Thạc Sĩ Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở trường THCS trên địa bàn huyện Đồng Triều Quảng Ninh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
    3.1. Khách thể nghiên cứu 2
    3.2. Đối tượng nghiên cứu 2
    4. Giả thuyết nghiên cứu 3
    5. Phạm vi nghiên cứu 3
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
    7. Phương pháp nghiên cứu 5
    7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 5
    7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5
    7.3. Phương pháp bổ trợ 5
    8. Dự kiến cấu trúc luận văn 5
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 7
    1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 7
    1.1.1. Trên Thế giới 7
    1.1.2. Trong nước 8
    1.2. Một số khái niệm liên quan 9
    1.2.1. Nhà trường, nhà trường THCS 9
    1.2.2. Khái niệm “Giáo dục thể chất” 9
    1.2.3. Quản lý Giáo dục thể chất: 14
    1.3. Vị trí, vai trò của Giáo dục thể chất trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh THCS 16
    1.3.1. Vị trí, vai trò của Giáo dục thể chất 17
    1.3.2. Đặc điểm học sinh và Giáo dục thể chất cho học sinh 21
    1.3.3. Giáo dục thể chất trong mối quan hệ với hình thành và phát triển nhân cách học sinh 22
    1.4. Quản lý hoạt động Giáo dục thể chất trong trường THCS 23
    1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng 23
    1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Giáo dục thể chất 25
    1.5.1. Các nhân tố chủ quan 29
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH 48
    .1. Vài nết về tình hình giáo dục huyện Đông Triều 48
    2.1.2. Kết quả Giáo dục thể chất 50
    2.2. Thực trạng hoạt động Giáo dục thể chất 64
    2.2.1. Thực trạng hoạt động giáo dục nội khoá 64
    2.2.2. Thực trạng hoạt động ngoại khoá 66
    2.3. Thực trạng quản lý hoạt động Giáo dục thể chất 68
    2.3.1. Quản lý hoạt động của giáo viên thể chất 68
    2.3.2. Quản lý hoạt động rèn luyện thể chất của học sinh 69
    2.4. Đánh giá chung về quản lý hoạt động Giáo dục thể chất 69
    2.4.1. Ưu điểm 71
    2.4.2. Thiếu sót 71
    2.4.3. Nguyên nhân thiếu sót 72
    CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH 73
    3.1. Yêu cầu của việc đề xuất biện pháp 73
    3.2. Các nhóm biện pháp cụ thể 77
    3.2.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên thể dục về vai trò của Giáo dục thể chất trong việc hình thành nhân cách học sinh 77
    3.2.2. Quản lý chất lượng giờ lên lớp 77
    3.2.3. Tổ chức hoạt động ngoại khoá rèn luyện thể chất cho học sinh 82
    3.2.4. Bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho giáo viên 85
    3.2.5. Bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ Giáo dục thể chất 85
    3.3. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp 87
    3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các nhóm biện pháp 90
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 90
    1. Kết luận 90
    2. Khuyến nghị 92
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Mục tiêu giáo dục¬ phổ thông đã đư¬ợc khẳng định trong Nghị quyết TW 2 khoá VIII: “Chất l¬ượng giáo dục phải đư¬ợc nâng cao một cách toàn diện nhằm đào tạo nên những con ng¬ười mới vừa hồng, vừa chuyên để có đủ năng lực, sức khoẻ đảm đương những trọng trách của đất nư¬ớc.”
    Đảng và chính phủ luôn quan tâm đến việc rèn luyện nâng cao sức khoẻ cho toàn dân, đặc biệt đối với học sinh việc tập luyện TDTT thường xuyên là hết sức cần thiết và là nếp sống hàng ngày. Đối với thế hệ trẻ đặc biệt là thiếu niên nhi đồng. Đảng chăm lo phát triển toàn diện, do vậy công tác GDTC học sinh các cấp luôn được coi trọng.
    Ngay từ năm 1946, khi đất nước còn rất nhiều việc phải làm như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân tập thể dục: “ Hỡi đồng bào toàn quốc! Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần đến sức khoẻ mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần: Mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là làm cho cả nước khỏe mạnh ”. Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ai cũng gắng tập thể dục ” . Đăng ở báo Cứu Quốc ra ngày 27 tháng 3 năm 1946, Người đã ký Sắc lệnh số 38, thiết lập trong Bộ quốc gia Giáo dục một Nha Thanh niên và Thể dục đặt nền móng đầu tiên cho việc đưa môn thể dục vào giảng dạy chính thức trong trường học. Công tác GDTC cho học sinh đã trở thành một mặt giáo dục không thể thiếu được trọng nhà trường.
    Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã xác định đúng đắn vị trí của công tác thể dục thể thao. Đảng coi con người là vốn quý giá nhất của chế độ XHCN. Vì vậy, Việc bảo vệ, bồi dưỡng và nâng cao thể chất con người là nghĩa vụ và mục tiêu cao quý của các ngành Y tế, Giáo dục và Thể dục thể thao
    Mặt khác, trong quá trình học tập, học sinh muốn đi sâu khám phá, sáng tạo để tiếp thu và tích luỹ tri thức cũng như¬ sức khoẻ là cái “vốn” đầu tiên quý nhất. Các cụ đã nói: “ Sức khoẻ là mẹ Vàng” quả không sai. Vậy sức khoẻ có một vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi con ngư-ời.
    Trong lĩnh vực này, tôi thấy có một số công trình nghiên cứu, một số tập san đã đề cập vấn đề quản lý các hoạt động Giáo dục thể chất. Song, nhìn chung những công trình này ch¬ưa chú ý nhiều tới công tác quản lý hoạt động Giáo dục thể chất trong trường học nói chung và Trường trung học cơ sở nói riêng.
    Thật vậy, trong những năm qua, để các em học sinh THCS có sức khoẻ tốt, một thân thể c¬ường tráng dẻo dai, chúng ta cần có một thái độ đúng đắn, một phương pháp tối ¬ưu về vấn đề chỉ đạo công tác tổ chức quản lý các hoạt động Giáo dục thể chất - sức khoẻ trong nhà trư¬ờng Trung học cơ sở. Đặc biệt công tác chỉ đạo và tổ chức quản lý các hoạt động Giáo dục thể chất (dạy học thể dục nội khoá và tổ chức các hoạt động ngoại khoá) thể thao trong các Trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đông Triều là vấn đề cần quan tâm của tôi trong đề tài này.
    Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp quản lý hoạt động Giáo dục thể chất trong Trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài tốt nghiệp cao học của mình nhằm góp phần nhỏ bé vào việc hình thành và phát triển toàn diện cho học sinh.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động Giáo dục thể chất trong Trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Công tác quản lý các hoạt động giáo dục trong Trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Quản lý hoạt động Giáo dục thể chất trong Trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đông Triều
    4. Giả thuyết nghiên cứu
    Người Hiệu trưởng thực hiện biện pháp quản lý hoạt động Giáo dục thể chất theo hướng:
    - Phù hợp với chức năng quản lý
    - Phù hợp với đặc điểm Giáo dục thể chất và đặc điểm học sinh THCS
    - Thể hiện quan điểm toàn diện trong Giáo dục thể chất thì sẽ góp phần bảo đảm chất lượng Giáo dục thể chất trong nhà trường THCS.
    5. Phạm vi nghiên cứu
    Chủ thể sử dụng biện pháp dành cho Hiệu trưởng các trường THCS.
    Quản lý Giáo dục thể chất bao gồm các hoạt động nội khoá và ngoại khoá.
    Tác giả đề tài đi sâu vào quản lý kỹ năng Giáo dục thể chất của giáo viên và rèn luyện thể chất của học sinh.
    Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài: Biện pháp quản lý hoạt động Giáo dục thể chất ở Trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đông Triều. Tôi tiến hành:
    - Nghiên cứu thăm dò 23 đồng chí Hiệu trưởng các Trường Trung học cơ sở huyện Đông Triều.
    + Hiệu trưởng trường THCS Mạo Khê I
    + Hiệu trưởng trường THCS Mạo Khê II
    + Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
    + Hiệu trưởng trường THCS Kim Sơn
    + Hiệu trưởng trường THCS Tràng An
    + Hiệu trưởng trường THCS Bình Dương
    + Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Huệ
    + Hiệu trưởng trường THCS Yên Thọ
    + Hiệu trưởng trường THCS Bình Khê
    + Hiệu trưởng trường THCS Tràng Lương
    + Hiệu trưởng trường THCS Hồng Thái Đông
    + Hiệu trưởng trường THCS Hồng Thái Tây
    + Hiệu trưởng trường THCS Yên Đức
    + Hiệu trưởng trường THCS Đông Triều
    + Hiệu trưởng trường THCS Tân Việt
    + Hiệu trưởng trường THCS Hoàng Quế
    + Hiệu trưởng trường THCS Thuỷ an
    + Hiệu trưởng trường THCS Hưng Đạo
    + Hiệu trưởng trường THCS Đức chính
    + Hiệu trưởng trường THCS An sinh
    + Hiệu trưởng trường THCS Bình dương
    + Hiệu trưởng trường THCS Hồng phong
    + Hiệu trưởng trường THCS Việt Dân
    - Nghiên cứu chính thức 950 em học sinh các Trường Trung học cơ sở huyện Đông Triều.
    + 300 em học sinh trường THCS Mạo Khê II
    + 200 em học sinh trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
    + 250 em học sinh trường THCS Đông Triều
    + 200 em học sinh trường THCS Yên Thọ
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu
    6.1. Xác định cơ sở lý luận về quản lý Giáo dục thể chất: tổng quan vấn đề nghiên cứu, hồi cứu các tài liệu văn bản chỉ đạo của cấp trên, các công trình khoa học liên quan, làm rõ nội hàm các khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận về Giáo dục thể chất và quản lý hoạt động Giáo dục thể chất, v.v .
    6.2. Đánh giá thực trạng Giáo dục thể chất và quản lý hoạt động Giáo dục thể chất trong các Trường trung học cơ sở. Nêu bật những nguyên nhân của sự hạn chế trong việc quản lý Giáo dục thể chất trong nhà trường.
    6.3. Đề xuất và khảo nghiệm biện pháp quản lý Giáo dục thể chất trong Trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đông Triều.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
    Phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá các tài liệu lý luận và kinh nghiệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
    Nghiên cứu các luật, văn bản và nghị quyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
    Tham khảo một số công trình đã công bố.
    7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    Điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi để thu thập ý kiến xác định bức tranh hiện trạng và đề xuất các biện pháp cho nghiên cứu về quản lý hoạt động Giáo dục thể chất trong Trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đông Triều
    Tổng kết rút kinh nghiệm từ các hoạt động thực tiễn về quản lý hoạt động Giáo dục thể chất trong nhà Trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đông Triều.
    7.3. Phương pháp bổ trợ
    - Hỏi ý kiến chuyên gia
    - Sử dụng thống kê toán học xử lý kết quả điều tra.
    8. Dự kiến cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, dự kiến luận văn được trình bày trong 3 chương như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động Giáo dục thể chất trong Trường trung học cơ sở
    Chương 2: Thực trạng quản hoạt động Giáo dục thể chất trong Trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đông triều tỉnh Quảng Ninh
    Chương 3: Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động Giáo dục thể chất trong Trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...