Thạc Sĩ Biện pháp quản lý hoạt động dạy hát xoan trong trường trung học cơ sở huyện Lâm Thao, Phú Thọ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii

    MỤC LỤC


    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vi
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 3
    4. Giả thuyết khoa học . 4
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
    6. Phương pháp nghiên cứu . 4
    7. Cấu trúc luận văn . 5
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HÁT
    TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ . 6
    1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
    1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 9
    1.2.1. Dân ca và Hát Xoan . 9
    1.2.2. Dạy hát Xoan . 11
    1.2.3. Quản lý hoạt động dạy hát Xoan . 13
    1.3. Những vấn đề cơ bản của quản lý hoạt động dạy Hát Xoan trong
    trường THCS . 19
    1.3.1. Đặc điểm của hoạt động dạy Hát Xoan trong trường THCS 19
    1.3.2. Mục tiêu, yêu cầu đối với hoạt động dạy hát Xoan trong trường THCS 22
    1.3.3. Nội dung quản lý hoạt đông dạy Hát Xoan trong các trường THCS 23
    1.3.4. Phương pháp quản lý hoạt động dạy hát Xoan trong các trường THCS 26
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.4. Vai trò của hiệu trưởng nhà trường trong quản lý hoạt động dạy hát
    Xoan cho HS ở trường THCS . 28
    1.4.1. Vị trí và vai trò trách nhiệm của người hiệu trưởng trường THCS
    trong sự nghiệp Giáo dục và đào tạo . 28
    1.4.2. Những yêu cầu cơ bản đối với người hiệu trưởng trường THCS
    trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo 29
    1.4.3. Vai trò của hiệu trưởng nhà trường trong quản lý hoạt động dạy hát
    Xoan cho HS ở trường THCS . 30
    Kết luận chương 1 32
    Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HÁT XOAN
    TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LÂM
    THAO- TỈNH PHÚ THỌ . 33
    2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hóa, giáo dục của
    huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ . 33
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội . 33
    2.1.2. Truyền thống văn hoá 35
    2.1.3. Tình hình giáo dục . 38
    2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học âm nhạc và dạy hát Xoan trong
    các các trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ . 42
    2.2.1. Thực trạng quản lý nội dung chương trình dạy hát . 43
    2.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên 46
    2.2.3. Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh 52
    2.2.4. Đánh giá kết quả dạy Hát Xoan cho học sinh các trường THCS
    huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ . 56
    2.3. Nguyên nhân của thực trạng . 57
    2.3.1. Nguyên nhân thành công . 57
    2.3.2. Nguyên nhân hạn chế, thiêu sót . 58
    Kết luận chương 2 59
    Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
    HOẠT ĐỘNG DẬY HÁT XOAN TRONG CÁC TRƯỜNG
    TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LÂM THAO 60
    3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 60
    3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 60

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi . 60
    3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 60
    3.2. Các biện pháp nâng cao tính hiệu hoạt động dạy hát xoan trong các
    trường THCS huyện 60
    3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về giáo dục
    nghệ thuật và dạy hát Xoan . 60
    3.2.2. Xây dựng kế hoạch dạy hát Xoan trong các trường THCS huyện 63
    3.2.3. Quản lý, quy hoạch, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho
    giáo viên dạy Hát Xoan . 67
    3.2.4. Giám sát, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động dạy Hát Xoan 70
    3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy hát Xoan để
    nâng cao chất lượng dạy hát 74
    3.3. Mối quan hệ của các biện pháp được đề xuất . 75
    3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 75
    3.4.1. Mục đích của khảo nghiệm 75
    3.4.2. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm . 75
    3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm . 76
    3.4.4. Kết quả khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện
    pháp đã đề xuất 76
    Kết luận chương 3 78
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 79
    1. Kết luận 79
    2. Khuyến nghị . 80
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 83
    PHỤ LỤC

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    1. CBQL Cán bộ quản lý
    2. CSVC Cơ sở vật chất
    3. GV Giáo viên
    4. HĐND, UBND Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
    5. HT Hiệu trưởng
    6. HQQL Hiệu quả quản lý
    7. HS Học sinh
    8. PPDH Phương pháp dạy học
    9. QL Quản lý
    10. TBDH Thiết bị dạy học
    11. THCS Trung học cơ sở
    12. UNESCO Tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục của Liên
    hợp quốc













    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 2.1. Quy mô giáo dục huyện Lâm Thao - Phú Thọ năm học 2013-2014 40
    Bảng 2.2. Kết quả xếp loại học lực của HS trường THCS 41
    Bảng 2.3. Đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp quản lý mục tiêu, kế
    hoạch dạy học môn âm nhạc và dạy Hát Xoan . 44
    Bảng 2.4. Các biện pháp quản lý nội dung chương trình dạy học môn âm
    nhạc và dạy Hát Xoan 45
    Bảng 2.5. Thực trạng về số lượng giáo viên âm nhạc trong các trường
    THCS huyện Lâm Thao . 46
    Bảng 2.6. Kinh nghiệm dạy Hát Xoan của giáo viên âm nhạc trong các
    trường THCS . 47
    Bảng 2.7. Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch giảng dạy của giáo viên và
    hồ sơ chuyên môn của giáo viên . 50
    Bảng 2.8. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của giáo viên . 51
    Bảng 2.9. Kiến thức của học sinh về Hát Xoan . 52
    Bảng 2.10. Thực trạng các kênh học sinh tiếp cận kiến thức về Hát Xoan 52
    Bảng 2.11. Số lượng bài Hát Xoan mà học sinh thuộc lời và có thể trình diễn
    được làn điệu . 53
    Bảng 2.12. Các kênh dạy Hát Xoan của học sinh trường THCS 54
    Bảng 2.13. Nguyện vọng học Hát Xoan của học sinh trường THCS 55
    Bảng 2.14. Các biện pháp quản lý hoạt động học của học sinh 55
    Bảng 3.1. Bảng đánh giá sự cần thiết của các biện pháp đề xuất . 76
    Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất 77




    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi



    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

    Biểu đồ 2.1. Số lượng bài hát Xoan giáo viên âm nhạc thuộc trong các
    trường THCS huyện Lâm Thao 48
    Biểu đồ 2.2. Kinh nghiệm trình diễn Hát Xoan nơi đông người của giáo
    viên âm nhạc trong các trường THCS . 49
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Hát Xoan là di sản văn hóa phi vật thể quý báu của vùng đất Tổ Phú Thọ
    nói riêng và trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung. Hát
    Xoan là loại hình dân ca nghi lễ, phong tục, còn gọi là hát cửa đình hay “Khúc
    môn đình”, là hình thức nghệ thuật đa yếu tố: Ca nhạc, hát, múa phục vụ nhu
    cầu tín ngưỡng của cộng đồng. Hát Xoan có bề dày lịch sử, có tổ chức nghệ
    thuật chặt chẽ, không gian văn hóa rộng lớn và có sức lan tỏa mạnh mẽ khắp
    cộng đồng. Với những giá trị văn hóa nổi bật toàn cầu, ngày 24/11/2011, tại
    Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật
    thể của UNESCO tổ chức tại Bali - Indonesia, Hồ sơ Hát Xoan - Phú Thọ của
    Việt Nam đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Vì thế
    mà Hát Xoan Phú Thọ ngày càng được nâng tầm và vị thế văn hóa truyền thống
    của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế. Đây là niềm vinh dự và tự hào, đồng
    thời cũng là trách nhiệm to lớn của người dân Phú Thọ nói riêng và của đất
    nước Việt Nam nói chung trước di sản quý giá của cha ông để lại cho chúng ta
    hôm nay.
    Ngay sau khi Hát Xoan - Phú Thọ được UNESCO công nhận là Di sản
    văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp, tại Lễ đón
    bằng vinh danh công nhận di sản Hát xoan, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã
    công bố Chương trình hành động về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
    phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp: Hát Xoan Phú Thọ giai đoạn
    2012 - 2015; Ngày 7.11.2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số
    2058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi
    vật thể - Hát Xoan Phú Thọ (giai đoạn 2013 - 2020). Với mục tiêu đến năm
    2015 đưa Hát xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp và trở thành
    Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trên cơ sở đó Sở Giáo dục và
    đào tạo tỉnh Phú Thọ đã triển khai chương trình giáo dục về Di sản văn hóa
    2
    lồng ghép trong các chương trình chính khóa và ngoại khóa tại các trường học
    trên địa bàn toàn tỉnh; đồng thời nhấn mạnh vai trò của việc đào tạo lớp nghệ
    nhân kế cận, bảo đảm 100% người có công bảo tồn, gìn giữ, truyền dạy Hát
    xoan được tôn vinh và hưởng chế độ đãi ngộ theo quy định; 5 di tích tại các
    phường xoan gốc được đầu tư, duy trì và phát triển; không gian diễn xướng
    được phục hồi và mở rộng.
    Việc giữ gìn, kế thừa, lưu truyền, phổ biến, phát huy cho thế hệ mai sau
    những giá trị văn hóa độc đáo mang tính xã hội, nhân văn, những phong tục, tập
    quán tốt đẹp về Hát Xoan - Phú Thọ gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
    là nhằm nâng cao nhận thức và lòng tự hào trong cộng đồng, trách nhiệm của các
    thế hệ, nhất là học sinh, sinh viên của các trường học trên toàn tỉnh trong việc
    bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Hát xoan. Từng bước bảo tồn, phát huy giá trị
    để Hát xoan trở thành sản phẩm du lịch văn hóa hóa tâm linh đặc trưng, góp
    phần thúc đẩy phát triển Kinh tế - Văn hóa - Xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
    Công tác đào tạo lớp nghệ nhân kế cận và truyền dạy Hát Xoan trong cộng đồng
    được UBND tỉnh Phú thọ xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu;đồng thời
    góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ quan trọng mà Nghị quyết
    TW 5 khóa VIII của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
    tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã đề ra và để tiếp tục đồng hành với cuộc vận động
    xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" do Bộ Giáo dục - Đào tạo
    và Bộ Văn hóa TT& Du lịch phối hợp phát động.
    Để duy trì và phát triển Di sản văn hóa phi vật thể về Hát xoan; Đảng,
    Nhà nước và Chính quyền các cấp ở địa phương cần có những chính sách ưu
    tiên, đãi ngộ phù hợp để tạo điều kiện chăm sóc và động viên các nghệ nhân hát
    Xoan; hỗ trợ cộng đồng, các phường Xoan; các trường học tổ chức truyền dạy,
    đào tạo thế hệ trẻ để tiếp nối, duy trì và phát triển Di sản Hát xoan. Chủ động
    xây dựng các chương trình giáo dục thích ứng để giảng dạy Hát xoan trong các
    trường nghệ thuật và trường phổ thông. Đưa di sản Hát xoan vào trường học
    3
    không phải chỉ là truyền dạy đơn thuần mà còn là giáo dục, nâng cao nhận thức
    về Di sản văn hóa. Xuất phát từ nhận thức như vậy, cho nên trong kế hoạch của
    Tỉnh và của Ngành Giáo dục - Đào tạo Phú Thọ về việc duy trì, đào tạo, phát
    triển Hát xoan đã đề ra mục đích: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên,
    học sinh tự hào với truyền thống và Di sản Hát xoan của tỉnh Phú Thọ, từ đó
    xác định trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn Di sản và tuyên truyền sâu rộng đến cộng
    đồng. Các nội dung giáo dục bảo đảm phù hợp theo chương trình giáo dục
    chung của Bộ GD - ĐT; đồng thời phải phù hợp với khả năng và tâm, sinh lý
    từng lứa tuổi học sinh, gây hưng phấn và thích thú cho học sinh, hát mà chơi;
    chơi mà hát.
    Với những lý do chủ yếu trên ; đồng thời là một người dân Đất Tổ, với
    tình yêu quê hương, yêu làn điệu Hát Xoan của quê hương và là người cán bộ
    làm công tác quản lý trong lĩnh vực Văn hóa - Xã hội của huyện Lâm Thao,
    tỉnh Phú Thọ, tôi thấy rất đỗi vinh dự, tự hào và cũng nhận thấy là mình phải có
    trách nhiệm rất cao cùng với cộng đồng trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy
    giá trị của Di sản Hát xoan - một Di sản văn hóa có mối gắn kết chặt chẽ với tín
    ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của Phú Thọ cũng đã được UNETCO công nhận
    là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại , cho nên tôi xin cho ̣n
    nghiên cứu đề tài : "Biện pháp quản lý hoạt động dạy Hát xoan trong các
    trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ".
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất một số biện
    pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy hát Xoan trong các trường
    THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Hoạt động dạy Hát Xoan và quản lý hoạt động dạy hát Xoan trong các
    trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
    4
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Biện pháp quản lý hoạt động dạy Hát Xoan và quản lý hoạt động dạy hát
    Xoan trong các trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
    4. Giả thuyết khoa học
    Công tác quản lý hoạt động dạy Hát Xoan trong các trường THCS huyện
    Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất
    định, tuy nhiên trong quản lý còn có những bất cập do các biện pháp chưa phù
    hợp nên chất lượng còn hạn chế. Nếu đề xuất được những biện pháp quản lý hoạt
    động dạy hát Xoan trong các trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ thực
    sự cần thiết và có tính khả thi.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Nghiên cứu cơ ở lý luận về quản lý hoạt động dạy hát trong các
    trường THCS.
    5.2. Khảo sát thực trạng quản lý dạy hát Xoan trong các trường THCS
    huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
    5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy hát Xoang trong
    các trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
    Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng
    cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận có các
    phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
    - Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu.
    - Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
    5
    6.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
    6.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
    6.4. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
    6.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
    7. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu,
    luận văn có 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy hát trong các trường THCS.
    Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy hát Xoan trong các trường
    THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
    Chương 3: Biện pháp quản lý động dạy hát Xoan trong các trường THCS
    huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
     
Đang tải...