Thạc Sĩ Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở ở huyện Thái Thụy, tỉ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
    MỞ ĐẦU
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    1.1. Ngày nay, thế giới chúng ta đang có sự biến chuyển nhanh chóng và sâu sắc. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và cách mạng công nghệ thông tin đang bùng nổ, đưa thế giới sang thời đại hậu công nghiệp - thời đại của thông tin và nền kinh tế tri thức. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế là một xu thế phát triển tất yếu của thời đại. Nguồn lực con người, đặc biệt là “chất xám” đang là yếu tố hàng đầu để phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội. Do đó, giáo dục - đào tạo là yếu tố quyết định cho sự thành bại của mỗi quốc gia.
    Bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam đang từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thế và lực của chúng ta đang lớn dần lên. Chúng ta đã tổ chức thành công nhiều hội nghị lớn tiêu biểu là hội nghị APEC - 2006, trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO; năm 2007, Việt Nam được bầu là uỷ viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2008 - 2009 . Các thành tựu đó mở ra những cơ hội phát triển cho đất nước đồng thời đặt ra những thách thức to lớn cần được giải quyết mà một trong những thách thức cơ bản là yếu tố con người. Xác định được vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác giáo dục - đào tạo. Điều 35, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 ( sửa đổi bổ sung năm 2001) đã ghi rõ: “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu ”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương II khóa VIII đã khẳng định "Muốn tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo ." [7]
    Để giáo dục - đào tạo thực hiện tốt vai trò của mình trong bối cảnh mới thì chất lượng và hiệu quả giáo dục phải được nâng cao. Một trong những nhân tố quan trọng tạo nên chất lượng giáo dục đó là công tác quản lý giáo dục. Trong nhiều năm, công tác quản lý giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho thực trạng giáo dục Việt Nam còn nhiều yếu kém. Do đó, nghị quyết Đại hội X chỉ rõ: " Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”[8]. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 cũng nêu: “Xây dựng và thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp về kiến thức, kỹ năng quản lý .”[5;19]
    Như vậy công tác quản lý giáo dục là một trong những vấn đề cần phải được quan tâm sâu sắc trong công cuộc chấn hưng nền giáo dục hiện nay.
    1.2. Hiệu trưởng trường THCS là người thay mặt Nhà nước trực tiếp quản lý mọi mặt hoạt động của nhà trường và chịu trách nhiệm về thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Chất lượng giáo dục các mặt trong nhà trường phần lớn phụ thuộc vào năng lực quản lý của người hiệu trưởng. Trong công tác quản lý của người hiệu trưởng thì việc quản lý hoạt động dạy học luôn được đặc biệt coi trọng và giữ vị trí hàng đầu. Trên thực tế, phần lớn các hiệu trưởng THCS đều được bổ nhiệm lên từ những giáo viên dạy giỏi, có năng lực chuyên môn tốt nhưng không được trang bị đầy đủ và đồng bộ các lý luận quản lý giáo dục. Họ thường điều hành nhà trường theo kinh nghiệm đúc rút từ bản thân, đôi khi còn phiến diện và chủ quan. Do đó, việc nghiên cứu, trang bị cho các hiệu trưởng THCS một hệ thống các biện pháp quản lý, đặc biệt là quản lý hoạt động dạy học một cách khoa học là việc làm cần thiết để giúp cho họ điều hành nhà trường tốt hơn, có tính bền vững hơn nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của cấp học trong điều kiện mới.
    1.3. Thái Bình là một tỉnh đồng bằng Bắc bộ, có phong trào giáo dục mạnh, sự phát triển giáo dục bền vững. Huyện Thái Thụy là một huyện ven biển, có diện tích và dân số lớn nhất tỉnh Thái Bình, được thành lập năm 1969 trên cơ sở sáp nhập hai huyện Thái Ninh và Thụy Anh. Trong những năm vừa qua, giáo dục Thái Thụy có nhiều bước đi vững chắc, trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về phong trào giáo dục tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, thực trạng quản lý giáo dục và chất lượng giáo dục trên địa bàn, nhất là ở cấp THCS vẫn còn nhiều bất cập. Đặc biệt là sự chênh lệch chất lượng vùng miền giữa khu Bắc và khu Nam của huyện, điểm chuẩn vào THPT của một số trường thấp hơn nhiều so với bình quân chung của tỉnh, chất lượng dạy học môn tiếng Anh thấp, . là những vấn đề còn tồn tại [20;11]. Bên cạnh đó, chất lượng và phong trào giáo dục của các trường THCS còn thiếu sự đồng đều mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do khả năng và trình độ quản lý của hiệu trưởng. Để khắc phục những tồn tại đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục cấp THCS cần có một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về các biện pháp quản lý của hiệu trưởng.
    Nhận thức được vấn đề này, nhằm đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của địa phương, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài : “ Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình”.
    II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng một số trường THCS trên địa bàn, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay.
    III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS trong giai đoạn hiện nay.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS ở huyện Thái Thụy- tỉnh Thái Bình
    IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Nếu hiệu trưởng các trường THCS huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình có những biện pháp quản lý hoạt động dạy học khoa học và phù hợp với thực tế địa phương thì chất lượng giáo dục ở các trường THCS huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình sẽ được nâng lên.
    V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS.
    5.2. Xác định thực trạng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
    5.4. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
    VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    6.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
    Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng một số trường THCS thuộc huyện Thái Thụy, Thái Bình nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
    6.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
    Đề tài được triển khai tại 12 trường THCS trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, bao gồm các trường THCS: Thụy Phong, Thụy Văn, Thụy Trình, Thị trấn Diêm Điền, Thụy Hải, Thụy Xuân, Thái Đô, Thái Hoà, Thái Xuyên, Thái Hưng, Thái Thịnh, Thái Thuỷ.
    Đối tượng khảo sát là :
    + Các lãnh đạo và chuyên viên phòng Giáo dục & Đào tạo Thái Thụy.
    + Đội ngũ các hiệu trưởng của 12 trường THCS đã nêu.
    + Đội ngũ giáo viên của 12 trường THCS đã nêu.
    VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
    Sử dụng các phương pháp như phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá để xây dựng các khái niệm công cụ và khung lý thuyết của đề tài.
    7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    7.2.1 Phương pháp quan sát:
    Quan sát cách thức quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng tại các trường THCS triển khai đề tài ở huyện Thái Thụy.
    7.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:
    Sử dụng phiếu hỏi để điều tra các đối tượng khảo sát như lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục & Đào tạo Thái Thụy, hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên các trường triển khai đề tài.
    7.2.3 Phương pháp toạ đàm ( trò chuyện, phỏng vấn)
    Thu thập thông tin qua việc trò chuyện, trao đổi trực tiếp với các đối tượng khảo sát để thu thập những thông tin cần thiết cho nội dung nghiên cứu của đề tài.
    7.2.4 Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến, nhận xét của chuyên gia như các nhà giáo ưu tú, trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo, phó trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo, các nhà giáo nhiều kinh nghiệm, .
    7.2.5 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
    Tổng kết kinh nghiệm trong quản lý hoạt động dạy học của một số hiệu trưởng các trường THCS ở Thái Thụy trong thời gian vừa qua.
    7.3. Phương pháp thống kê toán học
    Phương pháp được sử dụng nhằm thống kê, phân tích, xử lý các số liệu thu được từ các phương pháp điều tra để rút ra kết luận.
    VIII. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
    + Xác định thực trạng việc quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS ở Thái Thụy ( Hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này ở huyện Thái Thụy).
    + Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đặc điểm tình hình phát triển giáo dục của địa phương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...