Luận Văn Biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục mầm non tỉnh Nam Định

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục mầm non tỉnh Nam Định​
    Information

    Mở đầu

    1. Lý do chọn đề tài
    Mục tiêu của giáo dục nước ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp nhằm hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ, có đạo đức, lý tưởng; có kiến thức – tư duy và trí tuệ, là người làm chủ tương lai. Muốn đạt được mục tiêu trên thì phải bắt đầu từ việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
    Nhận thức được tầm quan trọng của Xã hội hoá giáo dục và XHH giáo dục mầm non, Đảng và Nhà nước đã ban hành một số văn bản chỉ đạo thực hiện chủ trương Xã hội hoá giáo dụcThực tiễn về giáo dục mầm non và quản lý giáo dục mầm non ở Nam Định đã đạt những kết quả nhất định, trong đó công tác quản lý thực hiện XHH giáo dục có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, giáo dục mầm non tỉnh Nam Định còn gặp khó khăn, hạn chế. Việc thực hiện các chủ trương, chính sách XHHGD còn chung chung, chưa khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để các lực lượng trong Xã hội tham gia phát triển GDMN. Việc xây dựng, bổ sung các văn bản chỉ đạo XHH giáo dục mầm non chưa kịp thời. Việc quản lý các nguồn lực đầu tư cho GDMN chưa thống nhất. Vì vậy, công tác XHH giáo dục mầm non chưa phát huy tối đa tác dụng.
    Để tiếp tục thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của UBND tỉnh Nam Định về XHH giáo dục mầm non, chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý công tác Xã hội hoá giáo dục mầm non tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay”, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục mầm non tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý và thực trạng việc quản lý công tác Xã hội hoá giáo dục mầm non, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý công tác XHH nhằm phát triển GDMN tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
    3. khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác XHH giáo dục mầm non ở tỉnh Nam Định
    3.2. Đối tượng nghiên cứu: Những biện pháp quản lý của cấp uỷ, chính quyền các cấp, ngành Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức Xã hội về công tác XHH giáo dục nhằm phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Nam Định.

    4. Giả thuyết khoa học
    Công tác XHH giáo dục mầm non ở tỉnh Nam Định hiện nay đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, vẫn còn hạn chế trong công tác quản lý. Nếu thực hiện có kết quả một số biện pháp quản lý công tác XHH giáo dục mầm non mà chúng tôi đề xuất trong luận văn này, thì giáo dục mầm non của tỉnh Nam Định nhất định sẽ phát triển hơn.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác XHH GD mầm non.
    5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý công tác XHH giáo dục Mầm non tỉnh Nam Định .
    5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả công tác XHH giáo dục mầm non tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
    6. Phạm vi nghiên cứu
    Trong điều kiện về thời gian và khả năng, đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý công tác XHH giáo dục mầm non tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay. Đi sâu vào các lĩnh vực: nhận thức về XHH giáo dục mầm non; sự phối hợp và cộng đồng trách nhiệm; cơ chế chính sách để phát triển giáo dục mầm non tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện nhiệm vụ đề tài, chúng tôi tiến hành 3 nhóm phương pháp sau:
    7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
    7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    7.3. Phương pháp thống kê toán học
    7.4. Phương pháp chuyên gia
    8. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn đơợc chia làm ba chươơng:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác Xã hội hoá giáo dục mầm non (31 trang, từ trang 05 đến trang 35).
    Chương 2: Thực trạng quản lý công tác Xã hội hoá giáo dục mầm non tỉnh Nam Định (31 trang, từ trang 36 đến trang 66).
    Chương 3: Biện pháp quản lý công tác Xã hội hoá giáo dục mầm non tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay (26 trang, từ trang 67 đến trang 92)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...