PHỤ LỤC
     
    Lang Hanh thích bài này.
Đang tải...