Thạc Sĩ Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường tiểu học vùng dân tộc tỉnh Cao Bằng

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường tiểu học vùng dân tộc tỉnh Cao Bằng


    Luận văn dài 118 trang

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Giáo dục - đào tạo có vai trò hết sức to lớn trong quá trình phát triển của một đất nước, một dân tộc ở mọi thời đại. Đặc biệt trong hoàn cảnh thế giới hiện nay, khi mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, thời đại của công nghệ thông tin đang phát triển hết sức mạnh mẽ, tạo ra sức mạnh, động lực cho quá trình phát triển của nhân loại.
    Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện nhận thức về tầm quan trọng đó của Giáo dục và Đào tạo. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định: "Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" và "Tập trung nâng cao chất lượng dạy học, trang bị đủ kiến thức cần thiết đi đôi với tạo ra năng lực tự học, sáng tạo của học sinh" [13, tr. 38]. Văn kiện đại hội Đảng đã định hướng cho chiến lược phát triển giáo dục trong thời đại mới. Tiếp theo đó, đến đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta lại tiếp tục khẳng định " phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế bền vững". Đại hội chủ trương "Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, hệ thống quản lý giáo dục. Thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa giáo dục" [14, tr. 34]. Đại hội đặt ra những nhiệm vụ cụ thể cho ngành giáo dục và đào tạo, trong đó đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo được xem là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng của giáo dục và đào tạo.
    Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định mục tiêu của giáo dục Việt Nam như sau:
    Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [20, tr. 19].
    Về phương pháp giáo dục, Luật giáo dục 2005 đã nhấn mạnh:
    Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyên kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh [20, tr. 21].
    Như vậy, đổi mới giáo dục là một yêu cầu tất yếu trong quá trình đi lên của giáo dục Việt Nam.
    Dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường, quản lý nhà trường thực tế là quản lý hoạt động dạy học. Trước yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông việc đổi mới phương pháp là vấn đề quan trọng, đổi mới quản lý giáo dục mang tính then chốt.
    Luật giáo dục cũng đã chỉ rõ phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, "đảm bảo cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền"[20, tr. 12].
    Việt Nam có 54 dân tộc trong đó 53 dân tộc là thiểu số. Địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số hầu như là ở vùng sâu, vùng xa giao thông đi lại khó khăn, kinh tế kém phát triển . kéo theo những khó khăn trong việc được hưởng một nền giáo dục bình đẳng của trẻ em dân tộc đặc biệt trong những năm đầu của cuộc đời đó là cấp Tiểu học.
    Hiện tượng học sinh bỏ học, "ngồi nhầm lớp" là một cảnh báo. Chất lượng học tập của HS tiểu học miền núi, vùng dân tộc đã đến lúc cần phải được coi trọng. Điều này đặt những người làm công tác quản lý ở các trường Tiểu học vùng dân tộc trước những thách thức của yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH.
    Luật giáo dục, Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg đã khẳng định: Một trong những yêu cầu đổi mới công tác giáo dục phổ thông là đảm bảo tính thống nhất về chuẩn kỹ năng đồng thời có phương án vận dụng chương trình và sách giáo khoa phù hợp với dân tộc, với hoàn cảnh điều kiện và các vùng miền khó khăn.
    Chỉ thị 40-CT/TW về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã chỉ rõ: "Phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [6, tr. 1].
    Theo kết quả nghiên cứu của đề tài cấp bộ: B2004-81-04 "Khả năng đáp ứng của đội ngũ giáo viên vùng dân tộc đối với chương tình Tiểu học mới" của Trung tâm Nghiên cứu giáo dục dân tộc, thì một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của giáo dục Tiểu học ở các vùng dân tộc là do một số bất cập của công tác quản lý, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn nghèo nàn .
    Công tác quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng đã được quan tâm nghiên cứu và đạt nhiều thành tựu đáng kể. Song trên thực tế việc quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học không phải ở mọi chỗ, mọi nơi đều đã làm tốt. Nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học ở các nhà trường Tiểu học vùng dân tộc thiểu số, xác định rõ các đặc thù riêng về vùng miền để có những giải pháp nâng cao chất lượng dạy học là rất cần thiết.
    Cao Bằng là một trong 6 tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn với đa số học sinh là con em người dân tộc. (Dân tộc thiểu số chiếm 95,79% tổng số dân của toàn tỉnh). Hiệu quả đào tạo ở cấp Tiểu học của tỉnh trong những năm qua chỉ đạt 60%. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục năng lực còn hạn chế, chưa qua đào tạo chính quy, kinh nghiệm quản lý còn thiếu nên không theo kịp với sự đa dạng và phức tạp của các hoạt động giáo dục trong quá trình đổi mới. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường Tiểu học nhằm đề xuất biện pháp thích hợp trong quản lý khi áp dụng chương trình Tiểu học vào vùng dân tộc ở tỉnh Cao Bằng là vấn đề cần thiết và cấp bách.
    Căn cứ vào những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: "Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường tiểu học vùng dân tộc tỉnh Cao Bằng" làm luận văn tốt nghiệp.
    MỤC LỤC



    Trang

    MỞ ĐẦU
    1

    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC
    6
    1.1.
    Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
    6
    1.2.
    Một số khái niệm cơ bản
    7
    1.2.1.
    Quản lý
    7
    1.2.2
    Quản lý giáo dục
    7
    1.2.3.
    Quản lý nhà trường
    8
    1.3.
    Quá trình dạy học
    10
    1.3.1.
    Hoạt động dạy của thầy
    10
    1.3.2.
    Hoạt động học của trò
    11
    1.3.3.
    Bản chất của quá trình dạy học
    13
    1.3.4.
    Mối quan hệ giữa dạy và học trong quá trình dạy học
    15
    1.4.
    Chất lượng dạy học
    16
    1.4.1.
    Chất lượng
    16
    1.4.2.
    Chất lượng dạy học
    16
    1.5.
    Quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học
    17
    1.5.1.
    Vị trí của trường Tiểu học
    17
    1.5.2.
    Mục tiêu và nội dung của giáo dục Tiểu học
    18
    1.5.3.
    Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Tiểu học
    19
    1.5.4.
    Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường Tiểu học
    20
    1.5.5.
    Quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học
    21
    1.5.6.
    Quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học vùng dân tộc
    32

    Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC TỈNH CAO BẰNG
    35
    2.1.
    Đặc điểm chung của các vùng dân tộc tỉnh Cao Bằng
    35
    2.1.1.
    Khái quát về điều kiện tự nhiên và dân cư
    35
    2.1.2.
    Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2001 đến nay
    36
    2.2.
    Đặc điểm về giáo dục ở vùng dân tộc tỉnh Cao Bằng
    37
    2.2.1.
    Những thuận lợi cơ bản về KT- XH để phát triển giáo dục
    37
    2.2.2.
    Những khó khăn và trở ngại về KT- XH đối với giáo dục
    38
    2.2.3.
    Đánh giá chung về chất lượng giáo dục
    40
    2.3.
    Thực trạng giáo dục Tiểu học vùng dân tộc tỉnh Cao Bằng từ năm học 2005-2006 đến nay
    41
    2.3.1.
    Mạng lưới trường lớp
    41
    2.3.2.
    Về học sinh
    43
    2.3.3.
    Về giáo viên
    47
    2.3.4.
    Đội ngũ cán bộ quản lý
    48
    2.3.5.
    Về cơ sở vật chất
    50
    2.3.6.
    Những thuận lợi, khó khăn của GD Tiểu học vùng dân tộc tỉnh Cao bằng và nguyên nhân
    53
    2.4.
    Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường Tiểu học vùng dân tộc tỉnh Cao Bằng
    57
    2.4.1.
    Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình Tiểu học
    58
    2.4.2.
    Thực trạng quản lý công tác dạy học của GV
    60
    2.4.3.
    Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá HS theo chương trình Tiểu học
    61
    2.4.4.
    Thực trạng quản lý quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học theo chương trình Tiểu học
    62
    2.4.5.
    Những thuận lợi, khó khăn trong quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học vùng dân tộc
    63
    2.5.
    Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học vùng dân tộc tỉnh Cao Bằng
    65
    2.5.1.
    Ưu điểm
    65
    2.5.2.
    Những yếu kém
    66
    2.5.3.
    Nguyên nhân
    67

    Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC TỈNH CAO BẰNG
    70
    3.1.
    Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
    70
    3.1.1.
    Đảm bảo tính đồng bộ
    70
    3.1.2.
    Đảm bảo tính thực tiễn
    70
    3.1.3.
    Đảm bảo tính khả thi
    71
    3.2.
    Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường Tiểu học vùng dân tộc tỉnh Cao Bằng
    71
    3.2.1.
    Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho GV về đổi mới GD ở Tiểu học trong giai đoạn hiện nay
    72
    3.2.2.
    Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng và phát triển chuyên môn cho đội ngũ GV
    74
    3.2.3.
    Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH, các hình thức tổ chức dạy học theo chương trình tiểu học
    77
    3.2.4.
    Chủ động xây dựng các quy định, kế hoạch chỉ đạo hoạt động dạy học, giao kế hoạch đến từng GV, quản lý chương trình theo kế hoạch
    79
    3.2.5.
    Nâng cấp CSVC, TBDH và tăng cường chỉ đạo sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiệu quả
    82
    3.2.6.
    Tăng cường chỉ đạo hoạt động đánh giá xếp loại HS theo chương trình Tiểu học
    84
    3.3.
    Vai trò, vị trí của các biện pháp
    85
    3.4.
    Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học vùng dân tộc tỉnh Cao Bằng
    87
    3.4.1.
    Kết quả khảo sát đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất
    87
    3.4.2.
    Kết quả khảo sát đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất
    89

    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
    91
    1.
    Kết luận
    91
    2.
    Khuyến nghị
    92

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    95

    PHỤ LỤC
    99

    BẢNG TỪ VIẾT TẮT


    TỪ
    VIẾT TẮT
    Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Bộ GD&ĐT
    Cán bộ quản lý
    CBQL
    Chương trình
    CT
    Cơ sở vật chất
    CSVC
    Công nghiệp hóa
    CNH
    Dân tộc thiểu số
    DTTS
    Đặc biệt khó khăn
    ĐBKK
    Giáo dục
    GD
    Giáo dục tiểu học
    GDTH
    Giáo viên
    GV
    Giáo viên tiểu học
    GVTH
    Hiện đại hóa
    HĐH
    Học sinh
    HS
    Học sinh tiểu học
    HSTH
    Lớp ghép
    LG
    Phương pháp
    PP
    Phương pháp dạy học
    PPDH
    Phổ cập giáo dục tiểu học
    PCGDTH
    Quản lý
    QL
    Sách giáo khoa
    SGK
    Thiết bị dạy học
    TBDH
     
Đang tải...