Tiểu Luận Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường trung học phổ thông h

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường trung học phổ thông huyện Đơn Dương - Lâm Đồng

    MỞ ĐẦU
    1. Lư do chọn đề tài
    Nhân loại ngày nay đang chứng kiến một sự đổi thay mănh liệt. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đă và đang tác động vào mọi mặt của đời sống tinh thần của xă hội. Sự đồng nhất văn hóa đâu đó đang diễn ra một cách âm thầm nhưng mạnh mẽ, đặc biệt là văn hóa ngôn ngữ. Điều đó đă khiến tất cả các quốc gia đều phải nh́n nhận lại vai tṛ của giáo dục trong niên đại mới, niên đại của nền kinh tế tri thức. Giáo dục hôm nay đă trở thành một bộ phận đặc biệt của cấu trúc hạ tầng xă hội, là tiền đề cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc pḥng và an ninh, trong đó phát triển con người được xem như là mục tiêu và cũng là động lực cho mọi sự phát triển.
    Xác định về mục tiêu đào tạo lực lượng lao động thế hệ mới nói chung và thanh niên nói riêng, Nghị quyết số 25-NQ/TW, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về “Tăng cường sự lănh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, ban hành ngày 25 tháng 7 năm 2008 chỉ rơ: “ H́nh thành một lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; phấn đấu cho mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xă hội công bằng, dân chủ, văn minh"; góp phần to lớn vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xă hội chủ nghĩa, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới. Đảng, Nhà nước và toàn xă hội chăm lo, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; được học tập, có việc làm, nâng cao thu nhập, có đời sống văn hoá, tinh thần lành mạnh” [4, tr.3]. H́nh ảnh người công dân Việt Nam mới không những có tŕnh độ học vấn cao, năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng cao với những thay đổi của cuộc sống mà c̣n phải biết sử dụng những phương tiện công nghệ mới và ngoại ngữ, trong đó, tiếng Anh được xem như là ngoại ngữ phổ biến nhất, là công cụ và phương tiện không thể thiếu cho mỗi người xâm nhập vào thương mại quốc tế và giao lưu văn hóa
    Nhận thức về tầm quan trọng của tiếng Anh, đặc biệt khi nước ta gia nhập
    vào tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Chính phủ đặt ra mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nâng cao kiến thức, năng lực quản lư điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước. Để đạt mục tiêu đó, ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đă thông qua Quyết định số 1400 về phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”, trong đó nêu rơ mục tiêu chung là: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương tŕnh dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, tŕnh độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rơ rệt về tŕnh độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [33, tr.2]. Từ đó cho thấy, để Việt Nam có thể đi tắt, đón đầu, vươn tới tầm cao về khoa học công nghệ trong thời kỳ bùng nổ thông tin hiện nay và tiến nhanh trên con đường CNH-HĐH, con đường hiệu quả nhất là đầu tư, phát triển giáo dục và lực lượng lao động phải biết ngoại ngữ.
    Đối với bộ môn tiếng Anh, được áp dụng chương tŕnh thay SGK đại trà từ năm học 2006-2007 cho học sinh THPT, đến nay các trường THPT ở Huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng đă đạt một số thành tựu nhất định, cụ thể như sau :
    - Nội dung chương tŕnh SGK tiếng Anh THPT đảm bảo tính thiết thực, phù hợp với xu thế thời đại nên gây được sự hứng thú học tập của HS.
    - Đảm bảo cơ cấu số lượng GV tiếng Anh, 100% đạt tŕnh độ chuẩn trở lên. Đội ngũ giảng dạy khá trẻ nên nhiệt t́nh trong công tác.
    - Cùng với việc thay SGK và đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực lấy HS làm trung tâm, phương pháp dạy học tiếng Anh của GV ngày càng đa dạng, phong phú và có ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
    - Chất lượng dạy học tiếng Anh ngày một cải thiện.
    Tuy nhiên, do nội dung chương tŕnh c̣n mang tính mới mẻ nên việc dạy học tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn Dương c̣n một số bất cập sau :
    - Hiệu quả giảng dạy tiếng Anh chưa cao mặc dù quy mô trường lớp cũng như đội ngũ giảng dạy tiếng Anh đă phát triển một bậc so với trước đây. Về phía HS, mặc dù được rèn luyện thường xuyên và đồng bộ 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết nhưng khi học hết chương tŕnh mỗi lớp học, các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của các em c̣n rất yếu, dẫn đến thiếu sự tự tin.
    - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự bất cập trên. Một là v́ nội dung chương tŕnh tiếng Anh THPT c̣n mới nên GV chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy. Hai là quá tŕnh QL, tổ chức các hoạt động dạy và học tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn Dương hiện nay c̣n hạn chế, không đồng bộ, chưa thống nhất. Ba là hầu hết CBQL ở các trường không có chuyên môn tiếng Anh hoặc tŕnh độ tiếng Anh chưa đáp ứng yêu cầu QL.
    Để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn Dương nhằm đáp ứng những yêu cầu của xă hội hiện nay về tŕnh độ sử dụng tiếng Anh của lực lượng lao động, nhất thiết phải nh́n nhận lại những yếu kém, bất cập trong khâu QL các hoạt động dạy và học bộ môn này, qua đó đề xuất những biện pháp thiết thực hơn nữa trong công tác QL. Với những lư do đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Biện pháp quản lư của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường trung học phổ thông huyện Đơn Dương - Lâm Đồng”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lư luận về công tác quản lư của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tiếng Anh và thực trạng QL dạy học tiếng Anh ở các trường thuộc phạm vi nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp QL nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn Dương - Lâm Đồng.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu:
    Hoạt động dạy và học tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn Dương -Lâm Đồng.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu:
    Biện pháp QL của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy và học tiếng Anh ở trường THPT.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    4.1. Nghiên cứu cơ sở lư luận của đề tài nêu trên, bao gồm: Lư luận về QL, QLGD, QLDH, hoạt động dạy và học tiếng Anh, biện pháp quản lư dạy học tiếng Anh.
    4.2. Nghiên cứu thực trạng công tác QL dạy và học tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn Dương - Lâm Đồng
    4.3. Trên cơ sở đó, bổ sung và hoàn thiện các biện pháp QL dạy học tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn Dương - Lâm Đồng
    5. Giả thuyết khoa học
    Thực hiện chương tŕnh thay SGK tiếng Anh THPT và đổi mới phương pháp dạy học từ năm học 2006-2007, công tác QL dạy học tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn Dương - Lâm Đồng đă có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều bất cập do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động vào hoạt động này, trong đó có công tác QL nói chung và QL hoạt động dạy học tiếng Anh nói riêng. Nếu bổ sung, hoàn thiện các biện pháp QL của hiệu trưởng đối với hoạt động này một cách hợp lư và thiết thực th́ sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn Dương - Lâm Đồng.
    6. Phạm vi nghiên cứu đề tài
    6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu các hoạt động QL của
    hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THPT
    6.2. Địa bàn nghiên cứu: Các trường THPT Huyện Đơn Dương - Lâm Đồng
    6.3. Khách thể điều tra:
    - CBQL, GV, HS các trường THPT trên địa bàn nghiên cứu, bao gồm:
    - 5 Hiệu trưởng, 8 Phó hiệu trưởng, 5 tổ trưởng chuyên môn
    - 5 Hiệu trưởng trường THCS trong huyện
    - 30 GV tiếng Anh
    - 50 học sinh
    - 7 Chuyên viên Pḥng Giáo dục huyện Đơn Dương - Lâm Đồng.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    Nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ nghiên cứu trong phạm vi giới hạn đề tài nêu trên, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
    7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lư luận, bao gồm:
    7.1.1. Phương pháp nghiên cứu lư thuyết
    7.1.2. Phương pháp tổng hợp tài liệu và các văn bản có liên quan nhằm khái quát hóa các vấn đề nghiên cứu thành lư luận QL hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THPT
    7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    7.2.1 Phương pháp điều tra viết
    Xây dựng hệ thống các câu hỏi, các phiếu trưng cầu ư kiến dành cho CBQL, giáo viên tiếng Anh và học sinh về các biện pháp QL hoạt động dạy học tiếng Anh.
    7.2.2 Phương pháp phỏng vấn
    Sử dụng các loại câu hỏi để hỏi trực tiếp CBQL, giáo viên và học sinh về các vấn đề có liên quan đến đề tài.
    7.2.3 Phương pháp quan sát
    Quan sát các hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn nghiên cứu nhằm đưa ra những kết luận về thực trạng.
    7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
    7.2.5 Phương pháp chuyên gia
    Xin ư kiến của các chuyên gia về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn Dương - Lâm Đồng.
    7.2.6 Phương pháp thống kê toán học
    Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lư các kết quả nghiên cứu nhằm đảm bảo tính khoa học và khách quan về các số liệu nghiên cứu.
    7.2.7 Phương pháp khảo nghiệm
    Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
    8. Cấu trúc luận văn
    - Phần mở đầu
    - Chương 1: Cơ sở lư luận về QL hoạt động dạy học tiếng Anh THPT
    - Chương 2: Thực trạng QL hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THPT của huyện Đơn Dương - Lâm Đồng
    - Chương 3: Đề xuất các biện pháp quản lư hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THPT huyện Đơn Dương - Lâm Đồng
    - Kết luận và khuyến nghị
    - Danh mục tài liệu tham khảo
    - Phụ lục
    9. Nét mới của đề tài
    Làm sáng tỏ thực trạng công tác QL hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THPT của huyện Đơn Dương - Lâm Đồng, từ đó bổ sung và hoàn thiện các biện pháp QL góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường trong địa phương.

    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LƯ LUẬN VỀ QUẢN LƯ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
    TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
    1.1. VÀI NÉT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
    Lịch sử phát triển của loài người đă chứng minh rằng, giáo dục là nền tảng của khoa học và kỹ thuật. Chỉ có giáo dục mới có khả năng giúp con người cải tạo thế giới, đem lại sự phát triển và thịnh vượng cho toàn nhân loại mà biểu hiện của nó là sự phát triển của CNTT và nền kinh tế tri thức trong thế kỷ XXI. Chính v́ vậy, dạy học và QL dạy học luôn luôn được quan tâm ở bất cứ thời đại nào. Từ thời cổ đại đă có những nhà giáo dục vĩ đại mà quan điểm của họ về giáo dục và QL đến nay vẫn c̣n là những bài học quư giá cho thế hệ sau. Tiêu biểu trong số đó có Khổng Tử (280-479 TCN). Nói về lối chính giáo, Ông khẳng định: “ chỉ có ba chữ “thứ, phú, giáo” mà đường lối công việc nhà chính trị không thiếu một tí ǵ: Đă thứ, tất phải thêm phú; đă phú, tất phải thêm vào giáo. Người có quyền chính trị, hết sức ở các việc nuôi dân thời dân mới được thứ và phú, hết sức vào việc dạy dân thời kết quả của việc “phú, thứ” mới được thập phần viên măn. Dân đông nhiều mà biết thương yêu nhau, dân giàu có mà biết giữ lễ, nghĩa, liêm, sĩ, chỉ duy dân ở nước có giáo dục mà thôi ” [6, tr. 123]. Đặt vấn đề về QL, Ông đề cao nhân trị, Nhân trị là Đức trị.
    Ở phương Tây cổ đại cũng có nhiều nhà triết học quan tâm đến vấn đề QL. Tiêu biểu trong số đó có Socrate (thế kỷ IV-III tr.CN), Platon (427-347 tr.CN). Ông cho rằng, muốn cai trị nước phải biết đoàn kết dân lại và phải v́ dân. Tiêu chuẩn của người đứng đầu phải là người ham hiểu biết, trung thực, tự chủ, điều độ, ít tham vọng về vật chất và phải được đào tạo kỹ lưỡng.
    Thời kỳ cận đại chứng kiến sự bùng nổ của các nhà nghiên cứu khoa học QL và làm cho nó ngày càng hoàn thiện, tiêu biểu có Chales H.Fayol (1841-1925), Elton Mayor (1850-1947). Được mệnh danh “Ông tổ của nền sư phạm cận đại ”, J.A. Cômenski, người đă đặt nền móng cho lư luận dạy học tiến tiến, đă trở thành nhà thiên tài lỗi lạc về giáo dục của mọi thời đại. Những quan điểm, tư tưởng về xă hội, về giáo dục, về tự do, b́nh đẳng, nhân văn và ḥa b́nh .của ông vẫn c̣n nguyên giá trị và tính thuyết phục rất cao cho chúng ta hôm nay.
    Ở Việt Nam, các t­ư tư­ởng về QL cũng đă xuất hiện từ lâu và được các nhà QL nghiên cứu xây dựng theo hướng ngày càng hoàn thiện. Thời tiền Lê t­ư tưởng QL h­ướng vào pháp trị; thời nhà Lư hư­ớng vào đức trị; thời hậu Lê hướng vào cả đức trị và pháp trị. Giáo sư Vũ Khiêu đă nhận xét về đường lối pháp trị của triều đại Lê Thánh Tông như sau: “ .có thể nói đó là thời kỳ kết hợp hài ḥa giữa đức trị và pháp trị ở đỉnh cao của văn hóa dân tộc”. [19, tr.33] .
    Nói đến giáo dục Việt Nam không thể không nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969), một trong những danh nhân văn hóa kiệt xuất của nhân loại. Kế thừa và phát huy tinh hoa tư tưởng giáo dục tiên tiến với truyền thống văn hóa quư báu của nhân loại, đồng thời vận dụng sáng tạo phương pháp luận của chủ nghĩa Mac – Lenin, Người đă để lại cho chúng ta một kho báu về những lư luận về vai tṛ của giáo dục, định hướng phát triển giáo dục, vai tṛ của QL và QLGD làm nền tảng cho nền lư luận giáo dục Cách mạng Việt Nam.
    Nến giáo dục hiện đại Việt Nam c̣n chứng kiến sự xuất hiện của nhiều nhà giáo dục với những công tŕnh nghiên cứu, giáo tŕnh, xă luận về tổ chức QL quá tŕnh giáo dục như Phạm Minh Hạc, Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Đặng Bá Lăm, Nguyễn Gia Quư, Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền .đă thể hiện được bản chất của hoạt động QL, QLGD, những định hướng phát triển giáo dục Việt Nam đương đại
    Dạy và học là một trong những hoạt động trọng tâm của nhà trường. Do tính chất quyết định của nó đối với sự thành bại của nhà trường nên việc QL hoạt động dạy học đóng vai tṛ rất quan trọng trong công tác QL nhà trường. Đối với môn ngoại ngữ, các trường phổ thông của Việt Nam tập trung vào tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung và tiếng Pháp, trong đó tiếng Anh chiếm hơn 90% số lượng học sinh theo học. Đây là môn học có nhiều tiết học trong tuần (3 tiết/tuần), là một trong ba môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc. Bên cạnh đó, Ngành giáo dục cũng đă đầu tư rất lớn về CSVC, thiết bị dạy học ngoại ngữ, biên soạn lại nội dung chương tŕnh cho phù hợp với t́nh h́nh xă hội mới. Điều đó chứng tỏ Nhà nước rất quan tâm, chú trọng đến bộ môn ngoại ngữ. Đối với học sinh, sinh viên Việt Nam, ngoại ngữ có một ư nghĩa đặc biệt v́ nước ta đang trong bối cảnh hợp tác, quan hệ, hội nhập quốc tế ngày càng rộng mở. Biết ngoại ngữ không những để vượt qua các kỳ thi bắt buộc, để đáp ứng yêu cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật cao với các quy tŕnh công nghệ thường xuyên được đổi mới, mà c̣n là một năng lực cần thiết đối với người Việt Nam hiện đại. Gần đây có một số đề tài nghiên cứu công tác QL hoạt động dạy học tiếng Anh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn này trong nhà trường, có thể nêu ra một số tác giả và đề tài sau:
    - Đổi mới biện pháp quản lư dạy học của trung tâm ngoại ngữ Học viện C.T.Q.G Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Thiện Chí, trường Đại học sư phạm Hà Nội (năm 2006).
    - Một số biện pháp quản lư hoạt động dạy học ngoại ngữ của chủ nhiệm bộ môn trường Cao đẳng sư phạm trung ương của tác giả Bùi Phi Yến, trường Đại học sư phạm Hà Nội (năm 2006).
    - Biện pháp quản lư hoạt động dạy học tiếng Anh của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở quận Hoàn Kiếm – Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Mai Anh, trường Đại học sư phạm Hà Nội (năm 2007).
    Các công tŕnh nghiên cứu trên đă góp phần nêu bật được những tồn tại, khó khăn và bất cập về nội dung chương tŕnh, phương pháp dạy học tiếng Anh và cả QL dạy học tiếng Anh hiện nay. Các công tŕnh trên cũng đă đề xuất được nhiều biện pháp QL dạy học tiếng Anh hiệu quả và thiết thực. Tuy nhiên, do nội dung chương tŕnh tiếng Anh THPT chỉ mới được thực hiện nên chưa có một công tŕnh nghiên cứu nào đi sâu vào QL dạy học tiếng Anh THPT hiện nay. Chính v́ vậy, việc nghiên cứu công tác QL hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THPT ngày càng trở nên cấp thiết.
    1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LƯ NHÀ TRƯỜNG VÀ QUẢN LƯ DẠY HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
    1.2.1. Quản lư
    1.2.1.1. Khái niệm
    Quản lư (management) là một dạng lao động đặc thù của xă hội. Hoạt động QL xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, tồn tại và phát triển theo sự phát triển chung của xă hội. Trong hoạt động của bất cứ tổ chức xă hội nào, hoạt động QL mang tính chất quyết định đến sự thành bại của tổ chức đó. Chính v́ lư do đó mà hoạt động QL từ lâu đă trở thành khoa học: Khoa học về QL.
    Tùy vào những cách tiếp cận khác nhau mà có nhiều quan niệm khác nhau về QL. Quan điểm về của các học giả trên thế giới về QL như sau:
    - Theo quan niệm truyền thống, QL là quá tŕnh tác động có ư thức của chủ thể vào một bộ máy (đối tượng QL) bằng cách vạch ra mục tiêu cho bộ máy, t́m kiếm các biện pháp tác động để bộ máy đạt tới mục tiêu xác định. [38]
    - C. Mác đă lột tả bản chất của QL là nhằm thiết lập sự phối hợp giữa những công việc cá nhân và thực hiện những chức năng chung, nảy sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động riêng lẻ của nó. Một người chơi vĩ cầm riêng lẻ tự điều khiển ḿnh, c̣n dàn nhạc th́ cần người chỉ huy. Như vậy, theo C. Mác, QL là loại lao động để điều khiển mọi quá tŕnh lao động phát triển xă hội. [10]
    - Theo tiếp cận hệ thống, QL là sự tác động của chủ thể QL đến khách thể QL nhằm tổ chức phối hợp hoạt động của con người trong các quá tŕnh sản xuất xă hội để đạt được mục đích nhất định.
    - Tác giả H. Koontz (Mỹ) th́: “Quản lư là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực cá nhân để đạt được mục đích của nhóm (tổ chức), mục tiêu của quản lư là h́nh thành một môi trường trong đó con người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất măn cá nhân ít nhất”. [9, tr. 12]
    Các nhà khoa học ở Việt Nam cũng có những quan điểm riêng về QL. Trong Tiếng Việt, “quản” tức là cai quản, giữ ǵn, duy tŕ, chăm sóc, thống trị, theo dơi; “lư” là sự sắp xếp, đổi mới, đưa tổ chức phát triển một cách hợp lư. “Lư” nâng cao hiệu quả hoạt động của “quản”. Nếu người QL chỉ lo “quản” mà không màng đến “lư” th́ tổ chức sẽ tŕ trệ, c̣n chỉ lo đến “lư” mà không quan tâm đến “quản” th́ tổ chức sẽ không được đặt trên một nền tảng ổn định, bền vững. Từ cách hiểu đó, có một số định nghĩa như sau:
    - Giáo sư Đặng Vũ Hoạt và giáo sư Hà Thế Ngữ cho rằng : “Quản lư là một quá tŕnh định hướng, quá tŕnh có mục tiêu, quản lư một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định”.
    - Tác giả Nguyễn Ngọc Quang định nghĩa: “Quản lư là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lư đến tập thể những người lao động nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến”. [31]
    - Theo PGS. TS Trần Quốc Thành th́ “Quản lư là sự tác động có ư thức của chủ thể quản lư để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá tŕnh xă hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ư chí nhà quản lư, phù hợp với quy luật khách quan”. [38]
     
Đang tải...