Tiểu Luận Biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay của Hiệu trưởng các tr

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ

    MỤC LỤC
    [TABLE="width: 600"]
    [TR]
    [TD]Mở đầu
    1. Lư do chọn đề tài. 1
    2. Mục đích nghiên cứu. 2
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 2
    4. Giả thuyết khoa học. 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3
    6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
    7. Những đóng góp mới của luận văn. 3
    8. Phương pháp nghiên cứu. 4
    9. Cấu trúc luận văn.
    Chương 1: Cơ sở lư luận cúa các biện pháp quản lư hoạt động
    chuyên môn của hiệu trưởng các trường THPT theo yêu cầu
    đổi mới giáo dục hiện nay.
    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
    1.2. Các khái niệm công cụ.
    1.2.1. Quản lư giáo dục và quản lư trường học.
    1.2.2. Hoạt động chuyên môn.
    1.2.3. Biện pháp quản lư hoạt động chuyên môn.
    1.3 . Những vấn đề lư luận cơ bản về quản lư hoạt động chuyên
    môn của Hiệu trưởng trường THPT.
    1.3.1. Nội dung hoạt động chuyên môn trong trường THPT
    1.3.2. Nội dung quản lư hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT.
    1.3.3. Phương pháp, biện pháp và kỹ thuật quản lư hoạt động
    chuyên môn.
    1.4. Tính tất yếu của việc đổi mới quản lư hoạt động chuyên môn
    của Hiệu trưởng các trường THPT hiện nay.
    1.4.1. Đổi mới giáo dục trung học phổ thông.
    1.4.2. Các yêu cầu của đổi mới giáo dục THPT đặt ra cho công tác quản lư hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT.
    1.4.3. Phương hướng đổi mới công tác quản lư hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT theo yêu cầu của đổi mới giáo dục THPT hiện nay.
    Chương 2: Thực trạng công tác quản lư hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.
    2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu.
    2.1.1. Điều kiện kinh tế - xă hội huyện Thanh Sơn.
    2.1.2. T́nh h́nh phát triển giáo dục của huyện.
    2.1.3. Đặc điểm chính của các trường triển khai nghiên cứu đề tài.
    2.2. Thực trạng quản lư hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng
    các trường THPT Huyện Thanh Sơn – Phú Thọ.
    2.2.1. Việc thực hiện các biện pháp quản lư hoạt động chuyên môn.
    2.2.2. Những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lư hoạt
    động chuyên môn của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông.
    2.3. Nguyên nhân thành công và tồn tại trong công tác quản
    lư hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.
    Chương 3: Đ̉ xuất các biện pháp quản lư chuyên môn của
    Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Thanh
    Sơn tỉnh Phú Thọ.
    3.1. Đề xuất các biện pháp quản lư hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ nhằm đáp ứng các yêu cầu của đổi mới giáo dục THPT hiện nay.
    3.1.1. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên.
    3.1.2. Kế hoạch hóa việc tổ chức các hoạt động chuyên trong các trường THPT.
    3.1.3. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên trong trường.
    3.1.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn trong nhà trường THPT.
    3.1.5. Đổi mới hoạt động thông tin trong quản lư hoạt động chuyên môn ở nhà trường THPT.
    3.1.6. Không ngừng nâng cao năng lực của chủ thể quản lư trường THPT.
    3.1.7. Biện pháp tác động đến các điều kiện đảm bảo.
    3.2 trưng cầu ư kiến về tính hợp lư và khả thi của các biện pháp được đề xuất.
    KƠt luận và khuyến nghị.
    1. Kết luận.
    2. KiƠn nghị.
    2.1. Đối với Bộ và Sở Giáo dục- Đào tạo.
    2.2. Đối với UBND các cấp.
    2.3. Đối với đội ngũ Hiệu trưởng các trường THPT.
    Danh mục tài liệu tham khảo.

    Phụ lục.[/TD]
    [TD]Trang
    4
    4
    5
    5
    6
    6
    6
    7
    7
    8

    9
    9
    11
    11
    13
    15
    16
    16
    17

    18

    29
    29
    32


    35

    38
    38
    38
    39
    40
    49
    49
    60

    62


    64

    64
    64
    69
    76
    80

    82

    84
    86
    88

    92
    92
    92
    92
    95
    96

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    MỞ ĐẦU

    1. LƯ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
    1.1. Từ kinh nghiệm của nhiều quốc gia có tốc độ phát triển cao trong lịch sử phát triển của xă hội loài người, đặc biệt là trong những năm gần đây, nhân loại đă rót ra kết luận quan trọng: Muốn phát triển nhanh hoặc không muốn tụt hậu trong cuộc đua phát triển th́ phải chú trọng phát triển giáo dục. Giáo dục được coi là chiếc ch́a khoá vàng để bước vào tương lai. Giáo dục ngày nay được coi là nền móng cho sự phát triển khoa học kỹ thuật và đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân.
    Nhận thức được tầm quan trọng và vị trí của giáo dục trong sự phát triển xă hội, Đảng, Nhà nước Việt Nam sớm có những chủ trương, chính sách đúng đắn để phát triển giáo dục của quốc gia.
    Trong suốt quá tŕnh dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam luôn thể hiện tư tưởng và tinh thần coi trọng tri thức, coi trọng hiền tài và giáo dục. Ngay từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đă xác định giặc dốt là một trong ba thứ giặc mà dân tộc phải chiến thắng. Tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được đề cao trong các kỳ đại hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
    Đại hội VII của Đảng đă xác định: “ Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xă hội. Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Tư tưởng đó được tiếp nối tại Đại hội VIII “ Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài”. Đại hội IX của Đảng một lần nữa khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Theo đó chiến lược và các chương tŕnh giáo dục được triển khai rộng khắp trong toàn quốc.
    Công cuộc đổi mới giáo dục trong các bậc học, cấp học đang được thực hiện đ̣i hỏi phải có sự thay đổi đáng kể trong công tác chuyên môn và công tác quản lư hoạt động chuyên môn trong các trường học và các cơ sở giáo dục khác.
    1.2. Huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ là một huyện miền núi với phần lớn là các xă đặc biệt khó khăn. Những khó khăn về kinh tế dẫn đến những bất cập và hạn chế trong sự phát triển giáo dục của huyện, đặc biệt là các trường Trung học phổ thông. Tuy nhiên, nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục của bậc học này là nhiệm vụ tất yếu mà giáo dục Trung học phổ thông của huyện Thanh Sơn phải thực hiện. Nhiệm vụ này được đảm bảo về mức độ thực hiện đến đâu, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào việc nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn trong các trường THPT. Do vậy, công tác quản lư hoạt động chuyên môn trong các trường THPT càng có ư nghĩa quan trọng.
    Xuất phát từ những phân tích trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu có nội dung vận dụng lư thuyết quản lư vào lĩnh vực hoạt động chuyên môn trong các trường THPT.
    Đề tài được biểu đạt bởi tiêu đề: “Biện pháp quản lư hoạt động chuyên môn theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ”.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
    Đề xuất các biện pháp quản lư hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng phù hợp với các trường THPT miền núi và đáp ứng các yêu cầu của đổi mới giáo dục THPT hiện nay.
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
    3.1. Khách thể nghiên cứu.
    Công tác quản lư hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông.

    3.2. Đối tượng nghiên cứu.
    Biện pháp quản lư hoạt động chuyên môn theo yêu cầu của đổi mới giáo dục Trung học phổ thông của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.
    Có thể xác định được các biện pháp quản lư hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng phù hợp với đặc điểm các trường THPT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đáp ứng các yêu cầu của đổi mới giáo dục THPT hiện nay nếu:
    - Đánh giá đúng thực trạng hoạt động chuyên môn và công tác quản lư hoạt động chuyên môn hiện nay của Hiệu trưởng các trường.
    - Thiết lập được quan hệ giữa nội dung của công tác quản lư hoạt động chuyên môn với yêu cầu của đổi mới giáo dục THPT hiện nay.
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
    5.1. Nghiên cứu cơ sở lư luận của các biện pháp quản lư hoạt động chuyên môn theo định hướng đổi mới giáo dục của Hiệu trưởng các trường THPT.
    5.2. Xác định thực trạng hoạt động chuyên môn và công tác quản lư hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
    5.3. Đề xuất các biện pháp quản lư hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng theo định hướng đổi mới giáo dục THPT phù hợp với đặc điểm các trường THPT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
    6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
    6.1. Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lư hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT gắn với các đặc điểm của quản lư trường học tại địa bàn miền núi tỉnh Phú Thọ.
    6.2. Về địa bàn và người được nghiên cứu: Đề tài được triển khai tại 3 trường THPT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ với số lượng người được nghiên cứu nh­ sau:
    - Cán bộ quản lư giáo dục: 30 người (Kể cả tổ trưởng chuyên môn).
    - Giáo viên: 90 người.
    7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN.
    * Làm rơ t́nh h́nh quản lư hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
    * Đề xuất các biện pháp để tăng cường công tác quản lư hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng ỏ các trường trung học phổ thông huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.
    8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
    8.1. Phương pháp nghiên cứu lư thuyết: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu nh­ phân tích, tổng hợp, hệ thống và khái quát các tư liệu để xây dựng các khái niệm công cụ và khung lư thuyết cho vấn đề nghiên cứu.
    8.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    8.2.1. Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động chuyên môn được thực hiện trong các trường THPT và hoạt động quản lư chuyên môn của các trường được nghiên cứu. Phương pháp cũng được sử dụng trong quan sát các hoạt động của học sinh khi thử nghiệm các biện pháp quản lư hoạt động chuyên môn được đề xuất.
    8.2.2. Phương pháp điều tra: Sử dụng bảng hỏi để thu thập các thông tin về thực trạng công tác quản lư hoạt động chuyên môn trong các trường THPT được nghiên cứu. Phương pháp này c̣n được sử dụng để trưng cầu ư kiến về tính khả thi và tầm quan trọng của các biện pháp quản lư được đề xuất.
    8.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm quản lư hoạt động chuyên môn của các trường THPT.
    8.2.4. Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các chuyên gia về những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lư và quản lư giáo dục trong bối cảnh đổi mới giáo dục THPT hiện nay.
    8.2.5. Phương pháp thống kê: Được sử dụng để sử lư các kết quả nghiên cứu do các phương pháp trên thu thập được.
    9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN.
    Luận văn gồm 3 phần
    Phần I: Mở đầu (4 trang, từ trang 4 đến trang 8)
    Phần II: (Gồm có 3 chương)
    Chư­ơng1: Cơ sở lí luận của các biện pháp quản lí hoạt động chuyên môn của Hiệu trư­ởng các Trư­ờng Trung học phổ thông theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. (29 trang, từ trang 9 đến trang 37).
    Ch­ương 2: Thực trạng công tác quản lư hoạt động chuyên môn của Hiệu trư­ởng các Trư­ờng Trung học phổ thông huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. (26 trang, từ trang 38 đến trang 63).
    Ch­ương 3: Đề xuất các biện pháp quản lư hoạt động chuyên môn của Hiệu trư­ởng các Trư­ờng Trung học phổ thông huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. (28 trang, từ trang 64 đến trang 91).
    Phần III. Kết luận và kiến nghị. (4 trang, từ trang 92 đến trang 95).
    Tài liệu tham khảo (3 trang, từ trang 96 đến trang 98).
    Phụ lục.












    Chương 1
    cơ sở lư luận của các biện pháp
    quản lư hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng
    các trường trung học phổ thông theo yêu cầu
    đổi mới giáo dục hiện nay

    1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.
    Cùng với những tiến bộ xă hội nền kinh tế thế giới ngày càng dựa vào tri thức, kỹ thuật, kỹ năng và năng lực. Nguồn nhân lực sẽ trở thành nhân tố quyết định sự sinh tồn của quốc gia trong thị trường toàn cầu. Nhận thức được điều đó, các quốc gia phát triển trên thế giới đều chú trọng tới cải cách giáo dục. Cuộc cải cách giáo dục thành công nhất trong lịch sử là ở Nhật Bản dưới triều Minh Trị Thiên Hoàng vào năm 1872, với chủ trương phát triển giáo dục đề cao giáo dục phổ thông và hướng nghiệp. Nhật Bản đă cử thanh niên ưu tú du học ở các nước phương tây để học tập kỹ thuật, học tập cách quản lư của các nước tiên tiến; mời chuyên gia về giảng dạy trong nước. Các nước Hồng Công, Đài Loan, Hàn Quốc, Sinhgapo đă tiến hành nhiều công việc để canh tân hệ thống giáo dục quốc dân và đă trở thành những quốc gia công nghiệp phát triển. Ở Hoa Kỳ, trong bản thông điệp liên bang năm 2000 Tổng thống Bill Clintơn đề ra chương tŕnh giáo dục: “Tất cả thanh niên Mỹ đến tuổi đều được vào đại học’’, “Giáo dục được coi là an ninh quốc gia’’.
    Ngay sau khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập, ngày 03 tháng 9 năm 1945, trong phiên họp đầu tiên của hội đồng chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đă đưa ra đề nghị: Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân Pháp dùng để cai trị chúng ta. Người kêu gọi toàn dân học tập, xoá nạn mù chữ, diệt giặc dốt. Từ đó đến nay, nước ta đă ba lần cải cách giáo dục, lần một: năm 1950; lần hai: năm 1956; lần ba: năm 1979, dựa trên những nguyên lư cơ bản của nền giáo dục XHCN: học đi dôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xă hội. Năm 2002, thực hiện nghị quyết 40/2000/QH10 tiến hành đổi mới chương tŕnh giáo dục phổ thông bao gồm cả mục tiêu, phương pháp, phương tiện, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, quản lư giáo dục với sự chỉ đạo của tư tưởng “giáo dục suốt đời”.
    Thực tiễn của sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay cho thấy công tác nghiên cứu về quản lư nói chung, quản lư giáo dục nói riêng că vai tṛ rất quan trọng. Đă có nhiều công tŕnh nghiên cứu đề cập đến vấn đề quản lư giáo dục nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn giáo dục. Có thể kể đến những nghiên cứu của các tác giả nh­: Nguyễn Minh Đạo; Nguyễn Ngọc Quang; Đặng Quốc Bảo; M.I.Kônđacốp; Nguyễn Văn Lê; Hà Sỹ Hồ, Các tác giả đă nêu lên những nguyên tắc chung của việc quản lư hoạt động dạy học của ngành giáo dục, từ những nguyên tắc chung đó, các tác giả đă chỉ rơ một số biện pháp quản lư vận dông trong quản lư giáo dục, quản lư trường học. Đồng thời, các công tŕnh nghiên cứu của các tác giả nói trên đă giải quyết được vấn đề lư luận rất cơ bản về khoa học quản lư như khái niệm quản lư, bản chất của hoạt động quản lư, thành phần cấu trúc, các giai đoạn của hoạt động quản lư đồng thời chỉ ra các phương pháp và nghệ thuật quản lư.
    Từ năm 1999, ở trong nước đă có một số luận văn thạc sỹ đề cập đến quản lư hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng ở các trường THPT nh­ :
    "Thực trạng và biện pháp quản lư chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT miền núi Thanh Hoá nhằm nâng cao kết quả Dạy-Học" của Lương Hữu Hồng (1999).
    "Biện pháp quản lư hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng ở các trường THPT thị xă Hà Đông Tỉnh Hà Tây" của Nguyễn Sỹ Khiêm (2002).
    "Một số biện pháp quản lư của Hiệu trưởng các trường THPT thành phố Thái Nguyên" của Trần Thị Minh Nguyệt (2002).
    Tuy nhiên, c̣n chưa có những nghiên cứu mang tính hệ thống về vắn đề này theo yêu cầu đổi mới giáo dục THPT hiện nay ở các trường THPT, nhất là đối với các trường ở vùng miền núi. Do vậy, tác giả nghiên cứu vấn đề này ở các trường THPT huyện Thanh Sơn-tỉnh Phú Thọ, với hy vọng được góp phần nhỏ vào lĩnh vực này.
    1.2. CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ.
    1.2.1. Quản lư giáo dục và quản lư trường học.
     
Đang tải...