Thạc Sĩ Biện pháp quản lý giáo dục Luật cán bộ, công chức cho cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thái Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Biện pháp quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thái Nguyên

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG . vii
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu 3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 3
    4. Giả thuyết khoa học . 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu . 4
    6. Phạm vi nghiên cứu 4
    7. Phương pháp nghiên cứu 4
    8. Cấu trúc luận văn. 5
    Chương 1: LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC “LUẬT CÁN BỘ,
    CÔNG CHỨC” CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    VÀ ĐÀO TẠO . 6
    1.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề giáo dục Pháp luật ở nước ta
    trong thời gian gần đây . 6
    1.2. Khái quát về Giáo dục pháp luật . 7
    1.2.1. Khái niệm “Giáo dục pháp luật” 7
    1.2.2. Giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức . 9
    1.2.3. Quản lý Giáo dục Pháp luật cho cán bộ, công chức 15
    1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục “Luật CBCC”
    cho cán bộ, công chức 18
    Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ QUẢN
    LÝ GIÁO DỤC “LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC” CHO
    CÁN BỘ QUẢN LÝ, CÔNG CHỨC NGÀNH GIÁO
    DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THÁI NGUYÊN 21
    2.1. Khái quát tình hình kinh tế- xã hội, giáo dục, cơ cấu tổ chức, số
    lượng cán bộ công chức, cán bộ quản lý ngành giáo dục và đào
    tạo của tỉnh Thái Nguyên 21
    2.1.1. Khái quát tình hình KT - XH, giáo dục của tỉnh Thái Nguyên . 21
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức, số lượng cán bộ công chức, cán bộ quản lý,
    giáo viên ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh Thái Nguyên 23
    2.1.3. Trình độ, năng lực cán bộ quản lý, công chức ngành Giáo
    Dục và Đào tạo ở Thái Nguyên hiện nay . 24
    2.1.4. Đánh giá chung về đội ngũ CBCC ở Thái Nguyên . 25
    2.2. Thực trạng giáo dục pháp luật và thực trạng chấp hành “Luật cán
    bộ, công chức” của Cán bộ công chức, cán bộ quản lý Ngành
    giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên . 26
    2.2.1. Thực trạng công tác giáo dục và thực hành pháp luật ở Thái
    Nguyên trong thời gian qua 26
    2.2.2. Thực trạng nhận thức và QLGD “Luật cán bộ, công chức”
    cho CBQL, công chức Ngành GD và ĐT tỉnh Thái Nguyên . 36
    2.2.3. Đánh giá chung về QLGD Luật CBCC cho CBCL Giáo dục . 57
    Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC "LUẬT
    CÁN BỘ, CÔNG CHỨC” CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ
    GIÁO DỤC TỈNH THÁI NGUYÊN" . 62
    3.1. Cơ sở định hướng đổi mới giáo dục và quản lý giáo dục “Luật
    cán bộ, công chức” . 62
    3.2. Các nguyên tắc của việc đề xuất các biện pháp 65
    3.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu . 65
    3.2.2. Nguyên tắc kế thừa 65
    3.2.3. Nguyên tắc đồng bộ, thống nhất quản lý giáo dục “Luật cán
    bộ, công chức” cho cán bộ quản lý, cán bộ công chức 66
    3.2.4. Nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo sự phối hợp các lực
    lượng giáo dục 66
    3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi 66
    3.3. Các biện pháp quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán
    bộ quản lý giáo dục tỉnh Thái Nguyên . 67
    3.3.1 Biện pháp 1: Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
    cán bộ quản lý về việc tăng cường quản lý giáo dục “Luật
    cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý giáo dục ở các cấp. 67
    3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện kế hoạch
    quản lý giáo dục“ Luật cán bộ, công chức” ở các cấp QLGD . 69
    3.3.3. Biện pháp 3: Phối hợp giữa các cơ quan QLGD với các cấp
    chính quyền, cơ quan pháp luật, cơ quan thông tin đại chúng. 70
    3.3.4. Biện pháp 4: Cần tiếp tục rà soát lại việc quản lý Giáo dục và
    thực hiện nghiêm “ Luật CBCC” ở các cấp quản lý giáo dục 72
    3.3.5 Biện pháp 5: Tổ chức kiểm tra đánh giá cán bộ công chức
    thực hiện và chỉ đạo thực hiện “ Luật cán bộ, công chức” . 75
    3.3.6 Biện pháp 6: Xây dựng chế độ động viên khen thưởng, nhắc
    nhở, kỷ luật trong việc thực hiện “Luật cán bộ, công chức” 77
    3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp . 78
    3.5. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các
    biện pháp đã nêu . 80
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 82
    1. Kết luận 82
    2. Kiến nghị 85
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
    PHỤ LỤC . 92

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Quản lý giáo dục pháp luật luôn là vấn đề mang tính cấp thiết ở nước ta
    trong giai đoạn hiện nay. Đây là vấn đề đã và đang được các nhà khoa học ,
    các nhà quản lý quan tâm. Đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực
    này được công bố, các công trình nói trên đã nêu ra nhiều vấn đề rất cơ bản cả
    về lý luận và thực tiễn trong hoạt động giáo dục pháp luật trên nhiều góc độ.
    Người ta bàn nhiều về quản lý việc làm theo pháp luật ở góc độ pháp lý; do
    vậy cần quan tâm nhiều hơn ở góc độ giáo dục, quản lý giáo dục pháp luật.
    Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt
    đã khẳng định: "Nhà nước là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của
    nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân", "Nhà nước quản
    lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công
    dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và Pháp luật" [10].
    Để có được "Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân", điều quan
    trọng hàng đầu là phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức vừa có
    đức vừa có tài. Đó là những con người có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ
    sở lập trường của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách
    mạng, với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là những con
    người có ý thức và năng lực đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng,
    nắm vững chính sách và pháp luật của Nhà nước.
    Để quản lý được Nhà nước và xã hội bằng Pháp luật theo tiêu chí của
    Nhà nước pháp quyền, cán bộ công chức phải được trang bị những kiến thức
    về Nhà nước và Pháp luật một cách đầy đủ và kịp thời. Nhưng hiện nay, qua
    các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy: Ở nhiều địa phương, việc vi
    phạm pháp luật, làm trái pháp luật của cán bộ, công chức không phải là ít.
    Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm đó, có một nguyên nhân cơ
    bản, đó là cán bộ, công chức chưa nắm vững kiến thức về Nhà nước và Pháp
    luật, trong đó có cả cán bộ quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo.
    Ở Thái Nguyên, những năm gần đây, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
    bộ, công chức nói chung, đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục pháp luật nói riêng đã
    được cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương rất quan tâm. Việc mở các lớp
    đào tạo cán bộ, công chức tại tỉnh và tham gia thi tuyển, cử tuyển cán bộ,
    công chức đi học ở các cơ sở đào tạo chuyên ngành về Nhà nước và Pháp luật
    ngày càng nhiều hơn. Tuy vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục pháp luật
    nói chung, giáo dục “ Luật cán bộ công chức” nói riêng; để đáp ứng yêu cầu
    của công tác quản lý nhà nước và quản lý xã hội cho đội ngũ cán bộ, công
    chức ở các địa phương, trong đó có cán bộ quản lý giáo dục trong tỉnh hiện
    nay đang còn là một số vấn đề bức xúc.
    Là một cán bộ làm công tác Đảng, tôi đã tham gia nghiên cứu thực tế ở
    các đơn vị, cơ quan trên địa bàn, trong đó có Đảng bộ Sở giáo dục và Đào tạo
    tỉnh và các đơn vị trực thuộc Sở. Qua tiếp xúc, trao đổi, khảo sát và làm việc
    với nhiều cán bộ quản lý giáo dục trong tỉnh đã cho thấy: Còn một bộ phận
    khá lớn cán bộ, công chức kể cả cán bộ quản lý giáo dục hiểu biết “Luật cán
    bộ, công chức” còn sơ sài, hời hợt. Không ít cán bộ, công chức, cán bộ quản
    lý chưa phân biệt được giữa các loại vi phạm pháp luật hành chính, dân sự,
    hình sự, luật cán bộ công chức . Có trường hợp vi phạm “Luật cán bộ, công
    chức” nghiêm trọng, nhưng cơ quan, đơn vị chỉ xử lý nhẹ nhàng, đơn giản
    trong nội bộ. Ngược lại, có vụ việc đơn giản thì quan n iệm là nghiêm trọng và
    xử lý khá nặng nề.
    Làm thế nào để tất cả cán bộ, công chức, cán bộ quản lý giáo dục trong
    Ngành Giáo dục và Đào tạo ở các địa phương trong tỉnh, trong quản lý Nhà
    nước phải nắm vững, am hiểu Pháp luật nói chung, “Luật cán bộ, công chức”
    nói riêng một cách chính xác, vận dụng luật một cách đúng đắn, trước hết là
    trong lĩnh vực mà mình thực hiện chức năng quản lý.
    Xuất phát từ những lý do trên Tôi chọn đề tài: Biện pháp Quản lý giáo
    dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thái Nguyên
    làm luận văn Cao học, với hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé vào công tác quản lý
    giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán
    bộ quản lý giáo dục ở Thái Nguyên nói riêng.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý giáo dục
    “Luật cán bộ công chức” cho cán bộ quản lý giáo dục trong tỉnh, từ đó đề xuất
    các biện pháp quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” nhằm nâng cao kết
    quả giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý giáo dục nói riêng
    và cán bộ, công chức tỉnh Thái Nguyên nói chung.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý giáo dục “ Luật cán bộ,
    công chức” cho cán bộ quản lý Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên.
    - Khách thể khảo sát: Các cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo tại Văn
    phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên và một số Phòng Giáo dục
    và Đào tạo.
    3.2- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý giáo dục “Luật
    cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh
    Thái Nguyên.
    4. Giả thuyết khoa học
    Chúng tôi giả định rằng Cán bộ công chức, cán bộ quản lý giáo dục ở
    tỉnh Thái Nguyên có ý thức học tập chấp hành “Luật cán bộ, công chức”, việc
    quản lý Giáo dục Luật Cán bộ, công chức cho cán bộ quản lý giáo dục đã có
    những kết quả khả quan. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý phù hợp với
    thực tiễn quản lý thì kết quả giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho Cán bộ
    quản lý giáo dục ở địa phương sẽ được nâng lên.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    1, Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục Luật nói chung; quản
    lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” trong giai đoạn hiện nay.
    2, Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý giáo dục
    “Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý Ngành Giáo dục và Đào tạo ở
    Thái Nguyên; lý giải nguyên nhân của thực trạng.
    3, Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” có
    tính đổi mới và sát thực tiễn hơn, góp phần nâng cao kết quả quản lý giáo dục
    “Luật cán bộ, công chức” trong thời gian tới.
    6. Phạm vi nghiên cứu
    1, Phạm vi về đối tượng: Biện pháp quản lý giáo dục Luật cán bộ, công
    chức” cho cán bộ quản lý giáo dục ở tỉnh Thái Nguyên
    2, Giới hạn phạm vi khách thể điều tra: Tổng số 100 người trong đó,
    gồm 45 cán bộ, công chức làm công tác quản lý giáo dục tại Cơ quan văn
    phòng Sở Giáo dục và Đào tạo, 18 cán bộ quản lý ở phòng Giáo dục và Đào
    tạo thành phố Thái Nguyên, 15 cán bộ quản lý ở phòng Giáo dục và Đào tạo
    huyện Đồng Hỷ, 22 cán bộ giáo viên thuộc Trung tâm Giáo dục thường xuyên
    tỉnh, thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên. Khảo nghiệm nhận
    thức và tính cần thiết, khả thi của các biện pháp với 65 người.
    3, Địa bàn nghiên cứu: Trong cơ quan Văn phòng Sở Giáo dục và Đào
    tạo tỉnh Thái Nguyên, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Thái Nguyên,
    Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên, Trung tâm Giáo
    dục Thường xuyên tỉnh. Đề tài tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực
    trạng trong khoảng thời gian 5 năm (2005-2010) và đề xuất các biện pháp có
    tính đổi mới trong thời gian tiếp theo (2011-2015).
    7. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
    - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài: Luật cán bộ, công
    chức [16] đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
    XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, các văn bản dưới
    Luật, Các Chỉ thị, Nghị quyết, các văn bản của Đảng và Nhà nước; các tài
    liệu, bài giảng của các thầy cô giáo dạy lớp Cao học Quản lý giáo dục khoá
    17- Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên.
    - Phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hoá các vấn đề lý luận có
    liên quan đến Luật cán bộ, công chức, biện pháp quản lý giáo dục Luật cho
    cán bộ công chức.
    - Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chỉ thị của
    Tỉnh ủy, UBND tỉnh [18], Luật cán bộ, công chức và các văn bản dưới Luật.
    - Phân tích, tổng hợp các tài liệu, văn kiện rút ra những luận điểm quan
    trọng, có tính chất chỉ đạo trong quá trình nghiên cứu.
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp quan sát.
    - Phương pháp điều tra viết bằng phiếu trưng cầu ý kiến.
    - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
    - Phương pháp chuyên gia.
    - Phương pháp phỏng vấn, phỏng vấn sâu.
    7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
    8. Cấu trúc luận văn: Luận văn gồm 3 chương, ngoài ra còn có phần mở
    đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục.
    Chương 1. Lý luận về quản lý giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho
    cán bộ quản lý Ngành Giáo dục và Đào tạo.
    Chương 2. Thực trạng giáo dục “ Luật cán bộ, công chức” và quản lý giáo
    dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ quản lý giáo dục ở tỉnh Thái Nguyên.
    Chương 3. Một số biện pháp quản lý việc giáo dục “Luật cán bộ, công
    chức” cho cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thái Nguyên.

    Chương 1
    LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC “LUẬT CÁN BỘ, CÔNG
    CHỨC” CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    1.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề giáo dục Pháp luật ở nước ta trong
    thời gian gần đây
    Quản lý giáo dục pháp luật nói chung, “Luật cán bộ, công chức” nói
    riêng là một vấn đề mang tính cấp thiết ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
    Đây là vấn đề đã và đang được các nhà khoa học pháp lý quan tâm. Nhiều
    công trình nghiên cứu về lĩnh vực này đã được công bố, như: "Nâng cao ý
    thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính nhà nước hiện nay",
    Luận án tiến sĩ của Lê Đình Khiên, 1996 [15]; "Xây dựng ý thức và lối sống
    theo pháp luật", Đào Trí Úc chủ biên, Hà Nội, 1995 [12]; "Một số vấn đề lý
    luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới", của Viện
    Nghiên cứu Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp, Hà Nội, 1995 [17]; "Một số vấn
    đề giáo dục pháp luật ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số", Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội, 1996 [20]; "Giáo dục pháp luật trong các trường đại học,
    trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện
    nay", Luận án tiến sĩ Luật học của Đinh Xuân Thảo, (1996) [ 11]; “Một số
    vấn đề về giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay”, Vụ Phổ biến Giáo
    dục pháp luật (1997), Nxb Thanh niên, Hà Nội [25].
    Các công trình nói trên đã nêu ra nhiều vấn đề rất cơ bản cả về lý luận
    và thực tiễn về giáo dục pháp luật trên nhiều góc độ. Tuy nhiên, cho đến nay
    chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về quản lý
    giáo dục “Luật cán bộ, công chức” cho cán bộ, công chức nói chung, cán bộ
    quản lý giáo dục ở Thái nguyên nói riêng. Trong thời kỳ đổi mới, cán bộ,
    công chức vừa là đối tượng của quá trình đổi mới, cải cách, vừa là thước đo

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN (2002), Nghị quyết Hội nghị lần
    thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia,
    Hà Nội.
    2. Báo cáo số 187-BC/Tỉnh uỷ (2009), tỉnh ủy Thái Nguyên, tổng kết chỉ
    thị số 32-CT/TW.
    3. Chỉ thị số 32-CT/TW (2003), của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX)
    về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục
    pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
    4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
    thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
    đến năm 2000, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
    lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
    lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    8. Đảng bộ Tỉnh Thái Nguyên (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ
    XVII.
    9. Đảng bộ Tỉnh Thái Nguyên (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ
    XVIII.
    10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
    lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    11. Đinh Xuân Thảo (1996), Giáo dục pháp luật trong các trường Đại học,
    Trung học chuyên nghiệp, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị
    Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    12. Đào Trí Úc (chủ biên) (1995), Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp
    luật, Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.
    13. Hội đồng Giáo dục pháp luật tỉnh Thái nguyên Các Báo cáo tổng kết
    công tác giáo dục pháp luật của tỉnh.
    14. Hồ Chí Minh (1990), Về Nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Pháp lý,
    Hà Nội.
    15. Lê Đình Khiên (1996), "Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao ý thức
    pháp luật", Nhà nước và pháp luật, 97(3) tr. 3-7.
    16. Luật cán bộ, công chức (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
    Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008)
    17. Một số vấn đề về giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, Nxb
    Thanh niên, Hà Nội.
    18. Một số văn bản chỉ thị của tỉnh uỷ, UBND tỉnh về thực hiện pháp luật
    trong cán bộ công chức các cơ quan tỉnh.
    19. Nghị định số: 169-HĐBT (1991) về “công chức nhà nước”.
    20. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, "Một số vấn đề giáo dục pháp
    luật ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số".
    21. Sắc lệnh số 76/SL (1950), của Chủ tịch Nước Việt Nam dân chủ cộng
    hòa, ban hành “quy chế về công chức”
    22. Pháp lệnh Cán bộ, công chức được Nhà nước ban hành năm 1998 (sau đó
    được sửa đổi, bổ sung vào năm 2000 và năm 2003)
    23. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2002), Hiến pháp 1992 sửa
    đổi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    24. Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý (1995), Một số vấn đề giáo dục pháp
    luật ở miền núi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    25. Vụ Phổ biến Giáo dục pháp luật (1997), Một số vấn đề về giáo dục pháp
    luật trong giai đoạn hiện nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...