Thạc Sĩ Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học viên tại trung

Thảo luận trong 'Khoa Học Xã Hội' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 23/5/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Lí do chọn đề tài

    Với xu thế toàn cầu hoá, sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, sự xuất hiện của nền kinh tế trí thức, xã hội thông tin, hình thành nền văn minh trí tuệ và tiến tới xây dựng một “ xã hội học tập”đã tạo ra những cơ hội lớn cần nắm bắt để đất nước ta sớm thực hiện CNH, HĐH, tuy nhiên bên cạnh đó là những thách thức cần phải vượt qua. Đại hội Đảng lần thứ X đã nhận định “ Nước ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên toàn thế giới vẫn tồn tại” . Do đó , cần “ Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH, HĐH của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH , HĐH . Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại” .
    Như vậy, để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước , Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng nhân tố tri thức của con người. Coi phát triển con người vừa là động lực , vừa là mục tiêu của sự phát triển KT – XH. Vì vậy, trong công cuộc đổi mới đất nước , Đảng ta đã khẳng định Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân. Với mục tiêu giáo dục và đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ thẩm mỹ nghề nghiệp .Để đạt được mục tiêu của GD&ĐT cần thực hiện đồng thời hai con đường , đó là giáo dục chính quy(GDCQ) và giáo dục thường xuyên(GDTX).
    Hiện nay, Giáo dục thường xuyên là xu thế phát triển tất yếu trên thế giới, có vị trí chiến lược và vai trò quan trọng không thể thiếu được trong hệ thống giáo dục quốc dân của các quốc gia.
    ở Việt Nam, Giáo dục thường xuyên là một bộ phận quan trọng bên cạnh Giáo dục chính quy trong hệ thống Giáo dục quốc dân. Giáo dục thường xuyên đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí cho người dân, đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, đáp ưng nhu cầu học tập cho mọi người. Ngoài ra, Giáo dục thường xuyên còn có một vai trò đặc biệt quan trọng , đó là góp phần xây dựng một xã hội học tập tạo cơhội điều kiện thuận lợi cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ học tập thường xuyên, học tập liên tục và học tập suốt đời.
    Quảng ninh là một tỉnh biên giới, trong năm gần đây đã có những bước đi lên vững chắc, toàn diện. Đặc biệt, Giáo dục thường xuyên Quảng Ninh nói chung và Trung tâm Hướng nghiệp & GDTX tỉnh Quảng Ninh nói riêng đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài tạo đà cho sự phát triển KT –XH của tỉnh nhà. Cụ thể Trung tâm HN &GDTX đã góp phần tích cực trong việc tổ chức dạy học đề nâng cao trình độ học vấn cho người dân trên địa bàn không có điều kiện học tập ở cơ sở Giáo dục chính quy, chuẩn hoá trình độ cho cán bộ làm việc ở các cơ quan xí nghiệp, lực lương vũ trang, góp phần đẩy nhanh tiến độ phổ cập bậc trung học trên địa bàn.
    Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do lịch sử để lại, đặc biệt từ năm 2001Trung tâm được tỉnh giao thêm nhiệm vụ giáo dục thường xuyên cho nên chất lượng dạy và học tại Trung tâm vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế , bất cập, đó là: Chưa đa dạng hoá các loại hình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của người học; CSVC- TBDH , điều kiện học tập chưa đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình GDTX hiện nay; Giáo viên chậm đổi mới phương pháp dạy học, ý thức học tập của học viên chưa cao đặc biệt là tính tự giác trong học tập. Công tác quản lý việc thực hiện nề nếp dạy học của giáo viên, học tập của học viên chưa có chiều sâu, đôi khi còn lỏng lẻo. Do đó chất lượng đào tạo của Trung tâm chưa đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho tỉnh nhà. Vì vậy , việc tìm kiếm, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Trung tâm HN&GDTX tỉnh Quảng Ninh là một thực tế cần được giải quyết
    Từ những lý do nêu trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài : “ Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học viên tại Trung tâm Hướng nghiệp & GDTX tỉnh Quảng Ninh”.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm HN &GDTX tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học viên. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trung tâm

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu


    3.1 Khách thể

    Công tác quản lý đào tạo tại Trung tâm Hướng nghiệp và&GDTX tỉnh QuảngNinh.


    3.2 Đối tượng

    Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học viên.

    4. Giả thuyết khoa học

    Việc quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm Hướng nghiệp & GDTX tỉnh Quảng Ninh còn nhiều điều bất cập, chưa phát huy được tính tích cực học tập của học viên. Nếu đề xuất và sử dụng các biện pháp quản lý dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung đào tạo và đặc điểm của giáo viên, học viên của trung tâm thì sẽ góp phần nâng cao được chất lượng đào tạo.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1.Hệ thông hoá một số vấn đề lý luận dạy học, quản lý dạy học ở Trung tâm HN&GDTX cấp tỉnh

    5.2. Khảo sát thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học tại Trung tâm Hướng nghiệp & GDTX tỉnh Quảng Ninh .
    5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý dạy học phát huy tính tích cực học tập của học viên tại Trung tâm Hướng nghiệp và GDTX tỉnh Quảng ninh

    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

    Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học ở các lớp hệ Bổ túc văn hóa cấp THPT ở Trung tâm Hướng nghiệp & GDTX tỉnh Quảng Ninh. Các hệ đào tạo khác đề tài không có điều kiện nghiên cứu.

    7. Các phương pháp nghiên cứu

    7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Chủ yếu là dùng các phương pháp nghiên cứu các tài liệu lý luận về quản lý- quản lý giáo dục – quản lý dạy học – quản lý Trung tâm GDTX , tổng hợp , hệ thống hoá các văn bản chủ trương đường lối, Nghị quyết vềchiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước , của ngành Giáo dục và Đào tạo.
    7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để nhận định đánh giá rõ mặt mạnh, mặt yếu và tìm ra nguyên nhân của hạn chế yếu kém về quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm HN&GDTX tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời kiểm chứng nhận thức của cán bộ quản lý trong và ngoài ngành Giáo dục và đào tạo về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý dạy học được đề xuất
    7.3. Phương pháp chuyên gia. Lấy ý kiến của các nhà quản lý có kinh nghiệm đểxác định tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

    7.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm dạy học. Trên cơ sở các số liệu kết quả dạy học tại trung tâm trong những năm qua , thực hiện việc phát vấn, lấy ý kiến thăm dò , tổng hợp các kinh nghiệm quản lý dạy học đem lại hiệu quả từ đó làm cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý.
    7.5 . Nhóm các phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Tổng hợp các số liệu điều tra qua việc lấy phiếu thăm dò, tổng hợp số liệu, phân tích và sử lý số liệu từ đó có những nhận xét những điểm mạnh , điểu yếu trong việc quản lý dạy học tại trung tâm . Qua đó làm cơ sở để đưa ra những biện pháp mang tính hiệu quả và khả thi.

    8. Cấu trúc luận văn

    Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, kiến nghị, Luận văn gồm 3 chương:

    - Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học tại trung tâm giáo dục thường xuyên.
    - Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại trung tâm Hướng nghiệp và GDTX tỉnh Quảng Ninh.
    - Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học viên tại trung tâm HN &GDTX tỉnh Quảng Ninh.

    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU Trang
    1.Lí do chọn đề tài 1
    2.Mục đích nghiên cứu 2
    3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
    3.1 Khách thể
    3.2 Đối tượng
    4.Giả thiết khoa học 3
    5.Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    6.Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
    7.Các phương pháp nghiên cứu 3
    8.Cấu trúc luận văn 4
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCTẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

    1.1.Vài nét lịch sử về nghiên cứu vấn đề 5
    1.2 .Dạy học và quản lý dạy học 6
    1.2.1.Day học 6
    1.2.2.Quản lý dạy học 9
    1.3.Quản lý dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên 12
    1.3.1.Trung tâm giáo dục thường xuyên 12
    1.3.2.Quản lý dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên 19
    1.4.Quản lý dạy học ở Trung tâm GDTX theo hướng phát huy 27
    tính tíchcực học tập của học viên.
    1.4.1.Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học viên
    27
    1.4.2.Quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích 30
    cực của học viên ở Trung tâm GDTX
    Tiểu kết chương 1 36
    CHƯƠNG 2
    THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCTẠI
    TRUNG TÂM HN &GDTX TỈNH QUẢNG NINH
    2.1.Vài nét về trung tâm hướng nghiệp và GDTX tỉnh Quảng 37
    Ninh.
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 37
    2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của trung tâm 38
    2.1.3. Đối tượng và quy mô đào tạo 39
    2.2.Thực trạng hoạt động dạy học ở Trung tâm HN &GDTX 40
    tỉnh Quảng Ninh
    2.2.1. Thực trạng dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của 40

    người học
    2.2.2 Thực trạng học tập của học viên trong Trung tâm 45
    2.2.3. Thực trạng các điều kiện phục vụ dạy học 48
    2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại Trung tâm HN 49
    &GDTX tỉnh Quảng Ninh
    2.3.1. Thực trạng các nội dung quản lý hoạt động dạy học theo 49
    hướng phát huy tính tích cực của người học được thực hiện tại
    Trung tâm HN & GDTX tỉnh Quảng Ninh
    2.3.2 Thực trạng các biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp 52
    dạy học theo hướng phát huy tích cực của người học tại Trung tâm
    2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên 54
    2.3.4. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học viên 57
    2.3.5. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ dạy học 60
    2.4. Đánh giá chung về dạy học và quản lý dạy học tại Trung 62
    tâm HN &GDTX tỉnh Quảng Ninh theo hướng phát huy tính
    tích cực của học viên
    2.4.1. Mặt mạnh, mặt yếu 62
    2.4.2. Cơ hội và thách thức 63
    Tiểu kết chương 2 64
    CHƯƠNG 3
    MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY
    HỌCTHEO HƯỚNG TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC VIÊN TẠI TRUNG TÂM HN &GDTX TỈNH QUẢNG NINH


    và nội dung đổi mới PPDH
    3.2.2 Tổ chức bồi dưỡng phương pháp dạy học theo hướng 72
    phát huy tính tích cực của người học cho đội ngũ giáo viên của
    trung tâm
    3.2.3 Đưa yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học vào nội dung 75
    đánh giá giáo viên
    3.2.4 Xác định mục đích, xây dựng động cơ và thái độ học tập 78
    cho học viên
    3.2.5 Tổ chức bồi dưỡng và rèn luyện một số kỹ năng tự học cơ 80
    bản , tạo điều kiện để học viên biết học tập tích cực , chủ động
    3.2.6 . Chuẩn hoá các điều kiện phục vụ hoạt động dạy học 82
    3.2.7. Tăng cường khai thác, sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy 83
    học hiện có
    3.2.8. Cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá kết học tập của 85
    học viên
    3.2.9. Mối quan hệ giữa các biện pháp 87


    3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp 89
    3.3.1 Mục đích yêu cầu của khảo nghiệm 89
    3.3.2 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các 89
    biện pháp
    Tiểu kết chương 3
    91
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    1.Kết luận 93
    2.Kiến nghị 94
    2.1.Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo
    2.2.Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở GD&ĐT Quảng Ninh
    2.3.Đối với Giám đốc trung tâm HN &GDTX tỉnh Quảng Ninh
    Danh mục các tài liệu tham khảo
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...