Thạc Sĩ Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Phường 4

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Phường 4
    MỤC LỤC
    Phần I: Mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài : .3
    2. Mục đích nghiên cứu : .3
    3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu : .3
    3.1 Đối tượng nghiên cứu : 3
    3.2 Khách thể nghiên cứu : 3
    4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài : .3
    5. Gỉa thuyết khoa học : 3
    6. nhiệm vụ nghiên cứu : .4
    7. Phương pháp nghiên cứu : .4
    Phần II: Nội dung
    Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài : .4
    1.1. Lý luận về quản lý : 4
    1.1.1. Quản lý : .4
    1.1.2. Quản lý giáo dục : .5
    1.1.3. Quản lý nhà trường : 6
    1.1.4. Các chức năng quản lý : .6
    1.1.5. Đối tượng của người quản lý : 8
    1.2. Hoạt động dạy học : .8
    1.3. Quản lý hoạt động dạy học : .9
    1.4. Hiệu trưởng và việc quản lý hoạt động dạy học : 9
    1.4.1. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của hiệu trưởng : 9
    1.4.2. Hiệu trưởng và việc quản lý hoạt động dạy học : .10
    Chương 2: Thực trạng biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS Phường 4-Sóc Trăng : 12
    2.1. Vài nét về trường THCS Phường 4 : 12
    2.1.1 Mạng lưới trường lớp, học sinh : 12
    2.1.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên : .13
    2.1.3. Tình hình cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học : 14
    2.2. Thực trạng biện pháp quản lý họat động dạy học của hiệu trưởng trường THCS Phường 4 : .14
    2.2.1. Thực trạng hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS Phường 4-sóc trăng : 14
    2.2.2. Thực trạng biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS Phường 4 : .17
    2.3. Thuận lợi- khó khăn- nguyên nhân : .25
    2.3.1. Thuận lợi : 25
    2.3.2. Khó khăn : 27
    2.3.3 Những đề xuất, kiến nghị : 28
    Chương 3: Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS Phường 4 : 29
    3.1. Căn cứu đề xuất biện pháp : .29
    3.1.1. Căn cứu cơ sở lý luận : 29
    3.1.2. Căn cứu kết quả thực tiễn : 29
    3.2. Các biện pháp quản lý họat động dạy học của hiệu trưởng trường THCS Phường 4 : 30
    3.2.1. Biện pháp 1: nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn : 30
    3.2.2. Biện pháp 2: tăng cường kiểm tra, đánh giá việc giáo dục hạnh kiểm, tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho học sinh : .31
    3.2.3. Biện pháp 3: quản lý giúp đỡ học sinh yếu kém-quản lý mặt bằng chất lượng : 32
    3.2.4. Biện pháp 4: xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giá: 33
    3.2.5. Biện pháp 5: tăng cường biện pháp quản lý hoạt động dạy trong nhà trường bằng ứng dụng công nghệ thông tin : 34
    KẾT LUẬN
    1. Kết luận : 35
    2. Kiến nghị : 36
    LỜI CẢM ƠN 37
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .37
    MỞ ĐẦU
    ó ó ó ó ó ó & ó ó ó ó ó ó
    1-Lý do chọn đề tài :
    Hiện nay ở các trường phổ thông, họat động dạy học được coi là một hoạt động trọng tâm, phong phú về nội dung và hình thức, thường diễn ra trong quá trình dạy học và giáo dục với sự tham gia của nhiều nhân tố, chịu sự tác động của nhiều lực lượng như: gia đình - nhà trường - xã hội.
    Họat động dạy học ở nhà trường phổ thông giữ một vị trí trung tâm bởi nó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học; nó là nền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông; đồng thời, nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường. Chính vì thế, nhiệm vụ trọng tâm của hiệu trưởng trường phổ thông là phải dành nhiều thời gian và công sức cho công tác quản lý họat động dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
    Trên thực tế việc quản lý họat động dạy học của hiệu trưởng Trường trung học cơ sở phường 4- Sóc Trăng trong những năm gần đây đã có những bước chuyển biến đáng kể song hiệu quả chưa cao, dẫn tới tồn tại nhiều hạn chế, bất cập nhất định trong công tác quản lý hoạt động dạy học, để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường.
    Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Phường 4
    - Sóc Trăng ”
    2-Mục đích nghiên cứu:
    -Nhằm nghiên cứu thực trạng biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở Trường trung học cơ sở phường 4-Sóc Trăng.
    -Đề ra biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng góp phần nâng cao chất lượng dạy học và nâng cao hiệu quả quản lý họat động dạy học của hiệu trưởng ở Trường trung học cơ sở Phường 4-Sóc Trăng.
    3-Đối tượng nghiên cứu và khách thể được nghiên cứu:
    3.1-Đối tượng được nghiên cứu:
    Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học cơ sở phường 4-Sóc Trăng.
    3.2-Khách thể được nghiên cứu:
    Công tác quản lý hoạt động dạy học trong Trường trung học cơ sở Phường 4- Sóc Trăng.
    4-Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài:
    -Địa bàn Trường trung học cơ sở Phường 4- Sóc Trăng.
    -Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng.
    5-Giả thuyết khoa học :
    Hiện nay hiệu trưởng các Trường trung học phổ thông trên địa bàn Phường 4-Sóc Trăng đã và đang thực hiện nhiều biện pháp quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng của đơn vị trường mình.
    Song trong công tác quản lý của hiệu trưởng còn nhiều bất cập. Nếu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng phù hợp sẽ góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông.
    6-Nhiệm vụ nghiên cứu :
    -Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận về quản lý dạy học ở trường THPT.
    -Tìm hiểu thực trạng và các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Phường 4-Sóc Trăng.
    -Đề xuất biện pháp quản lý họat động dạy học của hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Phường 4- Sóc Trăng góp phần nâng cao chất lượng dạy học của đơn vị.
    7-Phương pháp nghiên cứu :
    -Phương pháp nghiên cứu lý luận ( tham khảo các tài liệu, sách báo có liên quan)
    -Phương pháp điều tra, khảo sát ( thông qua phiếu trưng cầu ý kiến )
    -Phương pháp phân tích, tổng hợp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...