Luận Văn Biện pháp quản lý đào tạo nghề ở trường trung cấp xây dựng uông bí - quảng ninh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Biện pháp quản lý đào tạo nghề ở trường trung cấp xây dựng uông bí - quảng ninh​
    Information
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU . 1

    Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀ . 7

    1.1. Khái quát về nghiên cứu vấn đề . 7

    1.2. Một số khái niệm cơ bản 9

    1.2.1. Khái niệm quản lí, quản lí giáo dục đào tạo . 9

    1.2.2. Khái niệm nghề, đào tạo nghề . 19

    1.2.3. Quản lí công tác đào tạo nghề 24

    1.2.4. Các yếu tố của quá trình đào tạo nghề 25

    1.2.4.1. Mục tiêu của đào tạo nghề 25

    1.2.4.2. Nội dung của đào tạo nghề . 25

    1.2.4.3. Phương pháp đào tạo nghề 26

    1.2.4.4. Hoạt động dạy nghề và học nghề 26

    1.2.4.5. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nghề 27

    1.2.5. Chất lượng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề . 28

    1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả việc quản lí đào tạo nghề . 34

    1.3.1. Những yếu tố khách quan 34

    1.3.2. Những yếu tố chủ quan. 36

    Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRUỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG UÔNG
    BÍ, QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2006-2009 . 41

    2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh và truờng

    Trung cấp xây dựng Uông Bí . 41

    2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh . 41

    2.1.2. Khái quát về truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh 44

    2.2. Thực trạng công tác quản lí đào tạo nghề ở truờng Trung cấp xây

    dựng Uông Bí, Quảng Ninh 48

    2.2.1. Thực trạng duy trì, ổn định quá trình đào tạo nhằm đảm bảo

    chất lượng đào tạo nghề . 48

    2.2.2. Thực trạng phát triển, đổi mới công tác quản lí đào tạo nghề 52

    2.2.2.1. Về mục tiêu đào tạo . 52

    2.2.2.2. Về nội dung chương trình đào tạo . 54

    2.2.2.3. Về số lượng đội ngũ và trình độ của giáo viên và cán bộ quản lí 55

    2.2.2.4. Về kế hoạch hoá đào tạo 60

    2.2.2.5. Về cơ cấu tổ chức 62

    2.2.2.6. Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo nghề 65

    2.2.2.7. Về kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo 66

    2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lí đào tạo nghề ở truờng Trung

    cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh 66

    2.3.1. Thực trạng công tác quản lí đào tạo nghề và quản lí phát triển đội

    ngũ giáo viên 66

    2.3.2. Về chất lượng đào tạo nghề hiện nay của nhà trường . 77

    Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGHỀ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG UÔNG BÍ, QUẢNG NINH . 84
    3.1. Yêu cầu của các biện pháp đề xuất 84

    3.2. Một số biện pháp quản lí đề xuất 87

    3.2.1. Biện pháp đổi mới quản lí xây dựng phát triển đội ngũ đội

    ngũ giáo viên và cán bộ quản lí 87

    3.2.2. Biện pháp quản lí nhằm huy động các nguồn lực, đầu tư cơ sở

    vật chất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo . 92

    3.2.3. Biện pháp quản lí mục tiêu đào tạo trong xu thế mở rộng qui

    mô đào tạo nghề . 96

    3.2.4. Biện pháp quản lí đổi mới nội dung chương trình đào tạo gắn

    với yêu cầu thực tế sản xuất 98

    3.2.5. Biện pháp quản lí tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá

    kết quả đào tạo nghề 101

    3.2.6. Biện pháp quản lí chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh của học

    sinh 104

    3.2.7. Biện pháp quản lí việc liên kết đào tạo nghề . 107

    3.3. Kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. 110

    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 113

    I. Kết luận 113

    II. Khuyến nghị 116

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU



    1- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Bước sang thế kỷ thứ 21, vấn đề nguồn nhân lực ngày càng trở thành yếu tố quyết định đối với sự phát triển và thịnh vượng của mỗi Quốc gia.
    Việt Nam đang trong thời kỳ đầu của sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên việc đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực thì đào tạo nghề luôn được coi là vấn đề then chốt nhằm tạo ra đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ kiến thức chuyên môn, có kỹ năng và thái độ nghề nghiệp phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng sự biến đổi cơ cấu kinh tế, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động.
    Nghị quyết Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ IX và kết luận Hội nghịlần thứ 6 của BCH Trung ương Đảng khoá IX nhấn mạnh: “ Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [17, tr 40]. Muốn cho sự nghiệp CNH-HĐH thành công, thì điều cốt lõi là phải phát huy tốt nhân tố con người. Bởi lẽ con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, giáo dục là nhân tố chủ yếu để hình thành và phát triển nhân cách con người, là chìa khoá mở cửa vào tương lai, là quốc sách hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
    Nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực, là trách nhiệm chung của toànĐảng, toàn Quân, toàn Dân ta, trong đó vai trò của các Trường chuyên nghiệp, các cơ sở giáo dục đào tạo nghề là rất quan trọng.
    Quảng Ninh là một tỉnh công nghiệp có tiềm năng kinh tế lớn nằmtrong vùng tam giác trọng điểm kinh tế miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng -Quảng Ninh. Do vậy tỉnh Quảng Ninh nói riêng và khu vực Đông Bắc Tổ Quốc nói chung có nhu cầu rất lớn về lực lượng người lao động được đào tạo nghề. Nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Quảng Ninh hiện có một hệ thống đào tạo nghề nghiệp với 19 cơ sở đào tạo ĐH, CĐ, TCCN, TCN bao gồm 01 trường Đại học, 02 phân hiệu Đại học, 02 dự án Đại học, 06 trường Cao đẳng chuyên nghiệp, 02 trường Cao đẳng nghề, 02 trường TCCN,04 trường trung cấp nghề của Trung ương và điạ phương, 17 trung tâmHướng nghiệp, giáo dục thường xuyên và các cơ sở dạy nghề tư nhân ở các huyện, thị xã, thành phố tham gia dạy nghề thuộc các lĩnh vực.
    Truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí là đơn vị trực thuộc Tập Đoàncông nghiệp xây dựng Việt Nam, Trường có trụ sở đóng tại thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Các ngành nghề đào tạo của trường thuộc nhóm ngành xây dựng, cơ khí xây dựng. Trong những năm gần đây do tính chất xã hội hoá giáo dục, trước nhu cầu của cơ chế thị trường và xu thế phát triển của KHCN xây dựng trong nước cũng như hội nhập Quốc tế. Nhà trường đã xác định mục tiêu đào tạo trong chiến lược phát triển của mình để đưa trường từ chỗ là một trường công lập chỉ đào tạo theo kế hoạch Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng trở thành một Trường đa ngành, đa nghề từ đó từng bước chuyển mình để phù hợp với yêu cầu thực tế của xã hội.
    Cơ chế thị trường đã đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng đang đặt ra rất nhiều thách thức đối với mọi vấn đề liên quan đến chất lượng đào tạo của Nhà trường. Điều quan trọng là làm sao để đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng vừa theo kịp, vừa đón đầu, vừa đại trà, vừa mũi nhọn, đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế hội nhập, đủ sức và kịp thời chủ động thích ứng với thị trường lao động, thị trường chất xám, nhất là sức lao động có hàm lượng trí tuệ cao. Đồng thời, phải hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường đối với công tác giáo dục đào tạo nghề.

    Chất lượng giáo dục trong các cơ sở đào tạo nghề hiện nay đang là một “điểm nóng” cần nhiều giải pháp, trong đó giải pháp quản lí tốt quá trình đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo học sinh là rất quan trọng. Bởi, quá trình đào tạo nghề với các khâu của nó nếu được quan tâm thực hiện một cách đồng bộ mới đem lại chất lượng, hiệu quả.
    Những năm qua, mặc dù Trường trung cấp xây dựng Uông Bí đã chú trọng, chủ động quan tâm đến việc duy trì, đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề của Nhà trường còn tồn tại một số vấn đề như quá trình quản lí đào tạo nghề chưa đồng bộ từ mục tiêu, nội dung chương trình, đội ngũ giáo viên, phương pháp đào tạo, điều kiện cơ sở vật chất còn bất cập, hạn chế nên chất lượng đào tạo nghề chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động đa dạng hiện nay của thị trường.
    Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu:" Biện phápquản lí đào tạo nghề ở Truờng trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh " nhằm phân tích để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó và đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho Trường trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh.
    2 - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn công tác quản lí hoạt động đào tạo nghề nói chung, nghiên cứu thực trạng công tác quản lí quá trình đào tạo nghề ở Truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh nói riêng.
    Luận văn đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lí quá trình đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng tay nghề phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.



    3- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU





    3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc quản lí quá trình đào tạo nghề có liên quan đến chất lượng đào tạo trong trường nghề.
    3.2. Khảo sát thực trạng quản lí quá trình đào tạo nghề ở Truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh.
    3.3. Đề xuất các biện pháp quản lí quá trình đào tạo nhằm nâng caochất lượng đào tạo nghề ở Truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh.

    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

    3.1. Đối tượng nghiên cứu:

    Các biện pháp quản lí quá trình đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượngđào tạo.

    3.2. Khách thể nghiên cứu:

    Công tác quản lí quá trình đào tạo nghề ở Trường Trung cấp xây dựngUông Bí, Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2006 đến 2009.

    5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

    Chất lượng đào tạo nghề ở Truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh còn có một số mặt bất cập và hạn chế bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
    Nếu đề xuất được các biện pháp quản lí quá trình đào tạo nghề dựa trên

    những nét đặc thù của Nhà trường, phù hợp với thực tế của tỉnh Quảng Ninh, khu vực Đông Bắc Tổ quốc sẽ góp phần nâng cao được chất lượng đào tạo nghề ở truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh.
    6- GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

    Quá trình đào tạo và nhất là đào tạo nghề có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, song ở đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu việc xây dựng các biện pháp quản lí đào tạo nghề ở các mặt:
    - Quản lí mục tiêu, nội dung chương trình, cơ sở vật chất phục vụ choquá trình đào tạo nghề.

    - Quản lí hoạt động đánh giá kiểm định chất lượng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh.
    7 - CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận

    Phân tích, tổng hợp các Chủ trương, đường lối, Chỉ thị và Nghị quyết của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước, của ngành, của địa phương và các tài liệu khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
    So sánh các kết quả nghiên cứu của những công trình sách, tạp chí, luận án, luận văn trong và ngoài nước liên quan đến đề tài.
    7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    7.2.1. Phương pháp điều tra viết:

    - Sử dụng hai bộ câu hỏi để điều tra: 01 Bộ câu hỏi dành cho cán bộ, giáo viên nhà trường (Phụ lục 1) và 01 Bộ câu hỏi dành cho học sinh đang học nghề ở Truờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh (Phụ lục 2)
    7.2.2. Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn một số cán bộ quản lí,giáo viên có kinh nghiệm để tìm hiểu thực tiễn của nhà trường nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu bằng phương pháp điều tra.
    7.2.3. Phương pháp quan sát: tập trung quan sát cách thức tổchức quản lí của lãnh đạo và cán bộ quản lí các cấp. Quan sát tình hình giảng dạy của giáo viên dạy giỏi, của giáo viên mới vào nghề. Quan sát tình hình học tập của học sinh để nắm bắt thực tế tình hình đang diễn ra ở nhà trường.
    7.2.4. Phương pháp tổng kết, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn củaTruờng Trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh về quản lí đào tạo nghề.

    7.3. Một số phương pháp bổ trợ

    - Phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học, phương pháp ngoại suy, phương pháp so sánh.
    - Phương pháp chuyên gia





    8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

    Luận văn gồm: phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lí đào tạo nghề

    Chương 2: Thực trạng công tác quản lí đào tạo nghề ở trường trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2006 đến 2009
    Chương 3: Phương hướng và một số biện pháp quản lí công tác đào tạo nghề ở trường trung cấp xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...