Thạc Sĩ Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Thành phố Thá

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài

    MỞ ĐẦU


    Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhằm mục đích dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, vững bước đi lên con đường chủ nghĩa xã hội, phấn đấu năm
    2020 đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp, đó là nhiệm vụ hàng đầu đảm bảo xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đảng ta đã khẳng định: “ Muốn tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi, phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng nhấn mạnh: “ Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Ngành giáo dục đào tạo có một trách nhiệm lớn là đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao về trí tuệ và trình độ tay nghề.
    Là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục mầm non có nhiệm vụ quan trọng là hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một. Muốn đạt được mục tiêu trên, việc đầu tiên cần phải chăm lo phát triển năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên, bởi vì giáo viên là nhân tố quyết định trực tiếp đến quá trình hình thành phát triển nhân cách trẻ.
    Để phát triển giáo dục mầm non một cách bền vững, người giáo viên phải có kiến thức văn hóa cơ bản, phải được trang bị một hệ thống tri thức khoa học nuôi dạy trẻ. Phải có lập trường tư tưởng vững vàng, yêu nghề và mến trẻ, phải nhiệt tình, chu đáo và dễ hòa nhập cùng với trẻ là cơ sở cho việc thực hiện tốt




    chức năng, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Trong quá trình tổ chức, hướng dẫn hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả, đòi hỏi người giáo viên phải có những năng lực sư phạm như: Năng lực thiết kế, năng lực quan sát, năng lực tổ chức và hoạt động sư phạm, năng lực giao tiếp, cảm hóa thuyết phục trẻ, năng lực phân tích đánh giá hoạt động sư phạm, năng lực quản lý nhóm lớp, năng lực tự học. Những năng lực sư phạm này là kết quả của một quá trình học tập, rèn luyện tại trường và tự học tập một cách nghiêm túc, thường xuyên của người giáo viên.
    Để giáo dục mầm non phát triển một cách vững bền, người hiệu trưởng ở các cơ sở cần có tinh thần trách nhiệm cao, năng lực quản lý và tổ chức các mặt hoạt động phù hợp với điều kiện có được của cơ sở giáo dục do mình phụ trách. Người hiệu trưởng có vai trò rất quan trọng đối với vấn đề sống còn của một tổ chức như: Lập kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, tổ chức bộ máy quản lý và chỉ đạo các hoạt động giáo dục xây dựng được một hệ thống các biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên .
    Thực tế cho thấy ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, đội ngũ giáo viên tuy đã được chuẩn hoá về bằng cấp nhưng phương pháp giáo dục trẻ còn gò bó áp đặt, một số giáo viên tuổi đời cao nên ngại đổi mới, các giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ dẫn đến chất lượng chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. Chính bởi vậy, ở mỗi cơ sở giáo dục mầm non, cần thiết phải có được người hiệu trưởng biết cách quản lý chuyên môn phù hợp, chặt chẽ, thông qua các biện pháp quản lý hữu hiệu để từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
    Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên”.




    2. Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý chuyên môn của hiệu trưởng các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên, tiến hành đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với việc nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

    3.1. Đối tượng nghiên cứu

    Các biện pháp quản lý chuyên môn nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên của hiệu trưởng trường mầm non.
    3.2.Khách thể nghiên cứu

    Hoạt động quản lý chuyên môn của người hiệu trưởng trường mầm non

    Thành phố Thái Nguyên.

    4. Giả thuyết khoa học

    Năng lực sư phạm của giáo viên mầm non sẽ được nâng cao đáp ứng với điều kiện thực tiễn đề ra nếu được sự trợ giúp, tác động của một hệ thống các biện pháp quản lý chuyên môn khoa học, hợp lý của người hiệu trưởng.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non .
    5.2. Tìm hiểu, phân tích thực trạng các biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng một số trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.
    5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên .
    6. Phương pháp nghiên cứu

    6.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận




    Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, khái quát hóa, hệ thống hoá để nghiên cứu các vấn đề lý luận về vai trò của giáo viên của hiệu trưởng trường mầm non trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non.
    6.2. Nhóm phương pháp thực tiễn

    - Phương pháp điều tra bằng an két về năng lực sư phạm của giáo viên và các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên.
    - Phương pháp quan sát, dự giờ để đánh giá về năng lực sư phạm giáo viên.

    - Phương pháp nghiên cứu hồ sơ sư phạm của giáo viên.

    - Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên, trẻ mầm non.

    - Phương pháp xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp đề xuất trong công tác quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non.
    - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

    6.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học

    Đề tài sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí các kết quả nghiên cứu thu được.
    7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

    Do thời gian và điều kiện cũng như năng lực nghiên cứu của bản thân, đề tài đi nghiên cứu các biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên.
    Tiến hành nghiên cứu tại các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.

    8. Cấu trúc luận văn

    Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị: Luận văn gồm 3 chương.


    Chương 1. Cơ sở lý luận về các biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên.
    Chương 2. Thực trạng các biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên ở các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên.
    Chương 3. Đề xuất hệ thống các biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên.




    Phần mở đầu



    1. Lý do chọn đề tài .1


    2. Mục đích nghiên cứu 3


    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3


    4. Giả thuyết khoa học 3


    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3


    6. Phương pháp nghiên cứu .4


    7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .4


    8. Cấu trúc luận văn 5


    Phần nội dung

    Chương 1. Cơ sở lý luận về các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao
    năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

    1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu của đề tài .6


    1.2. Một số khái niệm cơ bản .7


    1.2.1. Khái niệm về quản lý .7


    1.2.2 Khái niệm quản lý giáo dục .8


    1.2.3. Khái niệm về quản lý trường học 8


    1.2.4. Khái niệm quản lý trường mầm non .9



    1.3. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng, giáo viên trong trường

    MN .12


    1.3.1. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng trong trường MN .13


    1.3.1.1. Vai trò của hiệu trưởng trong trườn mầm non .13


    1.3.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của người hiệu trưởng . 14

    1.3.2. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên trong trường MN . 14


    1.3.2.1. Vai trò của giáo viên mầm non . 15

    1.3.2.2.Nhiệm vụ của giáo viên MN 15

    1.3.2.3. Quyền hạn của giáo viên MN 16


    1.3.3. Các yêu cầu đối với giáo viên MN 16

    1.3.3.1. Yêu cầu về lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống . 16

    1.3.3.2. Các yêu cầu thuộc về lĩnh vực kiến thứcông tác công đoàn phối hợp

    với chuyên môn 17

    1. 3.3.3. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm .17

    1.4. Biện pháp quản lí chuyên môn của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư


    phạm cho giáo viên mầm non .18


    1.4.1. Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn và kế hoạch

    nhóm lớp . 20
    1.4.2. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình giáo dục trẻ .21
    1.4.3. Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học . .24



    1.4.4. Hiệu trưởng chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn . 25
    1.4.5. Hiệu trưởng chỉ đạo kiểm tra, đánh giá giáo viên 26
    1.4.6. Hiệu trưởng chỉ đạo tạo môi trường, động lực để thúc đẩy giáo viên 27
    Kết luận chương 1 .28


    Chương 2. Thực trạng các biện pháp quản lý chuyên môn của hiệu trưởng nhằm

    nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non thành phố Thái Nguyên



    2.1. Khái quát chung về thực trạng cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên mầm non

    Thành phố Thái Nguyên .29


    2.1.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội tại Thành phố Thái Nguyên . 29

    2.1.1.1. Đặc điểm địa lý – dân số .29

    2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 29

    2.1.2 Thục trạng giáo dục mầm non thành phố .30

    2.1.3 Tình hình đội ngũ cán bộ quản lí và độ ngũ giáo viên mầm non Thành phố

    Thái Nguyên .33

    2.1.3.1 Về đội ngũ cán bộ quản lú ở các trường mầm non Thành phố Thái

    Nguyên 33

    2.1.3.2 Về đội ngũ giáo viên mầm non ở các trường mầm non Thành phố

    Thái Nguyên 35

    2.2. Nhận thức của hiệu trưởng và giáo viên về vai trò và tầm quan trọng của công

    tác nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên MN 38

    2.3. Thực trạng các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư

    phạm cho giáo viên 39

    2.3.1. Thực trạng chỉ đạo xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ và kế hoạch của giáo viên. 40



    2.3.2. Thực trạng chỉ đạo thực hiện chương trình chăm sóc GD trẻ 42
    2.3.3. Thực trạng về việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học .46

    2.3.4. Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên .48

    2.3.5. Thực trạng việc chỉ đạo kiểm tra, đánh giá giáo viên 50

    2.3.6. Thực trạng việc chỉ đạo tạo môi trường và động lực để thúc đẩy giáo viên

    phát huy năng lực sư phạm của bản thân 52

    2.4. Kết quả khảo sát thực trạng mức độ nhận thức của một số biện pháp chỉ đạo nhằm

    nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên .54

    2.4.1. Kết quả khảo sát thực trạng mức độ nhận thức của một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non 55
    2.4.2 Kết quả khảo sát mức độ thực hiện của một số biện pháp quản lý nhằm

    nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non 56

    2.4.3 So sánh kết quả giữa mức độ nhận thức với mức độ thực hiện .58

    2.4.5 Nguyên nhân dẫn đến sự thành công và tồn tại của các biện pháp trên

    2.4.5.1 Nguyên nhân dẫn đến sự thành công .60

    2.4.5.2 Nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại .61

    2.4.5.3 Nguyên nhân của những mặt tồn tại 62

    Kết luận chương 2 63


    Chương 3. Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

    3.1 Các căn cứ xây dựng các biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường

    MN 64

    3.1.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp . . 64

    3.1.3. Những yêu cầu xây dựng các biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực sư

    phạm cho giáo viên mầm non .65



    3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên 66
    3.2.1. Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non 66
    3.2.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp 67

    3.2.1.2. Mục đích của biện pháp 67

    3.2.1.3. Nội dung thực hiện .68

    3.2.1.4. Quy trình thực hiện biện pháp .68

    3.2.1.5. Điều kiện thực hiện biện pháp .69

    3.2.2. Biện pháp 2. Tăng cường công tác bồi dưỡng cho giáo viên 69

    3.2.2.1: Cơ sở đề xuất biện pháp .70

    3.2.2.2. Mục đích của biện pháp 70

    3.2.2.3. Nội dung thực hiện .70

    3.2.2.4. Quy trình thực hiện biện pháp .71

    3.2.2.5. Điều kiện để thực hiện biện pháp .73

    3.2.3. Biện pháp 3. Tăng cường quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch chăm

    sóc giáo dục trẻ của đội ngũ giáo viên 73

    3.2.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp 74

    3.2.3.2. Mục đích biện pháp 74

    3.2.3.3. Nội dung thực hiện .74

    3.2.3.4. Quy trình thực hiện biện pháp .76

    3.2.3.5. Điều kiện thực hiện biện pháp .77

    3.2.4. Biện pháp 4. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên

    3.2.4.1. Cơ sở đề xuất biện pháp .78

    3.2.4.2. Mục đích của biện pháp 79



    3.2.4.3. Nội dung thực hiện 79

    3.2.4.4. Quy trình thực hiện biện pháp .79

    3.2.4.5. Điều kiện thực hiện biện pháp .80

    3.2.5. Biện pháp 5. Tạo môi trường thuận lợi và tạo động lực thúc đẩy giáo viên phát huy năng lực sư phạm của mình .81
    3.2.5.1. Cơ sở đề xuất biện pháp 81

    3.2.5.2. Mục đích của biện pháp 81

    3.2.5.3. Nội dung thực hiện .81

    3.2.5.4. Quy trình thực hiện .82

    3.2.5.5. Điều kiện thực hiện biện pháp 83

    3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý nhằm

    nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên mầm non Thành phố Thái Nguyên

    Kết luận và khuyến nghị 85

    1. Kết luận .85


    2. Khuyến nghị 86


    2.1. Đối với Sở giáo dục và đào tao tỉnh Thái Nguyên 86

    2.2. Đối với phòng giáo dục và đào tao tỉnh Thái Nguyên 86

    2.3. Đối với các cơ sở giáo dục mầm non .86
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...