Thạc Sĩ Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở Quận Ngô Quyền, Thành

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . iv
    DANH MỤC BẢNG . v
    DANH MỤC SƠ ĐỒ vi
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 3
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 4
    5. Giả thuyết khoa học . 4
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
    7. Phương pháp nghiên cứu . 4
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
    DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH THCS 6
    1.1. Khái quát một số công trình nghiên cứu liên quan . 6
    1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu . 10
    1.2.1. Khái niệm về quản lý giáo dục 10
    1.2.2. Khái niệm về giá trị, giá trị sống . 13
    1.2.3. Giáo dục giá trị sống, quản lý giáo dục giá trị sống 14
    1.3. Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS 16
    1.3.1. Mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS 16
    1.3.2. Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS . 16
    1.3.3. Vai trò của giáo dục giá trị sống đối với học sinh THCS . 24
    1.3.4. Phương pháp, hình thức giáo dục giá trị sống cho HS THCS . 31
    1.4. Quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS . 36
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.4.1. Vai trò của người hiệu trưởng trong quản lý hoạt động giáo dục đạo
    đức, giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS 36
    1.4.2. Nội dung quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống . 37
    1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động giáo dục giá
    trị sống cho học sinh THCS 42
    Tiểu kết chương 1 44
    Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
    VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG Ở
    CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ
    HẢI PHÒNG . 45
    2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển giáo
    dục ở quận Ngô Quyền 45
    2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 45
    2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 46
    2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục . 47
    2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS quận
    Ngô Quyền . 49
    2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về giáo dục GTS 50
    2.2.2. Thực trạng việc thực hiện mục tiêu GD GTS 51
    2.2.3. Thực trạng việc thực hiện nội dung GD GTS . 52
    2.2.4. Thực trạng hình thức hoạt động giáo dục GTS . 55
    2.2.5. Thực trạng việc sử dụng các phương tiện thiết bị, các điều kiện cơ
    sở vật chất trong hoạt động GD GTS 57
    2.3. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS . 58
    2.3.1. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS 58
    2.3.2. Nguyên nhân thực trạng 62
    Tiểu kết chương 2 68

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GTS
    CỦA CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH
    PHỐ HẢI PHÒNG 69
    3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục
    giá trị sống cho học sinh THCS quận Ngô Quyền 69
    3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 69
    3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 70
    3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi . 70
    3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 71
    3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh
    THCS quận Ngô Quyền 72
    3.2.1. Nâng cao nhận thức về công tác giáo dục giá trị sống cho giáo viên,
    học sinh và các lực lượng tham gia giáo dục GTS 72
    3.2.2. Đổi mới xây dựng kế hoạch GD GTS . 73
    3.2.3. Đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống 78
    3.2.4. Đổi mới chỉ đạo hoạt động giáo dục giá trị sống 80
    3.2.5. Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục giá trị sống 84
    3.2.6. Bồi dưỡng năng lực giáo dục GTS cho giáo viên . 87
    3.2.7. Đa dạng các hình thức phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã
    hội trong hoạt động giáo dục GTS 90
    3.2.8. Tăng cường hiệu quả việc sử dụng các phương tiện thiết bị, các điều
    kiện cơ sở vật chất cho hoạt động GD GTS 93
    3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp, mức độ cần thiết và tính khả thi của
    các biện pháp . 95
    3.4. Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp . 96
    Tiểu kết chương 3 100
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 101
    1. Kết luận 101
    2. Khuyến nghị . 103
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 105
    PHỤ LỤC

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    STT Chữ viết tắt Cụm từ viết tắt
    1. BGH Ban giám hiệu
    2. CBQL Cán bộ quản lý
    3. CB - GV - CNV Cán bộ, giáo viên, công nhân viên
    4. CSVC Cơ sở vật chất
    5. GTS Giá trị sống
    6. GD Giáo dục
    7. GV Giáo viên
    8. GVCN Giáo viên chủ nhiệm
    9. GVBM Giáo viên bộ môn
    10. GDCD Giáo dục công dân
    11. HS Học sinh
    12. KNS Kỹ năng sống
    13. KTTT Kinh tế thị trường
    14. NXB Nhà xuất bản
    15. NGLL Ngoài giờ lên lớp
    16. PHHS Phụ huynh học sinh
    17. THCS Trung học cơ sở
    18. TW Trung ương
    19. KT Kiểm tra
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 2.1. Bảng thống kê số người khảo sát . 50
    Bảng 2.2. Bảng thống kê kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên về
    giáo dục giá trị sống trong trường THCS . 50
    Bảng 2.3. Bảng thống kê kết quả khảo sát việc thực hiện mục tiêu GD
    GTS và các nội dung GD GTS . 51
    Bảng 2.4. Bảng thống kê kết quả khảo sát nhận thức của phụ huynh về
    những giá trị sống cần giáo dục trong nhà trường 52
    Bảng 2.5. Bảng thống kê kết quả khảo sát nhận thức của học sinh về
    những giá trị sống cần giáo dục trong nhà trường 53
    Bảng 2.6. Bảng tổng hợp đánh giá việc thực hiện nội dung GD GTS . 54
    Bảng 2.7. Bảng thống kê kết quả khảo sát thực trạng việc thực hiện các
    biện pháp giáo dục GTS của giáo viên 56
    Bảng 2.8. Bảng thống kê kết quả khảo sát thực trạng việc sử dụng các
    phương tiện thiết bị, các điều kiện cơ sở vật chất trong hoạt
    động GD GTS 57
    Bảng 2.9. Bảng thống kê thực trạng xây dựng kế hoạch GD GTS 58
    Bảng 2.10. Thực trạng chỉ đạo công tác GD GTS cho HS . 61
    Bảng 2.11. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động GD GTS cho học sinh 62
    Bảng 2.12. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng công tác GD
    GTS cho học sinh . 64
    Bảng 2.13. Những nguyên nhân từ phía nhà trường . 66
    Bảng 3.1. Khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý được
    đề xuất . 97
    Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 98
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    DANH MỤC SƠ ĐỒ

    Sơ đồ 1.1: Chức năng quản lý và chu trình quản lý 13
    Sơ đồ 1.2: Phương pháp GD GTS . 34
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với giáo dục. Giáo dục đóng
    một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Trong tư tưởng
    Hồ Chí Minh, giáo dục - sự nghiệp “trồng người” là một chiến lược vừa cơ bản,
    lâu dài, vừa là quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Điều này cũng
    đúng với tuyên bố đưa ra năm 1994 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học, và Văn
    hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO): Không có một sự tiến bộ và thành đạt nào
    có thể tách khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục của quốc gia
    đó. Và những quốc gia nào coi nhẹ giáo dục hoặc không đủ tri thức và khả
    năng cần thiết để làm giáo dục một cách có hiệu quả thì số phận của quốc gia
    đó xem như đã an bài và điều đó còn tồi tệ hơn cả sự phá sản.
    Trong giáo dục, ngoài mục tiêu giáo dục tri thức, hình thành các kỹ năng
    kỹ xảo cần thiết thì việc giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị sống cũng là một cái
    đích quan trọng cần vươn tới đặc biệt trong xã hội ngày nay. Nếu con người
    không có nền tảng giá trị sống rõ ràng và vững chắc, dù cho được học nhiều kỹ
    năng đến đâu, chúng ta sẽ không biết cách sử dụng nguồn tri thức ấy sao cho
    hợp lý, mang lại lợi cho bản thân và cho xã hội. Không có nền tảng giá trị,
    chúng ta sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và người khác, không biết cách
    hợp tác, không biết cách xây dựng và duy trì tình đoàn kết trong mối quan hệ,
    không biết cách thích ứng trước những đổi thay, có khi còn tỏ ra tham lam, cao
    ngạo về kỹ năng mình có.
    Thiếu nền tảng giá trị sống vững chắc, con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi
    những giá trị vật chất, và rồi mau chóng định hình chúng thành mục đích sống,
    đôi khi đưa đến kiểu hành vi thiếu trung thực, bất hợp tác, vị kỷ cá nhân. Giá trị
    sống giúp chúng ta cân bằng lại những mục tiêu vật chất. Những giá trị sống
    tích cực là chiếc neo giúp chúng ta ổn định, vững chãi giữa những biến động
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    của cuộc đời, có thể sẽ không dễ dàng gì nhưng ta vẫn vượt qua được mà không
    cảm thấy bị thua thiệt, mất mát.
    Giá trị sống là đòi hỏi khách quan của xã hội. Nếu mỗi cá nhân giải
    quyết hợp lý những giá trị sống của cá nhân phù hợp với giá trị của dân tộc,
    của thời đại, thì sẽ tạo ra sự đồng thuận trong hành động của cá nhân với dân
    tộc và khi ấy mỗi người là một chủ thể của sự phát triển nhân cách, góp phần
    tích cực vào sự phát triển xã hội. Có thể khẳng định, giá trị sống vừa là mục
    tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển nhân cách.
    Để đạt đến mục tiêu giáo dục toàn diện, ngành giáo dục cần quan tâm
    đến việc giáo dục giá trị sống cho các em học sinh đặc biệt với đối tượng học
    sinh cấp THCS. Đây là lứa tuổi có những thay đổi lớn với những bước phát
    triển nhảy vọt về cả thể chất lẫn tinh thần, các em đang đang tách dần khỏi thời
    thơ ấu để bước sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành). Sự phát
    triển về mặt trí tuệ và nhân cách của các em trong giai đoạn này là nền tảng để
    tạo sự ổn định cho sự trưởng thành của các em. Với những đặc điểm đó, chúng
    ta thấy đây là lứa tuổi rất dễ chịu sự tác động của yếu tố bên ngoài trong quá
    trình hình thành và ổn định tâm lý và nhận thức bên trong. Chính vì vậy, trong
    giai đoạn hiện nay dưới tác động của nền kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa
    và do nhiều nguyên nhân khác, những hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên
    có xu hướng ngày càng tăng. Một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên học
    sinh hiện nay đã chỉ biết đến việc hưởng thụ, không quan tâm, không xác định
    được vai trò, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đến gia đình, xã hội, đến việc học
    tập và cuộc sống bản thân. Các em học sinh ở độ tuổi từ 12 đến 15 (cấp
    THCS) là lứa tuổi có nhiều biểu hiện hành vi đạo đức xa rời lối sống, thuần
    phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc. Chính vì vậy, nền giáo dục Việt Nam nhận
    thấy rõ sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị sống để phát
    triển tâm lực cho học sinh. Phát triển tâm lực là phát triển các phẩm chất đạo
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    đức, tư tưởng chính trị, lối sống, phát triển các tố chất tâm lý, là phát triển tâm
    hồn, hướng tới cuộc sống tinh thần lạc quan, yêu đời, vui vẻ, sống hoà nhập với
    cộng đồng và gần gũi với thiên nhiên; tự điều chỉnh cuộc sống cá nhân hướng
    tới cuộc sống có văn hoá và hạnh phúc. Khai thác, phát triển tâm lực là tạo ra
    nội lực của sự phát triển nhân cách bền vững và con người là động lực của sự
    phát triển kinh tế xã hội, tự nhiên bền vững.
    Việc giáo dục giá trị sống cho học sinh nói chung và cho học sinh THCS
    nói riêng trong nhiều năm nay đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục
    và Đào tạo thành phố Hải Phòng quan tâm và chỉ đạo việc thực hiện. Tuy nhiên
    trên thực tế, công tác này trong các nhà trường còn nhiều lúng túng và chưa
    thực sự có hiệu quả. Trên địa bàn quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng,
    Phòng Giáo dục và đào tạo quận đã nhiều năm xây dựng kế hoạch, tổ chức thực
    hiện việc giáo dục giá trị sống đặc biệt quan tâm tới cấp học THCS nhưng
    nhiều hoạt động còn mang tính hình thức. Giáo viên chưa được đào tạo một
    cách bài bản về giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống nên thiếu tính chuyên
    nghiệp. Việc tổ chức hoạt động giáo dục GTS và KNS là có nhưng không đạt
    được mục tiêu đã đặt ra.
    Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lý hoạt
    động giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS quận Ngô Quyền, thành phố
    Hải Phòng” với hi vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao
    chất lượng giáo dục giá trị sống cũng như chất lượng giáo dục học sinh THCS
    nói chung trên địa bàn quận cũng như các địa bàn khác có điều kiện tương tự.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất được các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống
    cho học sinh THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống cho học
    sinh THCS quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quản lí giáo dục giá trị sống cho học
    sinh THCS.
    - Khảo sát, đánh giá thực trạng về giáo dục giá trị sống và quản lý giáo
    dục giá trị sống cho học sinh THCS quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
    - Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh
    THCS quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
    4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    4.1. Khách thể nghiên cứu
    Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS quận Ngô Quyền,
    thành phố Hải Phòng.
    4.2. Đối tượng nghiên cứu
    Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS
    quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
    5. Giả thuyết khoa học
    Nếu xác định được những giá trị sống và quản lý thực hiện thống nhất
    những giá trị đó theo một hệ thống biện pháp và theo một quy trình hợp lý,
    phát huy được tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh, giáo viên, gia đình
    và các lực lượng xã hội thì hiệu quả giáo dục toàn diện sẽ được cải thiện.
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu
    6.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài luận văn
    6.2. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị
    sống của cấp THCS quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
    6.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống của
    THCS quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    5
    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
    - Áp dụng các lý luận về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý
    hoạt động giáo dục giá trị sống học sinh THCS.
    - Hệ thống hóa những nội dung và những luận điểm cơ bản của quản lý
    hoại động giáo dục giá trị sống học sinh THCS.
    7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp khảo sát thực tiễn;
    - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp;
    - Phương pháp thống kê số liệu;
    - Phương pháp phân tích thực trạng.
    7.3. Phương pháp toán thống kê
    - Thống kê toán học: sử dụng công thức toán học để thống kê, xử lý số
    liệu đã thu được từ các phương pháp khác.
    - Sử dụng bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ.
     
Đang tải...