Tiểu Luận Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng trường THPT Hà Lang, Chiêm Hoá, Tuyên Quang

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài:

    Trong giai đoạn hiện nay xu thế hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, đất nước ta đang đặt ra đòi hỏi rất lớn về các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội trong đó nguồn nhân lực là yếu tố trọng tâm, quyết định sự phát triển bền vững. Chính vì lẽ đó Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và xác định rõ mục tiêu đào tạo con người, cụ thể luật giáo dục năm 2005. Chương III điều 27 đã xác định mục tiêu giáo dục THPT: “Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.

    Như vậy vấn đề giáo dục hướng nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng và được coi là một bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông toàn diện được xác định trong luật giáo dục năm 2005.

    Thực hiện tốt vấn đề này sẽ góp phần chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH đất nước, đồng thời tạo ra cơ hội cạnh tranh nguồn nhân lực trong nước, khu vực và toàn thế giới.

    Tuy vậy, trong giai đoạn hiện nay vấn đề giáo dục hướng nghiệp chưa được các trường THPT nói chung và các trường THPT khu vực miền núi nói riêng quan tâm đúng mức; hoặc nếu có cũng chỉ dừng lại ở mức triển khai, phổ biến tuyên truyền bằng văn bản, chưa đi sâu vào tìm hiểu tình hình thực tế nhu cầu của xã hội, để đưa ra các giải pháp cụ thể trong việc hướng nghiệp cho học sinh, đảm bảo phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.

    Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Nhận thức của cán bộ quản lý các cấp và giáo viên về giáo dục hướng nghiệp còn hạn chế; học sinh chưa được chuẩn bị chu đáo để lựa chọn nghề nghiệp hoặc nếu có cũng là sự lựa chọn theo những động cơ vô thức của cá nhân, sự lôi kéo của bạn bè, hay sự ép buộc của gia đình .

    Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tỉ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT không xác định được năng lực cá nhân để học tiếp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học hay trực tiếp đi vào cuộc sống dẫn đến hậu quả lãng phí thời gian, tiền của và các cơ hội lập nghiệp của bản thân, gia đình và xã hội.

    Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng trường THPT Hà Lang, Chiêm Hoá, Tuyên Quang”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...