Thạc Sĩ Biện pháp quản lý của tổ trưởng chuyên môn đối với công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên trư

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Lí do chọn đề tài


    1. Hoạt động dạy học - giáo dục là hoạt động chủ yếu trong nhà trường. Yếu tố quyết định chất lượng hoạt động dạy học là năng lực của người giáo viên. Năng lực dạy học của người giáo viên biểu hiện ở các chuẩn bị, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá. Đặc biệt là năng lực tự nghiên cứu của giáo viên. Năng lực của mỗi giáo viên được thể hiện chủ yếu trong quá trình chuyển hoá sư phạm - quá trình chuyển hoá tri thức khoa học thành tri thức dạy học.

    Để hoạt động dạy học - giáo dục trong trường trung học phổ thông (THPT) đạt chất lượng và hiệu quả, đòi hỏi công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên phải được tiến hành một cách khoa học đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học.

    2. Trong quá trình dạy học 3 yếu tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng. Cùng với quá trình đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa phổ thông là quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Để thực hiện đổi mới phương phương pháp dạy học, ở từng bài giảng đòi hỏi giáo viên phải thiết kế kế hoạch bài giảng theo hướng tích cực cao độ. Công tác xây dựng hồ sơ môn học cần phải được coi trọng bởi đây là biểu hiện cụ thể của người giáo viên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học.

    3. Thực tiễn quản lý hoạt động dạy học tại trường THPT Bình Yên đã cho thấy: đối với những giáo viên tâm huyết với nghề, dạy giỏi rất chú trọng công tác xây dựng hồ sơ môn học. Những giáo viên trình độ chuyên môn yếu, tay nghề chưa cao lại coi nhẹ công tác xây dựng hồ sơ môn học, hoặc có làm để đối phó kiểm tra dẫn đến chất lượng hoạt động dạy học hạn chế.

    4. Hoạt động quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học còn mang nặng tính chất hành chính, chưa đi sâu vào quản lý chất lượng, chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể.

    Từ những lý do nêu trên chúng tôi chọn đề tài: Biện pháp quản lý của tổ trưởng chuyên môn đối với công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên trường trung học phổ thông.



    2. Mục đích nghiên cứu

    Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng chuẩn bị hồ sơ môn học ở trường trung học phổ thông.


    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    - Khách thể nghiên cứu là hoạt động quản lý công tác xây dựng Hồ sơ môn học ở trường Trung học phổ thông Bình Yên, Định Hóa, Thái Nguyên.

    - Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học ở trường trung học phổ thông Bình Yên.


    4. Giả thuyết khoa học

    Nếu có biện pháp quản lý hoạt động xây dựng hồ sơ môn học phù hợp chất lượng hồ sơ môn học được nâng lên góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy học - giáo dục.


    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1. Xây dựng cơ sở lý luận của hoạt động quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên ở trường trung học phổ thông.

    5.2. Thực trạng quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên ở trường THPT Bình Yên.

    5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học ở trường trung học phổ thông.


    6. Phạm vi nghiên cứu

    Tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học của giáo viên THPT, đặc biệt là công tác xây dựng kế hoạch bài giảng (giáo án).


    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1. Nhóm phương pháp lý luận

    Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá;

    hệ thống hoá để xây dựng hệ thống các vấn đề lý luận của đề tài:

    + Lý luận về quản lý dạy học và cơ sở pháp lý của quản lý hoạt động dạy học.

    + Quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học ở trường trung học phổ thông.

    + Xây dựng một số biện pháp quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học.

    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    - Phương pháp điều tra: Phương pháp này được sử dụng để thu thập ý kiến của các đối tượng thông qua việc trưng cầu ý kiến. Nội dung ý kiến trưng cầu là các vấn đề liên quan đến thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

    - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm của các tổ chuyên môn về quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học.

    - Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này dùng khi xin ý kiến của các

    chuyên gia về các vấn đề “đánh giá thực trạng, các biện pháp được đề xuất”.

    7.3. Nhóm phương pháp toán học

    Phương pháp thống kê: Phương pháp này dùng để xử lý các số liệu đã thu thập được.


    8. Cấu trúc luận văn

    Luận văn gồm 3 phần chính: Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Tài liệu

    tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung gồm 3 chương:

    Chương I. Cơ sở lý luận của quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học ở trường trung học phổ thông

    Chương II. Thực trạng quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học ở trường

    Trung học phổ thông Bình Yên - Định Hoá - Thái Nguyên

    Chương III. Đề xuất các biện pháp quản lý công tác xây dựng hồ sơ môn học ở trường trung học phổ thông
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...