Thạc Sĩ Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở,

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ii
    LỜI CẢM ƠN
    Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Tâm lý Giáo dục,
    khoa Sau đại học, các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
    Nguyên, đã nhiệt tình giảng dạy tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
    học tập, nghiên cứu hoàn thành khóa học tại trường.
    Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trịnh Ngọc Thạch
    đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hình thành và hoàn chỉnh
    luận văn.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở GD&ĐT Tuyên Quang, phòng GD&ĐT
    huyện Chiêm Hóa, Ban giám hiệu và các đồng chí giáo viên dạy Toán ở các
    trường phổ thông dân tộc bán trú THCS, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
    đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập
    và nghiên cứu để luận văn được hoàn thành.
    Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng
    nghiệp đã động viên, khuyến khích tôi trong thời gian học tập và nghiên
    cứu làm luận văn.
    Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015
    Tác giả



    Dương Cảnh Tiệp
    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ v
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 3
    4. Giả thuyết khoa học . 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài . 3
    7. Phương pháp nghiên cứu . 3
    8. Cấu trúc của luận văn 4
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY
    HỌC MÔN TOÁN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN
    NĂNG LỰC 5
    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
    1.2. Một số khái niệm cơ bản 7
    1.2.1. Năng lực . 7
    1.2.2. Tiếp cận năng lực 10
    1.3. Hoạt động dạy học môn toán ở trường THCS theo tiếp cận năng lực . 11
    1.3.1. Vị trí, vai trò môn Toán trong nhà trường phổ thông nói chung
    và trường THCS nói riêng . 11
    1.3.2. Mục tiêu của môn Toán trong nhà trường phổ thông và mục tiêu
    cụ thể đối với cấp THCS . 12
    1.3.3. Cấu trúc nội dung, phân phối chương trình môn Toán cấp THCS . 13 iv
    1.3.4. Hoạt động dạy học môn Toán cấp THCS theo tiếp cận năng lực . 15
    1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở
    trường THCS theo tiếp cận năng lực . 20
    1.4.1. Mục tiêu và nội dung chương trình môn Toán THCS 20
    1.4.2. Cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên Toán ở trường THCS 21
    1.4.3. Đối tượng tuyển sinh . 21
    1.4.4. Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học Toán 22
    1.4.5. Môi trường quản lý hoạt động dạy học môn Toán 23
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24
    Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
    MÔN TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN
    TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ, HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN
    QUANG TỪ GÓC ĐỘ TIẾP CẬN NĂNG LỰC . 25
    2.1. Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán ở các trường phổ thông dân
    tộc bán trú THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang từ góc độ tiếp
    cận năng lực . 25
    2.1.1. Thực trạng hoạt động giảng dạy của giáo viên . 26
    2.2.2. Thực trạng về hoạt động học tập của học sinh 33
    2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy và học môn Toán ở các trường
    phổ thông dân tộc bán trú THCS, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
    từ góc độ tiếp cận năng lực 36
    2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý về việc quản lý hiệu
    quả hoạt động dạy học . 36
    2.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên 37
    2.2.3. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh 47
    2.2.4. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và phương tiện dạy học Toán . 50
    2.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở
    các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS, huyện Chiêm Hóa, tỉnh
    Tuyên Quang từ góc độ tiếp cận năng lực . 52 v
    2.3.1. Ưu điểm . 52
    2.3.2. Tồn tại 53
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 54
    Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN
    TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ
    TRUNG HỌC CƠ SỞ, HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN
    QUANG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC . 55
    3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 55
    3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 55
    3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 55
    3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ . 56
    3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả . 56
    3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường
    phổ thông dân tộc bán trú THCS, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
    theo tiếp cận năng lực 57
    3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường quản lý việc thực hiện nội dung
    chương trình môn Toán đáp ứng mục tiêu môn học nói riêng và mục tiêu
    cấp học nói chung 57
    3.2.2. Biện pháp 2: Thường xuyên chỉ đạo việc nâng cao năng lực dạy
    học cho đội ngũ giáo viên môn Toán 59
    3.2.3. Biện pháp 3: Thường xuyên chỉ đạo việc bồi dưỡng động cơ
    thái độ học tập, các kỹ năng học tập, phương pháp tự học cho học sinh 61
    3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá chất
    lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh . 65
    3.2.5. Biện pháp 5: Quản lý sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, phương
    tiện dạy học và tăng cường ứng dụng phương tiện dạy học hiện đại vào
    dạy học môn Toán . 69
    3.2.6. Biện pháp 6: Chú trọng xây dựng môi trường giáo dục lành
    mạnh có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động giáo dục của nhà trường nói
    chung và hoạt động dạy học bộ môn Toán nói riêng 71 vi
    3.3. Mối quan hệ của các biện pháp 72
    3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 73
    3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 73
    3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm . 73
    3.4.3. Nội dung và kết quả khảo nghiệm . 73
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 77
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78
    1. Kết luận 78
    2. Khuyến nghị . 79
    2.1. Đối với UBND tỉnh Tuyên Quang, Sở GD&ĐT Tuyên Quang . 79
    2.2. Đối với UBND huyện Chiêm Hóa, Phòng GD&ĐT Chiêm Hóa 79
    2.3. Đối với cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên bộ môn Toán ở các
    trường phổ thông dân tộc bán trú THCS, huyện Chiêm Hóa, tỉnh
    Tuyên Quang . 80
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
    PHỤ LỤC iv
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    CBQL : Cán bộ quản lý
    CNTT : Công nghệ thông tin
    CSVC : Cơ sở vật chất
    GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
    HĐNGLL : Hoạt động ngoài giờ lên lớp
    GV : Giáo viên
    HS : Học sinh
    NVSP : Nghiệp vụ sư phạm
    Nxb : Nhà xuất bản
    PPDH : Phương pháp dạy học
    PPHT : Phương pháp học tập
    PTDH : Phương tiện dạy học
    PTDTBT : Phổ thông dân tộc bán trú
    QLGD : Quản lý giáo dục
    SGK : Sách giáo khoa
    TB : Trung bình
    TĐCM : Trình độ chuyên môn
    THCN : Trung học chuyên nghiệp
    THCS : Trung học cơ sở
    THPT : Trung học phổ thông
    UBND : Ủy ban nhân dân
    XHCN : Xã hội chủ nghĩa v
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

    Bảng 1.1. Chương trình Toán THCS . 14
    Bảng 2.1: Số liệu giáo viên dạy môn Toán và trình độ đào tạo 25
    Bảng 2.2: Cơ cấu theo độ tuổi và thâm niên giảng dạy của đội ngũ giáo
    viên Toán ở các trường PTDTBT THCS năm học 2013 - 2014 . 26
    Bảng 2.3: Kết quả khảo sát thực trạng về TĐCM, NVSP của giáo viên
    đáp ứng yêu cầu hiện nay của hoạt động giảng dạy môn Toán 27
    Bảng 2.4: Kết quả khảo sát thực trạng về mức độ giáo viên thực hiện các
    nội dung hoạt động dạy học 28
    Bảng 2.5: Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng PPDH và PTDH Toán
    trong hoạt động giảng dạy của giáo viên 32
    Bảng 2.6: Kết quả khảo sát thực trạng về mức độ học sinh thực hiện các
    nội dung hoạt động học tập . 35
    Bảng 2.7: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý phân công giảng dạy cho
    giáo viên . 37
    Bảng 2.8: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý việc thực hiện nội dung
    chương trình môn Toán THCS 39
    Bảng 2.9: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý việc chuẩn bị lên lớp của
    giáo viên 40
    Bảng 2.10: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý việc lên lớp của giáo
    viên 42
    Bảng 2.11: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dự giờ và
    kiểm tra chuyên môn . 43
    Bảng 2.12: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh
    giá kết quả học tập của học sinh 44
    Bảng 2.13: Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện quy định về hồ sơ
    chuyên môn của giáo viên . 46 vi
    Bảng 2.14: Kết quả khảo sát thực trạng thực quản lý công tác bồi dưỡng
    giáo viên 47
    Bảng 2.15: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động học tập của
    học sinh 48
    Bảng 2.16: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý CSVC và PTDH Toán 50
    Bảng 3.1: Kết quả ý kiến đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp 74
    Bảng 3.2: Kết quả ý kiến đánh giá tính khả thi của các biện pháp . 75

    Biểu đồ 3.1. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 88



    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong thời đại ngày nay, chiến lược phát triển nhanh, bền vững nhất đối với
    mỗi Quốc gia đó là phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), tạo tiền đề quan trọng
    cho việc phát triển nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước. Việt Nam trong giai đoạn
    hiện nay với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh, mạnh, có phạm vi
    ảnh hưởng rộng lớn trên cả nước, trên tất cả các lĩnh vực. Đảng và Nhà nước ta hết
    sức chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo, coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
    Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Giáo dục và đào tạo
    cùng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Phát triển giáo dục là nền tảng,
    nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự
    nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng
    trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
    Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban bí thư Trung ương
    Đảng cộng sản Việt Nam nêu rõ: “mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
    quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về
    cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương
    tâm, tay nghề nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp
    hóa, hiện đại hóa đất nước”.[1]
    Mặc dù đã đạt được các thành tựu trên hệ thống Giáo dục và Đào tạo nước ta
    vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa VIII đã
    khẳng định: “Giáo dục nước ta vẫn còn nhiều yếu kém bất cập cả về quy mô lẫn cơ
    cấu và nhất là chất lượng ít hiệu quả, chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao về
    nhân lực và công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội, xây dựng bảo vệ Tổ quốc, thực hiện
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Để giải
    quyết mâu thuẫn trên đòi hỏi chúng ta phải thay đổi quan niệm, nhận thức về giáo
    dục, phải hướng tới chất lượng giáo dục, điều đó đồng nghĩa với việc phải chú trọng
    nâng cao có hiệu quả hoạt động dạy học trong các nhà trường.
    Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học và nhà quản lý đang trao đổi rất
    nhiều xung quanh vấn đề tìm hướng tiếp cận mới trong việc xây dựng, đổi mới
    chương trình giáo dục. Quốc hội đã ban hành nghị quyết về đổi mới chương trình 2
    giáo dục phổ thông, trong đó nhấn mạnh việc đổi mới chương trình giáo dục theo
    hướng tập trung nhiều hơn vào bồi dưỡng năng lực, hạn chế trang bị kiến thức hàn
    lâm. Tiếp cận năng lực trong Giáo dục và Đào tạo là hướng tiếp cận được nhiều nhà
    nghiên cứu giáo dục quan tâm bởi hệ thống lý luận về Giáo dục và Đào tạo theo tiếp
    cận năng lực và thực tiễn giáo dục của nhiều Quốc gia trên thế giới đã khẳng định đây
    là hướng tiếp cận có thể đảm bảo đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao thúc
    đẩy sự phát triển của xã hội.
    Giáo dục trung học cơ sở (THCS) là một trong những cấp học của giáo dục
    phổ thông trong hệ thống giáo dục của nước ta, cấp THCS là cấp học cơ bản, là giai
    đoạn trung gian giữa Tiểu học và trung học phổ thông (THPT). Ở giai đoạn này, học
    sinh được cung cấp kiến thức cơ bản nhất, giáo dục và hình thành nhân cách, gắn với
    tâm sinh lý của lứa tuổi này cũng nhiều biến động. Như vậy, hoạt động dạy học ở các
    trường THCS là vô cùng quan trọng, là cơ sở cho các cấp học, bậc học cao hơn.
    Những năm gần đây sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện Chiêm Hóa, tỉnh
    Tuyên Quang nói chung và các trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) THCS
    nói riêng đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ, cơ bản và sâu sắc. Bên cạnh những thành tựu
    cũng còn không ít những hạn chế, yếu kém nhiều mặt, trong đó nguyên nhân cơ bản
    là những hạn chế về quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói
    riêng, không theo kịp thực tiễn phát triển giáo dục của đất nước.
    Môn Toán là môn học quan trọng ở trường THCS, môn học có số tiết nhiều nhất
    trong tuần. Công tác quản lý chất lượng dạy học nói chung, quản lý chất lượng dạy học
    môn Toán ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên
    Quang đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Vì thế,
    làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề quản lý chất lượng dạy học môn Toán nhằm
    tìm ra các biện pháp quản lý chất lượng dạy học bộ môn này là vấn đề cấp thiết.
    Từ lý luận và thực tiễn cho thấy việc quản lý hoạt động dạy và học môn Toán của
    các trường THCS trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang nói chung và ở các
    trường phổ thông dân tộc bán trú THCS nói riêng là rất cần thiết. Xuất phát từ những lý
    do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn
    Toán ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên
    Quang theo tiếp cận năng lực” nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục
    trung học cơ sở nói riêng, giáo dục phổ thông tỉnh Tuyên Quang nói chung. 3
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học bộ môn Toán ở
    các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
    theo tiếp cận năng lực.
    3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu: quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường THCS.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu: biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở
    các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
    theo tiếp cận năng lực.
    4. Giả thuyết khoa học
    Chất lượng dạy học môn Toán của giáo viên và học sinh các trường phổ thông
    dân tộc bán trú THCS, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hiện nay chưa đồng đều,
    còn nhiều bất cập. Nếu xây dựng và áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học
    theo tiếp cận năng lực một cách sáng tạo, khoa học đồng bộ, khả thi và hiệu quả sẽ
    góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở các trường.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc dạy học, quản lý hoạt động dạy học
    môn Toán cấp THCS theo tiếp cận năng lực.
    5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động dạy học, quản lý
    hoạt động dạy học môn Toán ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS, huyện
    Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang từ góc độ tiếp cận năng lực.
    5.3. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã tìm hiểu đề xuất các biện pháp quản lý
    hoạt động dạy học môn Toán ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS, huyện
    Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang theo tiếp cận năng lực.
    6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đề tài 03 trường phổ thông
    dân tộc bán trú THCS, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
    Thời gian lấy số liệu nghiên cứu: trong ba năm học 2011-2012; 2012-2013 và
    2013-2014.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
    - Nghiên cứu tài liệu, các văn bản Nhà nước, Nghị quyết của Đảng về quản lý
    Giáo dục và quản lý dạy học ở trường phổ thông. - Tham khảo một số công trình nghiên cứu, các sách báo có liên quan đến đề tài.
    7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: gồm phiếu dành cho cán bộ quản
    lý; dành cho giáo viên; dành cho học sinh nhằm thu thập thông tin về thực trạng quản
    lý dạy học môn Toán ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS, huyện Chiêm
    Hóa, tỉnh Tuyên Quang từ góc độ tiếp cận năng lực.
    7.2.2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: tham khảo các bản báo cáo
    tổng kết năm học, kế hoạch năm học của các trường, ngành và một số báo cáo hội thảo
    về công tác chuyên môn nhằm tổng kết các kinh nghiệm quản lý dạy học bộ môn Toán.
    7.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: gặp gỡ, trực tiếp trao đổi, tọa đàm
    hoặc thảo luận qua email với những chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục ở các cấp
    trong tỉnh và ngoài tỉnh Tuyên Quang.
    7.2.4. Phương pháp khảo nghiệm: về tính cần thiết, khả thi của các biện pháp
    được đưa ra trong luận văn.
    7.3. Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
    7.3.1. Phương pháp xử lý số liệu thống kê.
    7.3.2. Phương pháp so sánh để xử lý các kết quả nghiên cứu.
    8. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
    nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Toán cấp Trung
    học cơ sở theo tiếp cận năng lực.
    Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường phổ
    thông dân tộc bán trú THCS, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang từ góc độ tiếp cận
    năng lực.
    Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường
    phổ thông dân tộc bán trú THCS, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang theo tiếp
    cận năng lực.
     
Đang tải...