Luận Văn Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng trường THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng trường THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã ở huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai
    MỞ ĐẦU
    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

    Văn kiện đại hội X, XI của Đảng đã nhấn mạnh đến việc đổi mới hệ thống giáo dục - Đào tạo nhằm phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao và nhanh chóng xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, dân tộc vùng miền . Do vậy, coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương là nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Công tác hướng nghiệp phải bám sát xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương thì mới thực hiện được nhiệm vụ của GD trong phát triển nguồn nhân lực. Chỉ thị số 33/2003/CT - BGD&ĐT ngày 23/7/2003 về việc tăng cường GDHN cho học sinh phổ thông đã nêu rõ: “ .Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông toàn diện đã được xác định trong Luật giáo dục. Chủ trương đổi mới chương trình GDPT hiện nay cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào phân luồng học sinh chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc được tiếp tục đào tạo phù hợp với năng lực của bản thân và nhu cầu của xã hội .”
    Giáo dục dân tộc, vùng cao có vị trí quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Chỉ có bằng con đường phát triển giáo dục mới có thể nhanh chóng đưa vùng cao và vùng dân tộc thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, giảm dần khoảng cách giữa vùng cao và vùng dân tộc với vùng đồng bằng.
    Đảng và nhà nước ta đã xác định GDHN đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số của nhà trường Trung học phổ thông nhằm giáo dục đào tạo con em các dân tộc ở vùng cao trở thành những hạt giống tốt, những cán bộ cốt cán, những người lao động giỏi, biết tổ chức cuộc sống gia đình văn minh ấm no, hạnh phúc, biết góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh. Đồng thời phải đào tạo các em trở thành cán bộ và người lao động mới có nhân cách, phẩm chất, năng lực mang bản sắc dân tộc, thích ứng với yêu cầu đào tạo nghề nghiệp hoặc công tác xã hội ở địa phương.
    Thực hiện chủ trương chính sách của nhà nước, trong nhiều năm qua, các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án của BGD & ĐT đã triển khai ở các tỉnh vùng cao, vùng dân tộc như chương trình VII, dự án V, đã có nhiều công trình nghiên cứu và thực nghiệm về công tác GD hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh dân tộc, vùng cao của Trung tâm nghiên cứu giáo dục dân tộc Bộ giáo dục - Đào tạo và của nhiều nhà khoa học trong nước được triển khai có hiệu quả tại các trường. Nhờ đó nhiều trường đã thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ GD hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh, góp phần đáng kể vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương trên cả nước.
    Trong nhiều năm qua các trường THPT huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai đã góp phần không nhỏ vào việc tạo nguồn đào tạo cán bộ cho huyện nhà, nhiều thế hệ học sinh của các nhà trường đã trưởng thành cung cấp nguồn nhân lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Song trong thời gian gần đây khi yêu cầu chất lượng đào tạo nguồn cán bộ được nâng cao nhất là đội ngũ cán bộ xã, bản ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn, để đáp ứng được sự phát triển KT - XH, giữ vững ổn định trật tự chính trị ở vùng cao biên giới của địa phương và sự đổi mới mạnh mẽ về nội dung, chương trình, phương thức đào tạo trong hệ thống giáo dục THPT thì cần phải có những biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp phù hợp và hiệu quả hơn mới đáp ứng được những yêu cầu của huyện, của tỉnh về nguồn cán bộ dân tộc vùng cao trong giai đoạn hiện nay. Căn cứ vào những lý do trên tác giả mạnh dạn chọn đề tài:“Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng trường THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã ở huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai”.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
    Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, khảo sát thực trạng quản lý GDHN ở các trường THPT huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai để đề xuất các biện pháp QL GDHN của hiệu trưởng nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị tạo nguồn đào tạo cán bộ xã của các trường THPT huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai.
    Chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh THPT phụ thuộc một phần vào chất lượng giáo dục hướng nghiệp. Theo đó, nếu đề xuất và vận dụng các biện pháp quản lý GDHN của Hiệu trưởng sẽ góp phần nâng cao chất lượng GDHN cho học sinh nhằm tạo nguồn đào tạo cán bộ xã ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
    3.1. Khách thể nghiên cứu: Giáo dục hướng nghiệp của trường trung học phổ thông theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã ở huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lí GDHN ở các trường THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã ở huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai.
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
    Áp dụng đồng bộ những biện pháp quản lý GDHN ở các trường THPT huyện Mường Khương sẽ đạt những hiệu quả nhất định, đáp ứng mục tiêu giáo dục trong trường THPT, góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
    5.1. Những vấn đề lí luận liên quan đến QL giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT.
    5.2. Thực trạng QL GDHN ở các trường THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã ở huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai.
    5.3. Đề xuất các Biện pháp QL GDHN ở các trường THPT huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã.
    6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
    6.1. Phạm vi nghiên cứu: Những biện pháp quản lí GDHN ở trường THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã người dân tộc thiểu số.
    6.2. Giới hạn nghiên cứu:
    - Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các Biện pháp QL GDHN ở các trường THPT huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai.
    - Giới hạn thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09/2010 đến tháng 10/2011.
    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: sưu tầm, nghiên cứu tài liệu và cơ sở lý luận, phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết, phương pháp phân tích và tổng hợp.
    2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát, phương pháp so sánh thực nghiệm, phương pháp điều tra, phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý GDHN.
    3. Phương pháp hỗ trợ: Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu; Sử dụng biểu bảng, sơ đồ, hình vẽ để minh hoạ.
    8. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    Về mặt lý luận, những kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng nhằm xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng các biện pháp hướng nghiệp cho học sinh THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã.
    Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho những người làm công tác giáo dục hướng nghiệp thấy được thực trạng biện pháp quản lý của công tác này để từ đó đưa ra các biện pháp, chủ trương phù hợp; đồng thời kết quả nghiên cứu cũng có thể sử dụng làm tư liệu phục vụ công tác bồi dưỡng chuyên đề “Quản lý hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ở trường THPT ” cho cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPT huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai.
    9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
    Ngoài các phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về quản lý giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT.
    Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã ở huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai
    Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp của Hiệu trưởng các trường THPT theo hướng tạo nguồn đào tạo cán bộ xã ở huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...