Thạc Sĩ Biện pháp quản lý dạy học nhằm nâng cao kết quả học thực hành nghề tại trườngTrung cấp nghề Tuyên Qu

Thảo luận trong 'Khoa Học Xã Hội' bắt đầu bởi Lan Chip, 24/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Lĩnh vực đào tạo nghề ở nước ta đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn đẩy nhanh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nước. Sự nghiệp CNH - HĐH đòi hỏi một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tiếp cận được với khoa học công nghệ hiện đại. Chiến lược Giáo dục - đào tạo của Đảng và Nhà nước được đề ra theo hướng mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng thiết thực cho hoạt động dạy nghề và học nghề của nhân dân.

    Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII xác định: Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đồng thời nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã phân tích sâu sắc việc xác định những quan điểm, định hướng, đề ra các mục tiêu và các giải pháp chiến lược nhằm phát triển công tác đào tạo nghề trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

    Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 đã cụ thể hoá mục tiêu phát triển đối với dạy nghề trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH là: Đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại. Gắn đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng, việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ trình độ cao; Luật giáo dục (2005) đã quy định đào tạo nghề phải được thực hiện ở ba cấp trình độ: Sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề; tạo sự cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Luật dạy nghề (2006) đã qui định chi tiết về các hoạt động dạy nghề.
    Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIV chỉ rõ: Thực hiện có hiệu quả đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học, cân đối giữa phát triển giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp; Tiếp tục thực hiện chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và

    cán bộ quản lý giáo dục. Về Lao động việc làm: Phát triển đào tạo nghề; quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề trong toàn tỉnh, củng cố trường Kỹ nghệ Tuyên Quang (Nay là trường Trung cấp nghề Tuyên Quang).

    Trường Trung cấp nghề Tuyên Quang tiền thân là Trường Kỹ nghệ Tuyên Quang được thành lập tháng 5 năm 2003. Chất lượng đội ngũ còn nhiều bất cập, ví dụ: Giáo viên lý thuyết hầu hết là kỹ sư mới ra trường chưa được đào tạo - bồi dưỡng trong các trường đại học sư phạm kỹ thuật; giáo viên thực hành chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, đặc biệt là trình độ kỹ năng nghề chưa cao; đội ngũ giáo viên tuổi đời bình quân dưới 30 tuổi do vậy còn thiếu kinh nghiệm trong chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ quản lý chủ yếu là các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật chuyển từ các doanh nghiệp do vậy, hiệu quả quản lý không cao. Về chương trình đào tạo, Nhà trường đã tổ chức biên soạn trên cơ sở khung chương trình được Tổng cục Dạy nghề Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành, nhưng qua thực tế triển khai, chương trình đào tạo đã bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là về nội dung lạc hậu không phù hợp với thực tiễn. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề đã được UBND tỉnh, Tổng cục dạy nghề quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đồng bộ về kỹ thuật, thiếu về số lượng chưa phải là công nghệ hiện đại tiên tiến. Điều kiện để đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề của Nhà trường còn nhiều bất cập cần phải được từng bước củng cố.

    Kết quả khảo sát của các cơ quan nghiên cứu đã khẳng định: Chất lượng thực hành nghề của người tốt nghiệp ở các trường nghề còn hạn chế. Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao và đây là yêu cầu đặt ra hết sức cấp bách.

    Có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, một trong những biện pháp quan trọng đó là nâng cao chất lượng dạy thực hành trong các trường dạy nghề. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: "Biện pháp quản lý dạy học nhằm nâng cao
    kết quả học thực hành nghề tại Trường Trung cấp nghề Tuyên Quang".


    2. Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Trung cấp nghề Tuyên Quang.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Khách thể nghiên cứu

    Vấn đề tổ chức dạy học thực hành nghề tại trường Trung cấp nghề Tuyên

    Quang.

    3.2. Đối tượng nghiên cứu

    Hoạt động quản lý dạy học thực hành tại Trường Trung cấp nghề Tuyên

    Quang.

    4. Giả thuyết khoa học

    Trong công tác đao tạo nghề, chất lượng tay nghề của người tốt nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong các yếu tố liên quan, các biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề có tầm quan trọng đặc biệt. Do vậy, nếu hoàn thiện các biện pháp quản lý hoạt động thực hành, có sự kiểm soát tốt khâu này, sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến công tác dạy thực hành ở

    trường dạy nghề.

    5.2. Khảo sát đánh giá thực trạng công tác dạy học tại Trường Trung cấp nghề Tuyên Quang.

    5.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao kết quả học thực hành tại Trường

    Trung cấp nghề Tuyên Quang.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận


    Nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết của Đảng cùng với việc nghiên cứu các sách, tài liệu liên quan đến những vấn đề nghiên cứu như: Chất lượng đào tạo, kỹ năng nghề, dạy thực hành, phương pháp dạy thực hành, phương pháp kiểm tra đánh giá để từ đó phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá những vấn đề đó làm cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài.

    6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    Kết hợp nhiều phương pháp như phương pháp điều tra viết, phương pháp quan sát, ngoài ra để khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp được đề xuất còn sử dụng các phương pháp như: Phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê toán học.

    7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

    7.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu

    Đề tài nghiên cứu một số biện pháp quản lý dạy học tại trường Trung cấp nghề Tuyên Quang (Phạm vi hoạt động dạy học thực hành nghề trong chương trình đào tạo).

    7.2. Giới hạn khách thể điều tra

    Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng; các trưởng, phó phòng, khoa tổ chuyên môn và một số cán bộ giáo viên nhà trường; học sinh của trường.

    8. Cấu trúc luận văn

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung gồm 3 chương. Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu; Chương II: Thực trạng công tác quản lý dạy học tại Trường Trung cấp nghề Tuyên Quang; Chương III: Biện pháp quản lý dạy học nhằm nâng cao kết quả học thực hành nghề tại
    Trường Trung cấp nghề Tuyên Quang.

    [charge=450]http://up.4share.vn/f/2d1c14191f1b141c/7LV08_SP_GDHOC(NguyenQuocQuan).pdf.file[/charge]
     
Đang tải...